Thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinhdoanh cá thể tại Chi cục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 95)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ

4.1.3. Thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinhdoanh cá thể tại Chi cục

mới nội dung, hình thức tuyên truyền pháp luật về thuế cũng như tăng tần suất các buổi tuyên truyền hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức của người dân về các chính sách pháp luật về thuế.

Bảng 4.8. Đánh giá của hộ kinh doanh cá thể về công tác tuyên truyền chính sách

pháp luật về quản lý thuế

TT Chỉ tiêu (n=150) Đồng ý Không đồng ý Khác SL kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%) SL kiến) Tỷ lệ (%)

1 Nội dung tuyên truyền

ngắn gọn, dễ hiểu 70 46,7 60 40,0 20 13,3

2 Hình thức tuyên truyền

phong phú, hấp dẫn 65 43,3 65 43,3 20 13,3

3 Việc tuyên truyền

thường xuyên, liên tục 60 40,0 60 40,0 30 20,0 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

4.1.3. Thực trạng quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Văn Giang thuế huyện Văn Giang

4.1.3.1. Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế

a) Quản lý đối tượng nộp thuế

tượng có thực tế kinh doanh bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ vào diện quản lý thuế (thu nhập hộ kinh doanh có doanh thu dưới ngưỡng nộp thuế và đến ngưỡng nộp thuế) . Mục tiêu này tưởng chừng như đơn giản thông qua việc cấp mã số thuế, nhưng thực tế có những vướng mắc nhất định do ý thức chấp hành pháp luật của một số hộ kinh doanh còn thấp, các hộ này luôn tìm mọi cách để trốn thuế, kinh doanh không đăng ký nhất là ở lĩnh vực kinh doanh vận tải tư nhân, xây dựng cơ bản khu dân cư, hộ chỉ kinh doanh vào thời điểm buổi sáng và buổi tối (dịch vụ ăn sáng).

Công tác quản lý hộ kinh doanh được Lãnh đạo Chi cục giao cho đội thuế liên xã quản lý trực tiếp (Chi cục thuế huyện Văn Giang có 01 đội thuế liên xã). Tính đến thời điểm ngày 31/12/2017 Chi cục đang quản lý 1.375 hộ, trong đó có 322 hộ Chi cục thuế đang quản lý thuế nộp theo phương pháp khoán hàng tháng (trong 322 hộ khoán có 90 hộ kê khai sử dụng hóa đơn có khoán hàng tháng cho phần không xuất hóa đơn), và có 90 hộ nộp thuế theo kê khai (phần doanh số trên hóa đơn) và 1.053 hộ có thu nhập thấp.

Bảng 4.9. Tình hình quản lý đăn ký, kê khai thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở huyện Văn Giang, giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Số hộ (hộ) Số thuế (triệu đồng) Số hộ (hộ) Số thuế ( triệu đồng) Tỷ lệ 2016/ 2015 (%) Số hộ (hộ) Số thuế ( triệu đồng) Tỷ lệ 2017/2016 (%) Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền 1- Hộ kê khai 73 24,5 76 27,5 104,11 112,24 90 28 118,42 101,82 2- Hộ khoán - Hộ thu môn bài 1.401 437,9 1.408 442 100,50 100,94 235 177 16,69 40,05 - Hộ thu thuế tháng 90 18,2 235 59,7 261,11 328,02 235 63,7 100,00 106,70

Nguồn: Chi cục thuế huyện Văn Giang (2018) Do tình hình chung về sự thiếu tự giác của các hộ nộp thuế nên các cán bộ đội thuế có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với chính quyền các xã, thị trấn, Hội

đồng tư vấn thuế của các xã, thị trấn, công an, quản lý thị trường và các ngành liên quan khác để rà soát địa bàn quản lý, kịp thời nắm bắt tình hình kinh doanh của các hộ nhất là các hộ mới ra kinh doanh để thống kê và đưa vào quản lý thu thuế, chống thất thu thuế. Hàng năm đội thuế liên xã kết hợp với đội nghiệp vụ dự tóan- tuyên truyền hỗ trợ, đội ke khai kế toán thuế rà soát địa bàn, rà soát doanh số các hộ kinh doanh, phát tờ khai kê khai doanh số, nếu hộ kinhdoanh chưa có mã số thuế cán bộ thuế liên xã hướng dẫn làm các thủ tục để cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh. Cán bộ đội thuế liên xã tiến hành làm việc trực tiếp với chủ hộ kinh doanh để lập thủ tục quản lý thuế. Sau khi hướng dẫn chủ hộ lập thủ tục kê khai, đội thuế liên xã lập bảng kê và chuyển hồ sơ số hộ kinh doanh phát sinh về đội kê khai kế toán thuế để kiểm tra và nhập thông tin của hộ kinh doanh vào CSDL của Chi cục thuế.

Qua bảng 4.6 cho thấy số hộ kinh doanh có sự thay đổi mạnh khi có sự thay đổi về chính sách thuế. Năm 2015 thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của BTC quy định hộ kinh doanh có mức doanh thu 01 năm trên 100 triệu mới phải nộp thuế ổn định hàng tháng. Do vậy đầu năm 2015 Chi cục quản lý 1.401 hộ kinh doanh (thông tư 92/2015 chưa ra đời) nhưng đến cuối năm căn cứ thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 thì Chi cục mới quản lý được 90 hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu đồng.

Năm 2016 căn cứ thông tư 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 đội thuế liên xã đã kết hợp với đội nghiệp vụ dự toán - tuyên truyền hỗ trợ, đội kê khai kế toán thuế rà soát hộ kinh doanh và rà soát doanh thu hộ kinh doanh đã đưa hộ kinh doanh vào quản lý ổn định thuế hàng tháng tăng đáng kể so với năm 2015 cụ thể tăng 261,11%.

Năm 2017 căn cứ nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 thì hộ kinh doanh có mức doanh thu trên 100 triệu/năm mới phải nộp thuế môn bài,do vậy năm 2017 số hộ nộp thuế môn bài giảm so với năm 2016 và chỉ bằng 16,69 % về số hộ và bằng 40,05 % về số thuế. Như vậy năm 2017 số hộ thu thu thuế môn bài có giảm do thay đổi chính sách thuế môn bài, tuy nhiên về quản lý thuế tháng có tăng 6,7% về số thuế.

Với kết quả như vậy có thể thấy rằng, Chi cục và các cán bộ quản lý đã có những cố gắng rất tích cực trong việc nắm bắt các hộ kinh doanh để đưa vào quản lý. Qua mỗi năm số hộ kinh doanh quản lý thuế tháng ngày càng tăng lên, công việc của các cán bộ quản lý ngày càng nặng nề, họ phải đi sâu đi sát đến

từng ngóc ngách trên địa bàn mình quản lý nhằm thâm nhập một cách cặn kẽ tình hình thực tế, đưa các hộ mới ra kinh doanh vào diện quản lý. Tuy nhiên so với hộ kinh doanh thực tế theo số liệu của phòng thống kê huyện cung cấp thì số hộ nộp thuế hàng tháng lại có tỷ lệ thấp, tính đến 31/12/2017 là 235 hộ so với số hộ kinh doanh là 3.425 hộ mới chỉ đạt 6,86 %.

Hộp 4.3. Công tác quản lý đăng ký, kê khai thuế còn nhiều hạn chế

Lý do tỷ lệ số hộ nộp thuế thấp là do trong số các hộ điều tra thống kê có nhiều hộ có doanh nhỏ lẻ như hộ làm đậu, hộ nấu rượu, hộ chăn nuôi gia đình, hộ buôn bán lặt vặt, ngồi vỉa hè, bán hàng rong, hộ buôn bán sớm tối (ban ngày thì nghỉ đến tối mới bán hàng qua đêm) cơ quan thống kê cũng thống kê và coi đó là hộ kinh doanh dẫn đến số hộ kinh doanh Chi cục quản lý (cả hộ kinh doanh có doanh thu một năm từ 100 triệu trở xuống) là 1.375 hộ kinh doanh bằng 18.5% so với số liệu thống kê.

Số hộ kinh doanh quản lý thuế tháng là 235 hộ so với số hộ kinh doanh Chi cục quản lý là 1.375 hộ mới đạt 17,09 % là rất thấp và cần phải đánh giá lại cách đội thuế thuế liên xã quản lý hộ kinh doanh trên địa bàn. Khó khăn trước mắt mà Chi cục cũng thấy đó là số lượng cán bộ thuế thiếu, cả liên đội thuế xã chỉ có 03 người quản lý toàn bộ hộ kinh doanh trên địa bàn toàn huyện và đồng thời hộ kinh doanh trên địa bàn ý thức chấp hành pháp luật thuế là rất kém.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông T, Đội trưởng đội thuế liên xã, Chi cục thuế huyện Văn Giang (Tên của người trả lời phỏng vấn đã được ẩn để đảm bảo bí mật thông tin cá nhân)

b) Quản lý cấp mã số thuế

Theo Điều 7 Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11 của Quốc Hội thì tất cả NNT phải có nghĩa vụ đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của Pháp luật. Do vậy cá nhân có hoạt động kinh doanh chịu thuế đều phải kê khai đăng ký thuế để được cấp mã số thuế, việc cấp mã số thuế được thực hiện theo quyết định 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014 về việc ban hành quy trình quản lý đăng ký thuế. Cơ quan thuế có trách nhiệm sử dụng mã số thuế để theo dõi, quản lý, giao dịch với người nộp thuế, chẳng hạn: thông báo nộp thuế, phạt, tịch thu, các biên bản kiểm tra về thuế… Việc quản lý người nộp thuế trên mã số thuế đã đem lại hiệu quả rõ rệt cho công tác quản lý của Chi cục thuế huyện Văn Giang.

Bộ phận “một cửa” hướng dẫn hộ kinh doanh thực hiện kê khai theo các mẫu tờ khai ĐKT ban hành kèm theo Thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày

22/5/2012 của Bộ Tài chính và theo Phục lục I ban hành kèm theo quy trình quản lý đăng ký thuế (QĐ số 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014). Hộ kinh doanh gửi hồ sơ cho bộ phận một cửa tại Chi cục thuế huyện Văn Giang gồm chứng minh thư nhân dân đã được công chứng, giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ được bộ phận một cửa tiếp nhận chuyển lên cho đội kê khai kế toán thuế để kiểm tra và thực hiện các thủ tục cấp mã số cho người nộp thuế trên chương trình TMS. Việc cấp MST được thực hiện trên chương trình TMS diễn ra đơn giản và giảm thiểu công việc đối với cán bộ thuế vì hầu hết các công đoạn xử lý đều được máy tính thực hiện. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập các thông tin của đối tượng kinh doanh, chương trình sẽ lập tức xử lý và truyền tải thông tin về Chi cục thuế chậm nhất là 3 ngày thông qua đường truyền nội bộ..

Căn cứ vào phiếu trả kết quả hộ kinh doanh đến bộ phận 1 cửa nhận giấy chứng nhận cấp mã số thuế. Cán bộ phụ trách cấp mã số thuế của Chi cục thực hiện các thao tác cần thiết để in thông báo cấp mã số thuế, trình lãnh đạo ký để trả kết quả cấp mã số thuế cho hộ kinh doanh.

Bảng 4.10. Thống kê tình hình cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh cá thể ở huyện Văn Giang, giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu ngành 2015 (hộ) 2016 (hộ) 2017 (hộ) Lũy kế đến 31/12/2017 (hộ) Tỷ lệ (%) so với hộ đã cấp MST Tổng cộng 135 197 217 1.375 100 1- Sản xuất 9 3 6 27 100 2- Thương nghiệp 107 184 204 1302 100 3- Dịch vụ 12 7 5 25 100 4- Vận tải 7 3 2 21 100

Nguồn: Đội kê khai thuế - Chi cục thuế huyện Văn Giang (2018) Theo báo cáo của Chi cục thuế huyện Văn Giang Giang, tính đến 31/12/2017 đối với 1.375 hộ kinh doanh hiện Chi cục thuế đang quản lý có 1.250 hộ có MST, còn 52 trường hợp chưa cấp MST đều dơi vào trường hợp HKD có thu nhập thấp không phải nộp thuế. Chi cục đã tiếp nhận và hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh cá thể là 1.323 trường hợp, trong đó năm 2015 Chi cục đã cấp mã số thuế cho 135 hộ (trong đó có 29 hộ có GPKD), năm 2016 cấp 197 hộ (trong đó có 51 hộ có GPKD)và năm 2017 cấp 217 hộ (trong

đó có 145 hộ có GPKD). Năm 2018 Chi cục sẽ cấp hết các trường hợp còn thiếu kể cả các trường hợp HKD có thu nhập thấp.

Theo như bảng 4.10, số hộ có sản xuất kinh doanh được cấp mã số thuế đều đã tăng qua các năm: Năm 2016 tăng 62 hộ so với năm 2015; năm 2017 tăng 20 hộ so với năm 2016. Tuy nhiên tỷ lệ cấp MST có giấy phép kinh doanh còn ít, cụ thể số cấp MST năm 2015 là 150 số MST có GPKD là 29 hộ đạt 21%; năm 2016 số cấp MST là 197 mã trong đó có cấp 51 MST cho hộ kinh doanh có GPKD đạt 26%; năm 2017 cấp MST là 217 hộ có GPKD là 145 hộ đạt 67%.

Qua đối chiếu với số GPKD do phòng tài chính cung cấp với việc cấp MST đối với HKD có GPKD còn thiếu, cụ thể năm 2015 cấp GPKD là 150 hộ trogn đó số hộcó giấy phép KD đến Chi cục thuế Văn Giang làm thủ tục cấp MST là 29 hộ đạt 19%; năm 2016 cấp GPKD là 213 hộ trong đó số hộ có giấy phép KD đến Chi cục thuế Văn Giang làm thủ tục cấp MST là 145 hộ đạt 68%, năm 2017 cấp GPKD là 289 hộ trong đó số hộ có giấy phép KD đến Chi cục thuế Văn Giang làm thủ tục cấp MST là 145 hộ đạt 50%. Tỷ lệ HKD có GPKD đến làm MST còn rất thấp, qua trao đổi với hộ kinh doanh có GPKD nhưng không có MST là do khi làm thủ thục cấp GPKD xong không thấy cán bộ phòng tài chính hướng dẫn phải đi làm MST, Khi thu thuế thấy cán bộ thuế viết biên lai và có ghi MST lên nghĩ mình có rồi. Ngoài ra qua trao đổi với Ông Nguyễn Tuấn Thịnh đội trưởng đội thuế liên xã thì một số hộ Có xin cấp GPKD nhưng không kinh doanh họ làm GPKD với mục đích khác như vay vốn ngân hàng,… cán bộ thuế kiểm tra đại bàn không thấy kinh doanh.

Qua số liệu trên chứng tỏ số hộ kinh doanh có giấy phép kinh doanh đến Chi cục thuế làm thủ tục cấp MST còn chưa đầy đủ, đồng thời cũng phản ảnh liên đội thuế chưa quản lý hết hộ kinh doanh trên địa bàn. Qua bản trên việc cấp mã số thuế, tập chung chủ yếu ở ngành thương nghiệp. Qua số liệu nêu trên cho thấy còn một số lượng không nhỏ hộ kinh doanh đã được cấp giấy chứng nhận ĐKKD nhưng chưa cấp được mã số thuế và qua bảng ta thấy những hộ không đăng ký cấp MST thì 100% cơ quan thuế không quản lý. Nguyên nhân do hộ kinh doanh không nắm được mục đích, tác dụng của mã số thuế, một phần do các hộ làm thủ tục đăng ký kinh doanh với mục đích là để vay vốn ngân hàng để dùng tiền vay vào việc khác chứ thực tế không kinh doanh, hoặc đối phó với một số cơ quan như quản lý thi trường, hay một số làm giấy phép kinh doanh để khi mua hầng của các nhà phân phối không bị trích 10% khi trả phần tiền hoa hồng,

hoạc có một phần đăng ký kinh doanh xong lại bỏ hoặc đi làm ăn ở địa bàn khác và phần khác do trình độ văn hóa, ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh còn yếu nên đã có một số lượng lớn các hộ ra kinh doanh nhưng không hề đăng ký thuế cũng như kê khai thuế, cũng có phần do công tác tuyên truyền, giải thích chính sách thuế của cơ quan thuế chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh không chỉ gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước mà còn gây khó khăn trong việc quản lý mã số thuế của Nhà nước, tạo sự phiền hà, tuỳ tiện trong hành xử của cán bộ thuế và các đối tượng nộp thuế.

Bảng 4.11. Kết quả điều tra về thực trạng đăng ký cấp mã số thuế đối với hộ kinh doanh cá thể (tính cả hộ kinh doanh có thu nhập thấp)

STT Ngành nghề Số hộ điều tra (hộ) Trong đó Hộ có đăng ký MST Hộ không đăng ký MST Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%)

1 Phân phối, cung cấp hàng hóa 105 103 98,1 2 2 2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu NVL 20 17 85 3 15 3 Sản xuất, VT, DV có gắn HH, XD có bao thầu NVL 20 19 95 1 5

4 Hoạt động kinh doanh khác 5 5 100 0 0

Tổng Cộng 150 144 96 6 4

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2018) Qua phỏng vấn hộ bà Nguyễn Thị Hoa ở Thị trấn Văn Giang kinh doanh thương nghiệp, bà cho biết lý do không đi đăng ký kinh doanh do hộ kinh doanh nhỏ cần gì làm, và qua trao đổi tại sao cán bộ thuế không hướng dẫn làm MST thi bà Hoa cho biết cán bộ thuế cụ thể là ông Đào Quý Mão có đề nghị bà cung cấp bản photo CMT để làm MST nhưng bà không cung cấp sợ sau này liên quan đến pháp luật và bà Hoa cho rằng bà kinh doanh tại nhà bà nên không cần thiết phải làm các thủ tục về thuế vì bà không nộp thuế. Qua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 75 - 95)