Như đã trình bày ở phần trên, trên thế giới đã có khá nhiều các nghiên cứu xoay quanh vấn đề ảnh hưởng của giới tính đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự chấp nhận rủi ro. Ở Việt Nam, cho đến nay số lượng nghiên cứu về vấn
đề này chưa có nhiều. Những nghiên cứu tại Việt Nam về vấn đề này còn có một số
những tồn tại như:
- Đa phần các nghiên cứu chỉ đề cập về sự đa dạng giới tính trong HĐQT, giới tính nữ trong HĐQT và BGĐ, nghiên cứu ảnh hưởng của sựđa dạng giới (giới tính nữ
trong HĐQT và BGĐ) đến kết quả hoạt động của công ty.
- Khi đo lường kết quả hoạt động của công ty, đa phần các nghiên cứu chỉ lấy các chỉ tiêu về khía cạnh tài chính (như ROA, ROE, doanh thu, lợi nhuận, …), và chưa có nghiên cứu nào đề cập đến các thước đo về mặt kinh tế - xã hội (đóng thuế, tỷ lệ lao
động nữ, tỷ lệ lao động đóng BHXH,…).
- Phạm vi nghiên cứu cuả những nghiên cứu này chỉ giới hạn tại những công ty
được niêm yết trên sàn chứng khoán, vì vậy kết quả chưa đảm bảo tính toàn diện và khái quát, không phản ánh được tình hình của tất cả các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Ảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam” với Bộ dữ liệu được sử dụng là Tổng điều tra doanh nghiệp năm 2011 (với 339.168 doanh nghiệp) và năm 2013 (với 380.476 doanh nghiệp) để làm Luận án tiến sỹ, một mặt nhằm nghiên cứu sâu hơn và toàn diện hơn vấn đề này, đưa ra được định hướng giải pháp và khuyến nghị chính sách để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp cũng như giúp cho cho các doanh nghiệp điều chỉnh và cơ cấu lại bộ phận quản lý cho hợp lý hơn, góp phần đạt
được mục tiêu phát triển bền vững kinh tế; mặt khác Luận án cũng sẽ cung cấp một bằng chứng thực nghiệm mới, bổ sung một yếu tố quan trọng khi nghiên cứu về những yếu tốảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Với mục tiêu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu, cũng như dựa vào nguồn số liệu thu thập được, đề tài của luận án có một sốđiểm mới sau đây:
Thứ nhất, trong khi thế giới đã quan tâm đến vấn đề này từ rất lâu và đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu đến với nhiều mô hình khác nhau thì ở Việt Nam, mối quan hệ giữa giới tính của giám đốc với kết quả hoạt động kinh doanh và sự chấp nhận rủi ro của doanh nghiệp vẫn còn khá mới mẻ và mới chỉ được quan tâm đến trong vài năm trở lại đây. Những phát hiện thực nghiệm về giới tính của các nhà quản lý cấp cao và chủ sở hữu các doanh nghiệp vẫn còn hạn chếở các nước có thu nhập thấp và trung bình, và Việt Nam là một trường hợp đáng chú ý. Việt Nam đã đạt được những thành công đáng kể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (Nguyễn, 2012) nhưng hiện nay các doanh nghiệp do phụ nữ quản lý vẫn chỉ chiếm khoảng 25% trong tổng số doanh nghiệp. Mặc dù có rất nhiều nghiên cứu về khoảng cách về
giới trong thị trường lao động, nhưng rất ít người biết đến vai trò giới trong hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam. Ngay cả những nghiên cứu quan tâm đến vai trò giới trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam thì mới chỉ dừng ở việc đánh giá vềảnh hưởng của sựđa dạng giới tính trong HĐQT và BGĐ tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đánh giá vềảnh hưởng của giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, Nguyễn và cộng sự (2014) là một nghiên cứu đầu tiên về mối quan hệ
giữa giới tính của người quản lý đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là kết quả về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã khảo sát 120 doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán của Việt nam trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011, và sử dụng chỉ tiêu Tobin's Q để đánh giá kết quả
hoạt động của doanh nghiệp. Nhóm tác giả đã đưa ra kết luận cho thấy mối quan hệ
tích cực giữa hai đại lượng này. Ngoài ra, cũng có một vài nghiên cứu khác về lĩnh vực này nhưng những nghiên cứu liên quan đến đề tài này ở Việt nam hiện không nhiều, nếu có thì cũng chỉđược thực hiện với quy mô nhỏ, và dường như mới chỉ dừng
ở mức thống kê, sử dụng mẫu quan sát nhỏ, chủ yếu chỉ sử dụng những công ty được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán, nên mẫu chỉ bao gồm khoảng 200 doanh nghiệp, nên chưa phản ánh được một cách toàn diện và đầy đủ về mối quan hệ này. Vì vậy, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu một cách chuyên sâu và toàn diện trên toàn bộ
các doanh nghiệp của Việt Nam về mối quan hệ giữa nữ giám đốc và kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp là thực sự cần thiết, nhất là khi bình đẳng giới trong phát triển kinh tếđang được xã hội hết sức quan tâm. Bằng cách sử dụng dữ liệu đầy đủ từ cuộc Tổng điều tra doanh nghiệp Việt nam, tác giả sẽ nghiên cứu, tìm hiểu xem ở Việt Nam, liệu có sự khác biệt thực sự trong kết quả kinh doanh và sự chấp nhận rủi ro giữa doanh nghiệp có giám đốc là nữ và doanh nghiệp có giám đốc là nam
hay không. Đây là một điểm mới mà cho đến nay chưa có tác giả nào ở Việt nam thực hiện. Với cơ sở dữ liệu đầy đủ này, tác giả sẽ phân tích được một cách chi tiết hành vi của giám đốc doanh nghiệp với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và sự
chấp nhận rủi ro ở các loại hình doanh nghiệp theo quy mô cũng như theo loại hình sở
hữu, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở các ngành kinh tế
khác nhau.
Thứ ba, khi điều tra tác động của giới tính giám đốc đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp, tác giảđã sử dụng một hệ thống chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt
động của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu đo lường về tài chính và các chỉ tiêu đo lường về các khía cạnh kinh tế - xã hội. Ở các nghiên cứu trước, khi nghiên cứu về
mối quan hệ giữa giới tính của người quản lý đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp, các tác giả chỉ quan tâm đến chỉ tiêu đo lường về hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như Duc Vo và Thuy Phan (2013) dùng chỉ số ROA, Phan Bùi Gia Thủy và cộng sự (2017) cũng vậy, dùng chỉ số ROA. Một vài nghiên cứu khác dùng chỉ số
Tobin,Q (chỉ số đo lường về hiệu quả thị trường) để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp, như Tuan Nguyen và cộng sự (2014), hay Nguyễn Quang Khải (2015). Mặt khác, các tài liệu về lý thuyết lãnh đạo cho thấy tầm quan trọng của việc nuôi dưỡng giao tiếp, hoà nhập hơn. Ford và Richardson (1994) nhận thấy rằng các nhà quản lý nữ thường trích ít lợi ích cá nhân hơn từ doanh nghiệp và thường đưa ra những quyết định có đạo đức hơn, tuân thủ pháp luật hơn ở nơi làm việc so với nam giới. Tate và Yang (2015) phát hiện ra rằng các nhà quản lý nữ thường tạo ra được môi trường làm việc thân thiện hơn và trả lương bình đẳng hơn cho người lao động được thuê. Chính vì vậy, trong đề tài này, tác giảđã sử dụng một hệ thống các chỉ tiêu đểđo lường kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu đo lường về tài chính và các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế - xã hội. Cụ thể, các chỉ tiêu đo lường về
tài chính như: doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận trên tài sản (ROA); các chỉ tiêu đo lường về mặt xã hội như: số lao
động, tỷ lệ lao động nữ trong tổng số lao động, tỷ lệ lao động có BHXH, các doanh nghiệp có nộp thuế, số tiền thuế mà các doanh nghiệp đóng và tỷ lệ thuế trên doanh thu. Ở Việt nam chưa có tác giả nào khi nghiên cứu về mối quan hệ của giới tính giám
đốc đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp lại sử dụng đầy đủ chỉ tiêu để đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhưđề tài.
Thứ tu, đề tài sử dụng kỹ thuật phân rã của Oaxaca-Blinder để phân tích các yếu tố tạo nên sự khác biệt (sự chênh lệch) trong kết quả hoạt động của doanh nghiệp giữa các doanh nghiệp có giám đốc là nam và các doanh nghiệp có giám đốc là nữ.
Việc phân rã cho phép hiểu được những lý do có thể tạo ra khoảng cách giới trong hoạt động của doanh nghiệp, và kiểm tra sự phân biệt giới tính tiềm ẩn trong các hoạt
động kinh doanh.
Bằng cách xem xét một loạt các chỉ tiêu đo lường kết quả hoạt động của doanh nghiệp và phân tích những khoảng cách về giới trong những kết quả này, chuyên đề tài sẽ cung cấp bằng chứng mới về cách mà giới tính của các giám đốc đã ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp như thế nào.
Thứ năm, Sự khác biệt trong hành vi chấp nhận rủi ro giữa các nhà quản lý nam và các nhà quản lý nữ là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt trong việc lựa chọn chiến lược, sự khác biệt về hành vi và từđó dẫn đến sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự tự tin thái quá khiến các giám đốc nam đầu tư vào các dự án có NPV âm mà sau này sẽ thua lỗ, khiến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống (Huang và Kisgen, 2013). Còn phụ nữ, do không thích rủi ro nên họ sẽ ít đầu tư vào các tài sản rủi ro hơn nam giới (Sunden và Surette, 1998).
Đã có một số lượng lớn các nghiên cứu tìm hiểu ảnh hưởng của giới tính giám đốc đối với hoạt động của doanh nghiệp, tuy nhiên, có ít bằng chứng về sự khác biệt trong hành vi chấp nhận rủi ro giữa các nhà quản lý nam và các nhà quản lý nữ (Du Rietz và Henrekson, 2000; Adams và Ferreira, 2009; Fairlie và Robb, 2009). Các tài liệu về tâm lý học và xã hội học đều chứng minh rằng nam giới thường tự tin thái quá so với phụ
nữ, phụ nữ thường có xu hướng sợ rủi ro (Croson và Cneezy, 2009). Trong Luận án này, tác giả sẽ nghiên cứu liệu các giám đốc nữ ở Việt nam có thực sự lo ngại rủi ro hơn các giám đốc nam và họ có sẵn sàng chấp nhận rủi ro như nam giới hay không,
điều này là một nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến quyết định khởi sự doanh nghiệp, đến thời gian tồn tại của doanh nghiệp, đến các quyết định kinh doanh của các giám đốc doanh nghiệp trước các tình huống kinh doanh, từđó ảnh hưởng đến các kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là nghiên cứu đầu tiên có tính đến thái độ của giám đốc đối với rủi ro khi đánh giá ảnh hưởng giới tính giám đốc đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ GIỚI VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH GIÁM ĐỐC ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Lý thuyết về giới
2.1.1. Giới tính, giới và vai trò giới
Giới là một khái niệm xuất hiện ở các nước nói tiếng Anh vào cuối những năm 60 và xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của hế kỷ XX. Cho đến nay, thuật ngữ
giới đã được sử dụng rất nhiều vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và trở nên quá quen thuộc. Tuy nhiên vẫn còn một số người vẫn còn nhầm lẫn giữa khái niệm “giới” và “giới tính”, và họ thường đánh đồng những khác biệt giữa nam và nữ về vai trò giới (do học mà có) với những khác biệt về mặt sinh học (do di truyền mà có). Đây là hai khái niệm tồn tại mối liên quan chặt chẽ những lại có bản chất khác nhau. Bản thân sự
xuất hiện khái niệm giới nhằm làm rõ sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ trên hai khía cạnh: sinh học (giới tính) và xã hội (giới)
“Giới tính chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt sinh học.
Giới chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới xét về mặt xã hội. Giới nói
đến các quan niệm, thái độ, hành vi, các mối quan hệ và tương quan vềđịa vị xã hội của nữ giới và nam giới trong bối cảnh xã hội cụ thể” (Mai Huy Bích, 2009, tr 18)
Luật Bình đẳng giới (2007) định nghĩa “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”.
Trần Thị Quế (1999, tr 16) đã viết rằng “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan vềđịa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể. Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam giới từ giác độ xã hội ”.
Từ các khái niệm ở trên, có thể thấy rằng, khái niệm “giới tính” và “giới” đều chỉ sự khác biệt giữa nam giới và nữ giới. Nhưng giữa chúng có sự khác biệt đáng kể. “Giới tính” chỉ các đặc điểm mang tính sinh học, mang tính bẩm sinh, khi sinh ra đã có của nam giới và nữ giới, ngoài ra giới tính còn mang tính đồng nhất, tính bất biến không thay đổi theo không gian và thời gian. Đặc trưng này không phụ thuộc vào mong muốn của con người. Trong khi đó, “giới” chỉ các đặc điểm mang tính xã hội. Giới được hình thành do dạy và học mà có, giới được hình thành do được dạy và được học từ Nhà trường, từ gia đình, từ xã hội; giới có tính đa dạng, mỗi vùng, mỗi nước,
mỗi địa phương, mỗi vùng miền lại khác nhau; giới có thể thay đổi được theo thời gian, không gian và nó chịu sự tác động của các yếu tố văn hóa, xã hội, kinh tế và chính trị.
Như vậy, với khái niệm giới được tiếp cận, có thể thấy rằng khái niệm về giới gắn chặt với một phạm trù, đó là vai trò giới.
Vai trò giới là các chức năng, trách nhiệm của nam giới và nữ giới theo quan niệm của xã hội, của cộng đồng (Nguyễn Thị Thuận, 2008). Như vậy, vai trò giới là những công việc và hành vi cụ thể mà xã hội trông đợi ở mỗi người với tư cách là nam giới hay phụ nữ theo quy định của từng nền văn hóa cụ thể. Vai trò giới là tập hợp các hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở nam và nữ liên quan đến những đặc điểm giới tính và năng lực mà xã hội coi là thuộc về nam giới hoặc thuộc về phụ nữ trong một xã hội hay một nền văn hóa cụ thể nào đó. Theo đó, vai trò giới được phân loại như sau:
Vai trò sản xuất: Là những công việc nhằm tạo ra thu nhập, nó có thể được tạo ra bởi cả nữ giới hoặc nam giới. Chúng bao gồm các hoạt động tạo ra sản phẩm, hàng hóa hoặc dịch vụ để trao đổi mua bán, hoặc sản xuất đơn giản chỉ đểđáp ứng nhu cầu tiêu dùng của gia đình. Về phương diện lý thuyết thì cả nam giới và phụ nữđều có thể
tham gia vào các hoạt động sản xuất này, tuy nhiên, trong vai trò sản xuất, quan niệm xã hội thường coi trọng công việc của nam giới hơn công việc của phụ nữ. Hay nói cách khác, do những định kiến trong xã hội nên mức độ tham gia của nam giới và phụ
nữ không như nhau và giá trị công việc họ làm cũng không được đánh giá và nhìn nhận như nhau. Ngoài ra, thực tế cho thấy trong vai trò sản xuất, cơ hội và điều kiện thăng tiến của phụ nữ hầu như bao giờ cũng kém hơn của nam giới.
Vai trò tái sản xuất sức lao động: Là những công việc đóng vai trò sinh sản và nuôi dưỡng. Nó bao gồm việc sinh con, nuôi con và làm những công việc nhà cần thiết