Địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 53)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1Địa điểm nghiên cứu

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý, địa hình

Thành phố Thái Bình là tỉnh lỵ của tỉnh Thái Bình, đồng thời cũng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là động lực chủ đạo trong phát triển kinh tế xã hội và đô thị hóa của toàn tỉnh.

Thành phố Thái Bình nằm ở phía tây nam tỉnh, nằm 2 bên bờ sông Trà Lý. Cách thủ đô Hà Nội 110km về phía tây bắc theo Quốc lộ 10, Quốc lộ 1 và 118 km theo đường thủy sông Hồng, cách thành phố Nam Định 20 km về phía tây, cách thành phố Hải Phòng 70km về phía đông bắc theo Quốc lộ 10, cách thành phố Hưng Yên 40 km về phía tây bắc theo Quốc lộ 39.

Thành phố là đầu mối giao thông thủy bộ, có vị trí chiến lược quan trọng , thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong tỉnh và với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng, như Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh….

Trên địa bàn thành phố có sông Trà Lý (một nhánh của sông Hồng ), thông ra biển Đông, qua cửa Trà Lý , tạo thành hệ thống giao thông đường thủy Thái Bình với Hà Nội và các tỉnh phía bắc ;về đường bộ , có Quốc lộ 10 và Quốc lộ 39 và 2 tỉnh lộ ( tỉnh lộ 454 và 39B cũ) chạy qua.

Thành phố Thái Bình có tổng diện tích tự nhiên (ở thời điểm 12-2014) là 6.806,13 ha , có giáp giới như sau:

- Phía Đông giáp huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình - Phía tây và phía nam giáp huyện Vũ Thư

- Phía bắc giáp huyện Đông Hưng

Thành phố Thái Bình có 19 đơn vị hành chính, gồm 10 phường nội thành và 9 xã ngoại thành.

Khu vực nội thành, gồm 10 phường: Lê Hồng Phong, Bồ Xuyên, Đề Thám, Kỳ Bá, Quang Trung, Phú Khánh, Tiền Phong, Trần Lãm, Hoàng Diệu, Trần Hưng Đạo.

Khu vực ngoại thành, gồm 9 xã: Đông Hòa, Đông Thọ, Đông Mỹ, Tân Bình, Phú Xuân, Vũ Phúc, Vũ Lạc, Vũ Đông, Vũ Chính.

Thành phố Thái Bình thuộc vùng Châu thổ đồng bằng sông Hồng, cấu trúc địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% , cao độ nền phổ biến từ 1 – 2 m so với mặt nước biển, địa hình có hướng cao dần từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây và được phân thành 2 khu vực bởi sông Trà Lý:

- Khu vực phía Bắc sông Trà Lý: là khu đất được hình thành sớm, chịu ảnh hưởng của phù sa sông Thái Bình, độ chia cắt phức tạp hơn, đây là vùng có địa hình tương đối thấp, độ cao khoảng 0,6 m và mật độ ao hồ dày đặc.

- Khu vực phía Nam sông Trà Lý: đại hình tương đối bằng phẳng, cao hơn khu vực phía Bắc khoảng 1,5 m.

Trong thực tế, từng khu vực cũng có độ chia cắt hình thành những tiểu vùng khác nhau về độ cao, thấp tạo nên vùng thâm canh tăng vụ, bố trí cây trồng và hệ thống thuỷ lợi có thuận lợi và những hạn chế nhất định. Nhìn chung địa hình, địa mạo tương đối bằng phẳng, sự chia cắt ít, đất đai được hình thành do phù sa của sông Hồng, sông Luộc, sông Trà Lý do đó khá thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa nước.

Với vị trí địa lý, địa hình trên, thành phố Thái Bình có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong các lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ,thương mại - dịch vụ - du lịch, nông nghiệp v.v. .Và đang vươn lên, trở thành một trong những đô thị trung tâm của khu vực vùng nam đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Bắc Bộ (TU - HĐND – UBND TPTB, 2016).

3.1.1.2. Môi trường

a, Hiện trạng môi trường nước

- Nước mặt: nguồn nước lục địa mặt thành phố bao gồm nước mặt trong các sông lớn, hệ thống sông nội đồng và trong hệ thống ao hồ.

Nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa trên địa bàn thành phố chủ yếu do hoạt động xả thải từ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý và xử lý chưa đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn cho phép vào hệ thống sông nội đồng sau đó chảy ra các sông lớn.

Theo báo cáo kết quả quan trắc môi trường tự nhiên năm 2016 của Trung tâm quan trắc tài nguyên môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái

Bình cho thấy môi trường nước ngầm bước đầu có dấu hiệu ô nhiễm nhẹ. Việc khai thác nguồn nước ngầm thiếu quy hoạch, không kiểm soát sẽ gây hậu quả là tình trạng lún, sụt bề mặt. Quá trình khai thác bừa bãi làm cho tình trạng càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là các giếng đã khai thác xong hoặc không sử dụng không được trám lấp đã gây ô nhiễm nghiêm trọng cho nguồn nước, bởi các chất độc hại như amoni, nước rác, nước thải… theo các giếng này xâm nhập vào lòng đất, khi sử dụng sẽ gây hại cho sức khoẻ của con người và động thực vật (Uỷ ban nhân dân thành phố, 2016).

b, Hiện trạng môi trường không khí

Thành phố Thái Bình là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, quốc phòng của tỉnh. Tại đây có nhiều hoạt động mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế cho tỉnh. Tuy nhiên, song song với việc phát triển kinh tế là các vấn đề tiêu cực về môi trường trong đó ô nhiễm môi trường không khí là 1 điển hình. Các nguồn gây ô nhiễm chủ yếu bao gồm: giao thông vận tải, sản xuất công nghiệp, xây dựng và dân sinh, nông nghiệp và làng nghề, chôn lấp và xử lý chất thải.

Tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu bao gồm: bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi PM10, chì, ozôn, các chất vô cơ như cacbon monixit, lưu huỳnh đioxit, oxit nitơ, hydroclorua, hydroflorua,…; các chất hữu cơ như hydrocacbon, benzene,…; các chất gây mùi khó chịu như amoniac, hydrosunfua, …; nhiệt, tiếng ồn… (Uỷ ban nhân dân thành phố, 2016).

c, Hiện trạng môi trường đất

Quá trình phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và tình trạng đô thị hoá với tốc độ cao trong những năm gần đây ở thành phố Thái Bình đã làm ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hoá học của đất. Các chất thải có thể được tích luỹ trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường, trực tiếp gây ô nhiễm nước ngầm và nguy cơ đe doạ đến sức khoẻ con người.

Các nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường đất trên địa bàn thành phố Thái Bình gồm:

- Sử dụng phân bón hoá học trong canh tác nông nghiệp. - Ô nhiễm do sử dụng thuôc bảo vệ thực vật.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình kinh tế

Thành phố Thái Bình là đô thị loại II, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, là động lực chủ đạo trong phát triển kinh tế và đô thị hóa của toàn tỉnh. Thành phố có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất tỉnh.

Trong giai đoạn 2011-2015, tốc độ tăng trưởng bình quân của thành phố đạt 8,83%. Thu hút 106 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 6.677,29 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 15.246 lao động (Đảng bộ thành phố Thái Bình, 2015).

Bảng 3.1. Tình hình phát triển kinh tế TP Thái Bình năm 2014- 2016

Nhóm ngành 2014 2015 2016 Tốc độ tăng trưởng (%) SL (tỷ đồng) (%) CC (tỷ đồng) SL (%) CC (tỷ đồng) SL (%) CC 15/14 16/15 BQ Tổng cộng 24.858,70 100 27.797,40 100 31.461,90 100 111,82 113,18 112,50 CN 14.060,00 56,55 15.129,70 54,43 16.724,10 53,16 107,61 110,54 109,07 XD 3.187,80 12,82 4.126,40 14,84 4.984,30 15,84 129,44 120,78 125,12 TM - DV 6.738,10 27,11 7.668,50 27,59 8.810,50 28 113,81 114,89 114,35 N, L, TS 872,80 3,51 872,80 3,14 943 3 100 108,04 104,02

Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình (2017) Trong các năm từ 2014 – 2016, giá trị sản xuất của một số ngành chủ yếu trên địa bàn thành phố đều tăng, trong đó tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất xây dựng tăng nhanh nhất, tiếp theo là giá trị sản xuất thương mại, dịch vụ.

Kinh tế thành phố có những chuyển biến tích cực, tiếp tục phát triển và có mức tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp, các loại hình dịch vụ như vận tải, bưu chính – viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng… đều phát triển mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng.

Nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế cao, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung với hàng trăm trang trại, gia trại.

Công tác xúc tiến thu hút đầu tư được đẩy mạnh, hiện thành phố có 173 dự án đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp với tổng số vốn trên 13.000 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 48.600 lao động (Uỷ ban nhân dân TPTB, 2016).

3.1.2.2. Tình hình văn hoá – xã hội

Lĩnh vực văn hoá xã hội giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế và trực tiếp đến đời sống hàng ngày củ người dân. Với phương châm “Tăng trưởng kinh tế luôn đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề về văn hoá – xã hội”, các cấp uỷ Đảng, chính quyền thành phố đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh phát triển văn hoá – xã hội bằng nhiều chủ trương và giải pháp thiết thực, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Sự nghiệp giáo dục – đào tạo phát triển theo hướng đa dạng hoá các loại hình trường, lớp; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn được khẳng định.

Công tác văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, phát thanh, truyền hình được đổi mới và nâng cao về chất lượng; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư” có sức lan toả, đạt hiệu quả thiết thực.

Công tác y tế, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân có những chuyển biến tích cực, chất lượng khám, chữa bệnh ở các tuyến được nâng lên.

Công tác lao động thương binh và xã hội được quan tâm, thực hiện tốt các chính sách đối với người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân trên 1%/năm.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu văn hoá – xã hội TP Thái Bình năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

15/14 16/15 BQ

Trường học Trường 62 64 67 1,03 1.05 1,04

- Trường Mầm non Trường 25 27 30 1,08 1.11 1,10

- Trường Tiểu học Trường 18 18 18 1 1 1

- Trường THCS Trường 19 19 19 0,84 1,19 1,01

Bệnh viện Đơn vị 12 12 12 1 1 1

Trạm y tế Đơn vị 19 19 19 1 1 1

Số hộ gia đình đạt

gia đình văn hoá Hộ 308 345 365 1,12 1,06 1,09

Số KDC đạt văn hoá KDC 46.939 49.745 49.917 1,06 1.003 1,03 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình (2017)

3.1.2.3. Tình hình sử dụng đất

Thành phố Thái Bình có diện tích tự nhiên nhỏ nhất so với các huyện trong tỉnh. Năm 2004, thành phố được mở rộng khi trở thành đô thị loại 2, sát nhập thêm 5 xã nên diện tích được mở rộng. Trong những năm gần đây, tổng diện tích đất của thành phố không gần như không thay đổi, tuy nhiên do quá trình phát triển kinh tế - xã hội, diện tích đất nông nghiệp ngày thu hẹp, diện tích đất phi nông nghiệp tăng lên.

Bảng 3.3. Tình hình phân bố, sử dụng đất TP Thái Bình năm 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 14/14 16/15 BQ Tổng diện tích đất 6.806,13 100 6.809,85 100 6.809,9 100 1,00 1,00 1,00 Đất nông nghiệp 3.480,67 51,14 3.450,4 50,67 3.439 50,5 0,99 1,00 0,99 Đất phi nông nghiệp 3.296,10 48,43 3.330,32 48,9 3.444,3 49,11 1,01 1,00 1,01 Đất chưa sử dụng 29,36 0,43 29,13 0,43 26,6 0,39 0,99 0,91 0,95 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình (2017)

3.1.2.3. Tình hình dân số và lao động

Dân số thành phố (dân số thường trú) không có sự thay đổi nhiều trong 3 năm 2014-2016, mật độ dân số thành phố ở mức cao so với khu vực đồng bằng sông Hồng và cả nước. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định.

Bảng 3.4. Dân số thành phố Thái Bình năm 2014-2016

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh 15/14 16/15 BQ Tổng số dân Người 185,700 186,670 186.844 1.01 1 1 -Dân số thành thị Người 111,562 112,358 112,479 1.01 1 1 -Dân số nông thôn Người 74,138 74,320 74,365 1 1 1 Nguồn: Chi cục thống kê thành phố Thái Bình (2017)

Nguồn nhân lực thành phố Thái Bình khá dồi dào. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động là 110.410 người chiếm 59% dân số. Tổng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 68.900 người, chiếm 62,4% tổng lao động. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Tài liệu sử dụng trong đề tài bao gồm những thông tin liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được thu thập qua sách, báo, internet.

Thông tin về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế- xã hội tại địa phương… được thu thập từ báo cáo, nghị quyết, quyết định, số liệu thống kê của các phòng ban chức năng thành phố và Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình.

3.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp

Thông tin sơ cấp bao gồm thông tin định tính và thông tin định lượng được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn người dân thông qua chọn mẫu điều tra, phân loại theo điều kiện kinh tế, ngành nghề.

Phỏng vấn: Sử dụng bảng hỏi được thiết kế sẵn để phỏng vấn người dân, người trực tiếp tham gia thu gom rác, cán bộ quản lý môi trường các xã, phường để xác định những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Bảng câu hỏi gồm những câu hỏi đóng để người trả lời có những lựa chọn nhất định, thông tin dễ dàng được thu thập, phân tích, xử lý; những câu hỏi mở tạo cho người trả lời sự tự do diễn đạt ý nghĩ của họ giúp cung cấp thêm nhiều thông tin về quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Quan sát: Tiến hành quan sát quá trình xả chất thải rắn sinh hoạt của người dân tại các khu dân cư, quan sát người thu gom rác, người tham trung chuyển chuyển rác, các điểm tập kết rác, nhà máy rác thành phố để biết lượng rác thải phát sinh, thành phần chủ yếu của rác trên các địa bàn; đặc điểm, cách bố trí, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt đến và đi.... Thông tin thu thập được qua quan sát kết hợp với bảng điều tra làm tăng tính tin cậy và kiểm tra lại những thông tin mà người được phỏng vấn đã cung cấp.

Bảng 3.5. Đối tượng khảo sát, số lượng mẫu, phương pháp và nội dung khảo sát

TT Đối tượng khảo sát Số mẫu Phương pháp và nội dung khảo sát

1 Người dân

(19 xã, phường, mỗi xã 5 phiếu)

95 Phỏng vấn và hỏi theo phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm các nội dung: nhận thức về chất thải rắn sinh hoạt; thực trạng và đánh giá thực trạng phân loại, lưu giữ, thu gom, tình hình thu phí thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu dân cư. Mong muốn của người dân về môi trường sống và hoạt động quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

2 Người thu gom, trong đó:

- Người thu gom ở khu dân cư.

- Người thu gom là công nhân công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình.

19

10

Phỏng vấn và hỏi theo phiếu khảo sát được thiết kế bao gồm các nội dung: thực trạng và đánh giá thực trạng phân loại, lưu trữ, thu gom tại khu dân cư và trên địa bàn xã, phường. Thực trạng và đánh giá thực trạng trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt. Đánh giá nhận thức của người dân trong quá trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt. Đề xuất, kiến nghị về hoạt động quản lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 53)