4. 1. Thực trạng giới tính giám đốc và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam nghiệp tại Việt Nam
4.1.1. Thực trạng giới tính giám đốc doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã rất quan tâm đến sự phát triển của doanh nhân nữ. Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực rất đáng khen ngợi trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và thực thi các đạo luật cũng như các văn bản hướng dẫn thực hiện có liên quan đến việc khuyến khích phụ nữ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh. Mục đích của những việc làm này là tạo một sân chơi bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới, tạo điều kiện cho phụ nữ có thể đóng góp nhiều hơn trong phát triển kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên, những trở ngại đối với phụ nữ trong việc tham gia vào hoạt động kinh tế ( bao gồm cả việc khởi sự kinh doanh và việc vận hành doanh nghiệp) không nằm trong những yếu tố pháp lý hay pháp luật mà là từ các yếu tố mang tính chất truyền thống và bản thân người phụ nữ (UNIDO và VCCI, 2012). Chính các yếu tố
truyền thống đề cao sự phục tùng của người phụ nữ, sự phân chia nghĩa vụ gia đình giữa nam giới và phụ nữở Việt Nam không đồng đều, phụ nữ Việt Nam phải gánh vác hầu hết nghĩa vụ gia đình (World Bank, 2004), và những điều này ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thời gian mà họ có thể dành cho công việc kinh doanh hay những hoạt
động khác. Chính vì vậy, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động kinh doanh, đặc biệt là làm quản lý vẫn còn hạn chế và vẫn còn kém khi so với nam giới. Tính toán của tác giả cũng trùng hợp với những nghiên cứu trước đó. Mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều hiện tượng bất bình đẳng giới ở Việt Nam (Nguyễn, 2012). Mọi người thường thích con trai hơn con gái. Nguyễn và Trần (2017) thấy rằng các gia đình có khuynh hướng có con cho đến khi sinh được một bé trai. Mức lương cho phụ nữ thấp hơn khoảng 17% so với nam giới có trình độ học vấn và kinh nghiệm tương tự
(Gallup, 2002, Nguyen, 2012). Những lý do này có thể giải thích một phần cho vấn đề
tại sao tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ ở Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với tỷ
lệ doanh nghiệp có giám đốc là nam.
Hình 4.1 trình bày tỷ lệ phần trăm của các doanh nghiệp có giám đốc là nữ
trong năm 2011 và 2013.
Tỷ lệ trong hai năm gần như giống nhau. Gần 25% doanh nghiệp có giám đốc là nữ (tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý lần lượt là 24,7% và 24,8% trong năm 2011 và 2013).
Hình 4.1: Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo khu vực
Nguồn: Tính toán của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013
Tỷ lệ giám đốc nữ chỉ bằng ¼ số lượng giám đốc có trên cả nước. Tuy nhiên sự
chênh lệch này được thể hiện rõ hơn ở khu vực nông thôn. Tỷ lệ phần trăm của các giám đốc nữở khu vực nông thôn thấp hơn khá nhiều so với khu vực thành thị. Cụ thể, năm 2011, ở nông thôn có 17,8% doanh nghiệp có giám đốc là nữ trong khi tỷ lệ này ở
thành thị là 26,5%. Tương tự, năm 2013 tỷ lệ này lần lượt là 18,6% và 26,4%.
Việt Nam có 54 dân tộc, trong đó người Kinh tạo thành nhóm đa số, chiếm 85% tổng dân số. Người Kinh có mức sống cao hơn và tập trung nhiều hơn ở vùng đồng bằng và thành thị. Các dân tộc thiểu số có nhiều khả năng sống ở vùng núi và vùng cao. Hình 2 cho thấy tỷ lệ các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là người nước ngoài và người Kinh cao hơn so với tỷ lệ các doanh nghiệp có giám đốc là nữ là người dân tộc thiểu số. Năm 2013, có 25,2% doanh nghiệp có giám đốc nữ là người Kinh, có 29,1% là người nước ngoài, trong khi đối với dân tộc thiểu số thì chỏ có 6%. Sự chênh lệch khá lớn về số phụ nữ là giám đốc giữa nông thôn và thành thị, giữa dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số có thể do khoảng cách trong giáo dục gây ra.
Khoảng cách giới trong giáo dục ở khu vực nông thôn lớn hơn so với thành thị,
ở vùng miền núi lớn hơn so với vùng đồng bằng. Giáo dục là một yếu tố quan trọng trong việc tác động đến nhận thức, giáo dục giúp làm tăng sự tự tin cho phụ nữ
(Cutura, 2007). Minity và cộng sự (2005) cho rằng nhận thức của chính bản thân người phụ nữ về khả năng và kiến thức của mình có mối tương quan mạnh mẽ đến việc khởi sự một công việc kinh doanh. Để bắt đầu công việc kinh doanh cần phải có tính kiên trì và sự tự tin vào năng lực bản thân và khả năng chấp nhận rủi ro. Ở khu vực đồng bằng cũng như khu vực thành thị, cơ hội để phụ nữ được tiếp cận với giáo dục, được đi học rõ ràng cao hơn rất nhiều so với vùng miền núi, vùng nông thôn. Chính vì được hưởng nền giáo dục đầy đủ hơn, giúp cho phụ nữ có được sự tự tin hơn và hoàn thiện hơn vốn con người của mình. Điều này sẽ tạo điều kiện giúp cho phụ nữ
có thể tham gia vào công việc kinh doanh, khuyến khích phụ nữ đóng góp hiệu quả
hơn cho sự phát triển kinh tế, cho dù là với tư cách làm công hay tư cách làm chủ
doanh nghiệp.
Hình 4.2: Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc nữ theo dân tộc
Nguồn: Tính toán của tác giả khi sử dụng dữ liệu của Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 và năm 2013
Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều cho thấy các nữ giám đốc thường trẻ và có trình độ học vấn thấp hơn so với các giám đốc nam (Tergesen và cộng sự, 2009). Tại Việt Nam, nữ giám đốc cũng có trình độ học vấn thấp hơn các nam giám đốc. Chỉ
có 36,4% doanh nhân nữ có bằng đại học, trong khi tỷ lệ này của các doanh nhân nam là 45,4%; tương tự như vậy, tỷ lệ có bằng tiến sĩ của các doanh nhân nữ và doanh nhân
nam tương ứng lần lượt là 0,2% và 0,6%, bằng thạc sĩ là 1,5% và 2,6% (VCCI, 2012). Năm 2013, tỷ lệ hoàn thành cao đẳng hoặc đại học là 62,7% đối với giám đốc nam và 58,4% đối với giám đốc nữ. Học vấn thấp hơn là một nguyên nhân khiến cho số giám
đốc nữ thấp hơn số giám đốc nam
Hình 4.3 trình bày tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp do nữ quản lý được phân loại theo độ tuổi. Tuổi trung bình là 42,0 cho nam giám đốc và 40,5 đối với nữ giám đốc.
Vì mỗi công ty có một giám đốc nên con số này cũng có nghĩa là tỷ lệ nữ giám
đốc tính theo độ tuổi. Nó cho thấy mối tương quan tiêu cực mạnh giữa độ tuổi và tỷ lệ
nữ giám đốc. Ở tuổi 20, có 48,4% các giám đốc là nữ. Tỷ lệ nữ giám đốc giảm xuống còn 34% ở tuổi 25; 25% ở tuổi 35; 24,5% ở tuổi 45 và còn 16,7% ởđộ tuổi từ 75 trở
lên. Xu hướng tỷ lệ các nữ giám đốc giảm dần khi độ tuổi tăng lên có thể được giải thích bởi một số lý do có thể xảy ra như sự gia tăng về số nữ giám đốc gần đây, tuổi nghỉ hưu thấp hơn của phụ nữ. Nhưng có lẽ, lý do lớn cho sự suy giảm rõ rệt của các giám đốc nữ theo độ tuổi có lẽ là do phụ nữ khi đến tuổi kết hôn và lập gia đình, họđã phải dành nhiều thời gian và sức lực của mình để chăm lo cho gia đình, con cái, nên họ
không còn dành sự ưu tiên của mình cho việc tham gia vào kinh doanh nữa. Ngoài giáo dục, niềm tin thì những giai đoạn trong cuộc đời của người phụ nữ có tác động
đáng kểđến việc khả năng họ tham gia vào thị trường lao động nói chung và công việc kinh doanh nói riêng. Đối với phụ nữ, khả năng này sẽ giảm xuống khi họ lập gia đình, có thêm con, cũng như có con đến độ tuổi đi học (Maglad, 1998). Phụ nữ thường có nhiều khả năng chỉ làm việc bán thời gian hoặc thâm chí rời khỏi thị tường lao động sau khi sinh con (Beccker, 1993).
Theo cuộc điều tra của VCCI năm 2012, hơn 73% doanh nhân nữđược khảo sát tin rằng độ tuổi không phải là yếu tố bất lợi cho họ khi họ bắt đầu tham gia hoạt động kinh doanh. Các doanh nhân nữ cho rằng tuổi tác không phải là yếu tố cản trở họ khi khởi sự doanh nghiệp, nhưng lại là yếu tố có thể gây trở ngại trong giai đoạn họ duy trì và phát triển kinh doanh, khi họ đã lập gia đình và có con. Sự phân chia nghĩa vụ gia
đình giữa nam giới và phụ nữ ở Việt Nam không đồng đều, phụ nữ Việt Nam phải gánh vác hầu hết nghĩa vụ gia đình, và điều này ảnh hưởng một cách tiêu cực đến thời gian mà họ có thể dành cho công việc kinh doanh hay những hoạt động khác (World Bank, 2004). Như đã trình bày ở chương trước, VCCI cũng đã chỉ ra rằng thời gian làm việc của phụ nữ có tương quan ngược chiều với số con mà họ có. Chính vì vậy, ở độ tuổi 20, khi phụ nữ chưa vướng bận với chuyện gia đình thì tỷ lệ phụ nữ tham gia vào việc khởi sự kinh doanh tương đương với nam giới, có đến 48,4% giám đốc là phụ
nữ. Với những độ tuổi lớn hơn, phụ nữ Việt Nam có xu hướng phải dành một phần lớn thời gian của mình cho công việc nội trợ gia đình và chăm sóc con cái. Trong khi nam giới Việt Nam, theo truyền thống, không bị ràng buộc nhiều bởi nghĩa vụ gia đình, và vì vậy họ có thể dành phần lớn thời gian của mình đầu tư cho công việc kinh doanh.
Hình 4.3: Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo độ tuổi
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Hình 4.4 cho thấy sự khác biệt lớn về tỷ lệ phần trăm các doanh nghiệp do phụ
nữ quản lý theo ngành. Theo Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, các ngành công nghiệp của Việt Nam được chia thành 9 ngành chính:
1. Ngành nông nghiệp 2. Ngành khai khoáng 3. Ngành chế biến 4. Ngành Dệt may 5. Ngành gỗ giấy 6. Ngành sản xuất 7. Ngành Xây dựng 8. Ngành Thương mại 9. Ngành Dịch vụ
Thực tế trên thế giới đã có những tài liệu nói rằng các doanh nghiệp do phụ nữ
quản lý thường tập trung nhiều hơn vào các ngành có vốn đầu tư thấp (Klapper và Parker, 2010). Phụ nữ và nam giới khác nhau về sở thích công việc: phụ nữ thích làm việc trong các lĩnh vực thương mại và dịch vụ trong khi nam giới thống trị các doanh nghiệp sản xuất và xây dựng (Amin & Islam, 2014). Xu hướng tương tự cũng xảy ra ở
Việt Nam. Tỷ lệ doanh nghiệp có nữ giám đốc điều hành thấp hơn trong các lĩnh vực
đòi hỏi nguồn vốn lớn như nông nghiệp, bao gồm ngư nghiệp và lâm nghiệp (cả năm 2011 và năm 2013 là 9,2%), khai khoáng (năm 2011 là 14,1% và năm 2013 là 14,3%), sản xuất (năm 2011và năm 2013 là 17,3%) và xây dựng (năm 2011 là 12,2% và năm 2013 là 12,8%). Tỷ lệ các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý lớn nhất là trong ngành dệt may (năm 2011 là 31,9% và năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 30,7%) và thương mại (năm 2011 là 30,0% và năm 2013 là 29,9%), đây là những ngành sử dụng nhiều lao
động. Chúng ta cũng cần lưu ý rằng đối với toàn bộ nền kinh tế thì nông nghiệp là một trong những ngành công nghiệp có sử dụng nhiều lao động nhất. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này có quy mô lớn và thâm dụng vốn.
Hình 4.4. Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo ngành nghề
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Hình 4.5 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ được phân chia theo tiêu chí quy mô của doanh nghiệp. Theo Klapper và Parker (2010) và Minniti và Naude (2010), trên thế giới, ở một số nước đã có sự tương quan tiêu cực mạnh mẽ giữa quy mô doanh nghiệp và phần trăm các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý.Khan &
Vieito (2013) cũng chứng mình rằng quy mô của các doanh nghiệp do nam giới lãnh
đạo có quy mô lớn hơn. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Ở những doanh nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ giám đốc là phụ nữ càng nhỏ. Hoặc có thể
nói ngược lại, khi khởi sự kinh doanh, phụ nữ thường chỉ chọn quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ để hoạt động. Cụ thể, trong năm 2013, 27,4% doanh nghiệp có dưới 6 công nhân có giám đốc là nữ, tỷ lệ này giảm dần khi số lượng công nhân tăng, và chỉ có 12,3% doanh nghiệp có hơn 200 công nhân có nữ giám đốc điều hành.
Hình 4.5. Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo quy mô doanh nghiệp
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Việc lựa chọn ngành kinh doanh cũng như lựa chọn quy mô doanh nghiệp một phần phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh. Theo cuộc điều tra năm 2012 của VCCI, tại Việt Nam, phụ nữ thường làm chủ các doanh nghiệp với nguồn lực ít hơn nam giới. Hầu hết các doanh nhân nữđều sử dụng vốn riêng để khởi sự kinh doanh. Tiếp theo là dựa vào hỗ trợ tài chính của gia đình hoặc của bạn bè và chỉ có rất ít người sử dụng tín dụng vay từ các ngân hàng thương mại, cho dù việc tiếp cận những khoản vốn vay này không phải quá khó khăn. Có thể là do đặc tính nổi bật coi nợ nần là điều xấu cần tránh xa, phụ nữ thường mở rộng nguồn vốn kinh doanh chủ yếu từ thu nhập của doanh nghiệp. Cũng có thể do tính quản trị rủi ro của phụ nữ khác biệt, họ không thích phải có những khoản nợ hay những khoản vay, chính điều này làm cho phụ nữ có nhiều trở ngại trong việc tiếp cận các nguồn lực, cũng như hạn chế tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Hình 4.6 cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ được phân chia theo tiêu chí loại hình doanh nghiệp (loại hình sở hữu). Theo quyền sở hữu, phụ nữ ít có khả năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI), những doanh nghiệp lớn và cần vốn nhiều8. Các doanh nghiệp tư nhân có tỷ lệ
nữ giám đốc nữ cao nhất.
Hình 4.6. Tỷ lệ doanh nghiệp có giám đốc là nữ theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Ước lượng của tác giả khi sử dụng dữ liệu từ Tổng điều tra doanh nghiệp VN năm 2011 và năm 2013.
Theo Minnity và cộng sự (2005), khi tham gia vào lĩnh vực kinh doanh, phụ nữ
thường chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp có thể cho phép họ vừa có thể kinh doanh, vừa có thể đảm đương được công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Đa số phụ
nữ khi quyết định khởi sự kinh doanh thường gắn với nhu cầu bức thiết hay với khả
năng linh hoạt về thời gian và địa điểm. Điều này đặc biệt đúng với phụ nữ Việt Nam, khi mà truyền thống Nho giáo vẫn chi phối khá nhiều trong các gia đình. Chính vì vậy, phụ nữ thường chọn khởi sự và hoạt động đối với loại hình doanh nghiệp tư nhân (27,6% ở năm 2011 và năm 2013), hay công ty TNHH (26,9% ở năm 2011 và 26,8% ở
8 Theo luật doanh nghiệp của Việt Nam, các doanh nghiệp tư nhân hoặc doanh nghiệp là hình thức kinh doanh đơn giản nhất. Một doanh nghiệp tư nhân thuộc sở hữu của một cá nhân, chịu trách nhiệm hoàn toàn về tất cả các hoạt động của mình với toàn bộ tài sản của mình. Đối với các loại hình doanh nghiệp khác, chủ sở hữu doanh nghiệp chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp với mức vốn mà họđã đóng góp cho doanh nghiệp. Năm 2013, 1 USD xấp xỉ 21.000 đồng
năm 2013) - các loại hình doanh nghiệp mà họ có thể linh hoạt giữa công việc kinh