Quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 74 - 78)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Thá

4.2.2. Quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Quy hoạch quản lý chất thải rắn là công tác điều tra, khảo sát, dự báo nguồn và tổng lượng phát thải các loại chất thải rắn; xác định vị trí, quy mô các điểm thu gom, trạm trung chuyển, tuyến vận chuyển và các cơ sở xử lý chất thải rắn; xác định phương thức thu gom, xử lý chất thải rắn; xây dựng kế hoạch và nguồn lực nhằm xử lý triệt để chất thải rắn.

Quan điểm, mục tiêu trong quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt của thành phố:

- Hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của chất thải rắn sinh hoạt tới môi trường sống, cải thiện môi trường sống của nhân dân.

- Quy hoạch hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đáp ứng thực tế phát sinh chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn. Áp dụng công nghệ

nâng cao hiệu quả công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

- Đến năm 2020, thu gom 100% chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn.

Thành phố Thái Bình thường xuyên có các chương trình điều tra, đánh giá, dự báo các nguồn phát thải cũng như thành phần, tính chất và tổng khối lượng chất thải rắn nói chung, chất thải rắn sinh hoạt nói riêng. Năm 2010, UBND thành phố đã phối hợp với các ban, ngành xây dựng “Chương trình bảo vệ môi trường thành phố Thái Bình đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” với mục tiêu định hướng cho công tác bảo vệ môi trường của thành phố và cộng đồng dân cư, phân tích và tìm nguyên nhân, bàn luận và dự báo tác động đến môi trường; xây dựng chương trình bảo vệ môi trường và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Năm 2016, thành phố xây dựng “Kế hoạch bảo vệ môi trường thành phố giai đoạn 2016 – 2020” để đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển nhanh chóng của công nghiệp hoá, đô thị hoá trên địa bàn thành phố như: khu công nghiệp Sông Trà, mở rộng khu công nghiệp Phúc Khánh, khu đô thị phía Nam thành phố…Kế hoạch đã đánh giá cụ thể sức ép của phát triển kinh tế xã hội đối với môi trường, hiện trạng môi trường thành phố Thái Bình và dự báo ô nhiễm môi trường trong giai đoạn tiếp theo.

Thành phố phối hợp với công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị tỉnh Thái Bình thiết lập phương án thu gom, điểm trung chuyển và tuyến đường vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế của thành phố, đảm bảo không cản trở giao thông, hạn chế thấp nhất ảnh hưởng tới môi trường.

- Phối hợp với Công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình đánh giá lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn theo từng năm từ đó có phương án thu gom, vận chuyển, xử lý phù hợp.

- Về phương thức thu gom: Phối hợp lên phương án xác định phương thức thu gom tại các khu dân cư, trường học, chợ… trên địa bàn.

- Về tần suất thu gom: Chỉ đạo UBND các xã, phường phối hợp xác định tần xuất thu gom của xe đẩy tay tại các khu dân cư và tần suất thu gom của xe thu gom tại các điểm trung chuyển cho phù hợp tình hình địa phương.

- Về thiết bị thu gom: Phối hợp xác định số thiết bị cần để phục vụ việc thu gom tại các khu dân cư trên địa bàn, định hướng nguồn kinh phí thay mới, sửa chữa các thiết bị hỏng trong quá trình sử dụng.

- Về vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt: Phối hợp lập các tuyến trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với địa bàn, tiết kiệm nhân lực, vật lực, giảm chi phí.

- Về xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Phối hợp trình UBND tỉnh Thái Bình xây dựng, nâng cấp nhà máy xử lý rác theo quy hoạch của tỉnh. Phối hợp xây dựng và triển khai đề án xây dựng các lò đốt rác nhỏ tại các xã ngoại thành.

Để thực hiện các mục tiêu, tiêu chí về bảo vệ môi trường gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, thành phố đã chỉ đạo các phòng, ban, ngành liên quan thực hiện các chương trình, đề án, đề tài nhiệm vụ (các mục cụ thể xem phụ lục).

Có thể thấy các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố rất quan tâm tới các vấn đề môi trường, triển khai nhiều chương trình, dự án thực hiện việc bảo vệ môi trường.

Bảng 4.6. Các chương trình, dự án, đề tài về môi trường của TP Thái Bình

TT Tên chương trình,

dự án, đề tài Số lượng Năm thực hiện

Kinh phí dự kiến (tỷ đồng)

1 Nâng cao nhận thức

cộng đồng 3 2013,2014 - 2020 1,10

2 Ngăn ngừa, kiểm soát ô nhiễm 10 2013, 2014 - 2020 10trEURO 3,45 +

3 Nâng cao hiệu quả quản lý rác thải 1 2013-2015 1

4 Giám sát, cảnh báo

ô nhiễm môi trường 2 2013-2020 1,20

5 Xã hội hoá công tác môi trường 7 2013,2014-2020 2

Nguồn: UBND thành phố Thái Bình (2012) Qua khảo sát các đối tượng là cán bộ môi trường xã, phường, cán bộ theo dõi công tác môi trường thành phố và cán bộ lãnh đạo công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình ta có bảng đánh giá về công tác quy hoạch:

Nhận xét: Công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố được đội ngũ cán bộ tham gia quản lý công tác môi trường đánh giá tương đối cao.

- Trong khảo sát dự báo nguồn: 100% số đối tượng khảo sát đánh giá công tác khảo sát dự báo nguồn của thành phố là chính xác.

Bảng 4.7. Đánh giá công tác quy hoạch quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn TP Thái Bình

TT Diễn giải Cán bộ theo dõi công tác môi trường địa phương Cán bộ theo dõi công tác môi trường thành phố Cán bộ công ty CP MT và CTĐT tỉnh Thái Bình SL (n=19) CC (%) SL (n=2) CC (%) SL (n=2) (%) CC 1 Mức độ chính xác trong khảo sát dự báo nguồn và tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố

Chính xác (từ 99-100 %) 19 100 2 100 2 100

Tương đối chính xác

(từ 95-99%) 0 0 0 0 0 0

Không chính xác (từ

95% trở xuống) 0 0 0 0 0 0

2 Quy hoạch thu gom chất thải rắn sinh hoạt

Hợp lý 14 73,68 2 100 0 0

Tương đối hợp lý 5 26,32 0 0 2 100

Chưa hợp lý 0 0 0 0 0 0

3 Quy hoạch vị trí, quy mô điểm trung chuyển

Hợp lý 12 63,16 0 0 0

Tương đối hợp lý 7 36,84 2 100 2 100

Chưa hợp lý 0 0 0 0 0 0

4 Quy hoạch tuyến vận chuyển chất thải rắn SH

Hợp lý 15 78,95 0 0 2 100 Tương đối hợp lý 4 21,05 2 100 0 0 Chưa hợp lý 0 0 0 0 0 0 5 Quy hoạch xử lý CTR SH Hợp lý 6 31,58 0 0 0 0 Tương đối hợp lý 12 63,16 2 100 2 100 Chưa hợp lý 1 5,26 0 0 0 0

- Trong quy hoạch thu gom; quy hoạch vị trí, quy mô điểm trung chuyển;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố thái bình, tỉnh thái bình (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)