Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Hình 4.4 cho thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp do phụ
nữ quản lý theo ngành. Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các ngành công nghiệp của Việt Nam được chia thành 9 ngành chính:
1. Ngành nông nghiệp 2. Ngành khai khoáng 3. Ngành chế biến 4. Ngành Dệt may 5. Ngành gỗ giấy 6. Ngành sản xuất 7. Ngành Xây dựng 8. Ngành Thương mại 9. Ngành Dịch vụ
Thực tế trên thế giới đã có những tài liệu nói rằng các doanh nghiệp do phụ nữ
quản lý thường tập trung nhiều hơn vào các ngành có vốn đầu tư thấp (Klapper và Parker, 2010). Phụ nữ và nam giới khác nhau về sở thích công việc: phụ nữ thích làm việc trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong khi nam giới thống trị các doanh nghiệp sản xuất và xây dựng (Amin & Islam, 2014). Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở
Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp có nữ giám đốc điều hành thấp hơn trong các lĩnh vực
đòi hỏi nguồn vốn lớn như nông nghiệp, bao gồm ngư nghiệp và lâm nghiệp (cả năm 2011 và năm 2013 là 9,2%), khai khoáng (năm 2011 là 14,1% và năm 2013 là 14,3%), sản xuất (năm 2011và năm 2013 là 17,3%) và xây dựng (năm 2011 là 12,2% và năm 2013 là 12,8%). Tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý lớn nhất là trong ngành dệt may (năm 2011 là 31,9% và năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 30,7%) và thương mại (năm 2011 là 30,0% và năm 2013 là 29,9%), đây là những ngành sử dụng nhiều lao
động. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng đối với toàn bộ nền kinh tế thì nông nghiệp là một trong những ngành công nghiệp có sử dụng nhiều lao động nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có quy mô lớn và thâm dụng vốn.