Để kiểm tra các chỉ số rủi ro và giới tính của các giám đốc, tác giả kết hợp dữ
liệu của doanh nghiệp từ Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và 2013 với các dữ liệu về chỉ số rủi ro của các ngành nghề kinh doanh. Nói cách khác, đối với mỗi doanh nghiệp trong Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và 2013, có thông tin về hai chữ số (Tiêu chuẩn phân loại công nghiệp) về mã ngành kinh doanh chính của doanh nghiệp, và tác giả thêm giá trị của mức độ rủi ro của các ngành kinh doanh tương ứng với các doanh nghiệp.
Hình 4.7 trình bày các chỉ số rủi ro trung bình (hệ số beta) của doanh nghiệp trong năm 2011 và 2013. Các mức độ rủi ro là 1,101 và 0,968 tương ứng với các năm 2011 và 2013. Chỉ số rủi ro trung bình của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ thấp hơn so với các doanh nghiệp có giám đốc là nam. Trong năm 2011, chỉ số rủi ro của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là 1,075 và những doanh nghiệp có giám đốc là nam là 1,108. Trong năm 2013, chỉ số rủi ro của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ
và những doanh nghiệp có giám đốc là nam lần lượt là 0,931 và 0,979. Các phân tích sau đó sử dụng hồi quy cũng cho thấy bằng chứng tương tự là các giám đốc nữ không
ưa thích rủi ro khi so với các giám đốc nam.
Hình 4.7: Giá trị chỉ số rủi ro của các doanh nghiệp theo giới tính
Nguồn: Tính toán của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và 2013 và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Có sự khác biệt về chỉ số rủi ro giữa doanh nghiệp có giám đốc là nữ và doanh nghiệp có giám đốc là nam, nhưng sự khác biệt này không lớn khi so sánh chỉ số rủi ro
của tất cả các doanh nghiệp. Để nghiên cứu chi tiết hơn về vấn đề này, tác giả sẽ chia ra và chỉ xem xét những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chỉ số rủi ro cao.
Trong hình 4.8, tác giả ước tính tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp hoạt động trong một ngành kinh doanh có các hệ số beta lớn hơn 1. Các ngành có hệ số beta lớn hơn một được coi là các ngành rủi ro hơn (rủi ro cao). Vì vậy, những doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có hệ số beta lớn hơn 1 được coi là những doanh nghiệp rủi ro hơn. Tính trên tổng số các doanh nghiệp, tỷ lệ của các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành kinh doanh có độ rủi ro cao giảm từ 45,2% trong năm 2011 xuống còn 37,3% trong năm 2013. Có một khoảng cách lớn trong tỷ lệ của các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh có rủi ro cao giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nữ và những doanh nghiệp có giám đốc là nam. Trong năm 2011, có 47,8% các doanh nghiệp có giám đốc là nam hoạt động trong các ngành công nghiệp có rủi ro cao, trong khi con số này chỉ là 36,3% cho các doanh nghiệp có giám đốc là nữ. Trong năm 2013, tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có hệ số rủi ro cao đều giảm ở cả
hai nhóm doanh nghiệp, nhưng sự chênh lệch giữa doanh nghiệp có giám đốc là nam và doanh nghiệp có giám đốc là nữ vẫn khá lớn. Cụ thể, có 40,1% các doanh nghiệp có giám đốc là nam hoạt động trong các ngành công nghiệp có rủi ro cao, và 27,7% cho các doanh nghiệp có giám đốc là nữ. Như vậy, khi chỉ xem xét trong phạm vi những ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro cao thì sự chênh lệch về thái độ chấp nhận rủi ro giữa giám đốc nam và giám đốc nữđược thể hiện rõ ràng hơn.
Trong Bảng 4.2, tác giảđã sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam trong hai năm 2011 và 2013 đểước tính các chỉ số rủi ro và tỷ lệ phần trăm của các doanh nghiệp trong các ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro cao (chỉ số rủi ro lớn hơn 1) đối với các nhóm doanh nghiệp khác nhau với các đặc điểm khác nhau của các giám đốc. Đặc điểm của giám đốc được chia làm 3 nhóm đặc điểm: Dân tộc, Tuổi và Trình độ học vấn.
Hình 4.8: Tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có độ rủi ro cao
Nguồn: Tính toán của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và 2013 và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Đối với đặc điểm dân tộc: Đặc điểm dân tộc được chia làm 3 nhóm: Dân tộc kinh, dân tộc thiểu số, và người nước ngoài. Ở cả 3 nhóm, tỷ lệ doanh nghiệp có giám
đốc là nữ tham gia vào những ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro lớn hơn 1 đều nhỏ hơn so với các đối tác của mình. Ví dụ như đối với dân tộc Kinh, có 43,7% số giám đốc nam tham gia vào những ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro cao, còn tỷ lệ này ở phụ nữ
thấp hơn, chỉ có 31,7%. Đối với giám đốc có dân tộc thiểu số và người nước ngoài cũng cho kết quả tương tự. Còn khi so sánh 3 nhóm với nhau thì những doanh nghiệp có giám đốc là người nước ngoài có tỷ lệ hoạt động kinh doanh trong các ngành có rủi ro cao là nhiều nhất (50,5% đối với giám đốc nam và 49,4% đối với nữ), thấp nhất là giám đốc có dân tộc thiểu số (34,5% đối với giám đốc nam và 29,8% đối với nữ).
Có một sự tương quan giữa rủi ro với độ tuổi và trình độ học vấn của các giám
đốc, đặc biệt là đối với các giám đốc nam. Các giám đốc nam trẻ tuổi hơn thường có xu hướng hoạt động trong những ngành kinh doanh ít rủi ro hơn so với các giám đốc nhiều tuổi hơn. Các giám đốc nam có trình độ học vấn thấp hơn có xu hướng hoạt
động trong những ngành ít rủi ro hơn so với các giám đốc nam có học thức hơn. Đối với các giám đốc nữ, mối tương quan giữa độ tuổi, trình độ học vấn và mức độ rủi ro của ngành có xu hướng nhỏ hơn so với các giám đốc nam.
Bảng 4.2. Rủi ro và giới tính giám đốc năm 2011 và năm 2013
(đối với những ngành có rủi ro > 1)
Đặc điểm của giám đốc
Chỉ số rủi ro của các ngành kinh doanh mà các doanh
nghiệp đang hoạt động
Tỷ lệ các doanh nghiệp hoạt
động trong ngành kinh doanh có chỉ số rủi ro lớn hơn 1 Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Dân tộc
Kinh 1.04 1.00 1.03 43.7 31.7 41.0 Người nước ngoài 1.08 1.07 1.08 50.5 49.4 50.4 Dân tộc thiểu số 1.01 1.00 1.00 34.5 29.8 33.1 Tuổi ≤ 25 1.02 0.99 1.01 34.6 29.0 32.3 25-34 1.03 0.99 1.02 41.6 29.9 38.4 35-44 1.05 1.00 1.04 44.9 32.4 42.1 45-54 1.04 1.00 1.04 44.1 32.6 41.9 55-64 1.03 1.00 1.02 43.6 33.8 41.9 65+ 1.04 0.98 1.03 45.6 31.1 43.4 Trình độ học vấn Không có bằng PTTHvà trung cấp 1.03 1.01 1.03 37.6 30.1 35.8 Có bằng PTTH và trung cấp 1.03 1.00 1.03 43.3 32.7 41.0 Có bằng cao đẳng và đại học 1.04 1.00 1.03 45.8 32.1 42.8 Tổng 1.04 1.00 1.03 43.7 31.7 41.0
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa vào dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 và năm 2013 và Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Khi xem xét mối tương quan giữa chỉ số rủi ro và kết quả hoạt động doanh nghiệp, tác giả có một số phát hiện khá thú vị.
Bảng 1 cho thấy mối tương quan giữa biến chỉ số rủi ro và các biến đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả hoạt động của doanh nghiệp được đo bằng 3 chỉ tiêu:
- Doanh nghiệp có lợi nhuận
- Log lợi nhuận (chỉ tính cho những doanh nghiệp có lợi nhuận)
Vì các biến là biến dạng tỉ lệ nên tác giả sử dụng hệ số tương quan Pearson để đo lường độ tương quan của các biến.
Đầu tiên, bảng 1 đã đưa ra cái nhìn tổng quan về sự tương quan của các biến. Có thể thấy rằng sự tương quan giữa các biến là nhỏ. Theo quy tắc Evans (1996), theo
đề nghị của Damodar (2004) thì khi các hệ số tương quan < 0,8 thì sẽ không xảy ra vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy. Điều này là phù hợp với việc phân tích hồi quy.
Tiếp theo, nhìn vào bảng 1 có thể thấy rằng, chỉ số rủi ro của ngành có mối tương quan âm với doanh thu của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chỉ số rủi ro càng cao thì doanh thu sẽ càng giảm. Về xác suất các doanh nghiệp có lợi nhuận, chỉ số rủi ro và xác suất doanh nghiệp có lợi nhuận có mối tương quan dương. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp có lợi nhuận dương, chỉ số rủi ro có tương quan âm với số tiền lãi. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành có chỉ số rủi ro càng cao thì xác suất có lợi nhuận dương (có lãi) cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi chỉ xét trong phạm vi các doanh nghiệp có lợi nhuận dương thì ngược lại, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động trong các ngành có chỉ số rủi ro càng cao thì lợi nhuận sẽ càng thấp.
Bảng 4.3: Các hệ số tương quan Pearson giữa chỉ số rủi ro và kết quả hoạt động của DN
Variables Log doanh
thu
DN có lợi nhuận
Log lợi nhuận Chỉ số rủi ro
Log doanh thu 1
DN có lợi nhuận 0.4754* 1
Log lợi nhuận 0.6364* . 1
Chỉ số rủi ro -0.0264* 0.0163* -0.0112* 1 * tương ứng với mức ý nghĩa 5%
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013
Kết quả của Bảng 4.3 cho thấy rằng nếu các giám đốc đủ tự tin và mạo hiểm để
chọn đầu tư vào những ngành có chỉ số rủi ro cao vừa phải thì khả năng có lợi nhuận cũng cao theo. Tuy nhiên, nếu giám đốc có thái độ tự tin thái quá và chọn những
ngành có chỉ số rủi ro quá cao (với sự tự tin hy vọng rằng sẽ kiếm được lợi nhuận cao tương xứng) thì thực tế, khả năng chọn phải những dự án có thu nhập kém, thậm chí lỗ
lại tăng, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng như kết quả hoạt động của doanh nghiệp bị giảm. Kết quả này phù hợp với một số những nghiên cứu trước đó cho rằng với sự
tự tin thái quá của mình, các giám đốc nam có xu hướng đầu tư vào những dự án có thu nhập thuần âm và sau này sẽ thua lỗ, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống (Huang và Kisgen, 2013).