Nội dung nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 35)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.3. Nội dung nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh

- Để quản lý tốt hộ kinh doanh trước hết là phải tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng thường xuyên các luật thuế và các văn bản dưới luật để người nộp thuế hiểu và tự giác chấp hành.

- Đối với các hộ kinh doanh là thu đúng, thu đủ, thu kịp thời

- Thường xuên kiểm tra, rà soát địa bàn để năm bắt kịp thời hộ bỏ kinh doanh, hộ mới ra kinh doanh hay hộ kinh doanh tăng quy mô kinh doanh (đầu tư mở rộng), hộ ngừng, nghỉ kinh doanh.

- Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế.

Việc quản lý hộ kinh doanh cán bộ thuế phải làm đúng theo quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh (quy trình quản lý hộ kinh doanh theo quyết định 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục thuế) (Tổng cục thuế, 2015).

2.1.3. Nội dung nghiên cứu giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể doanh cá thể

2.1.3.1. Đánh giá các giải pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Nghiên cứu tập trung đánh giá một số giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể đã và đang thực hiện nhằm chỉ ra những thuận lợi, và bất cập trong thực hiện các giải pháp này làm cơ sở đề xuất hoàn thiện các giải pháp.

a) Cải cách bộ máy và cơ chế quản lý thuế

Hiện nay, quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể được thực hiện theo mô hình quản lý thuế theo chức năng. Bên cạnh những ưu điểm, mô hình này chưa hoàn toàn thích ứng với điều kiện, trình độ hiểu biết pháp luật và tính tự giác thực hiện nghĩa vụ về thuế của người nộp thuế chưa cao. Cơ chế cho phép hộ kinh doanh tự kê khai, tự nộp thuế và chịu trách nhiệm về các khoản kê khai nhưng nhiều hộ ý thức tự giác nộp thuế chưa cao, đa số không thực hiện ghi chép sổ sách, vì vậy gây khó khăn trong thực hiện quản lý số thuế phải nộp. Để hoạt động quản lý thu thuế hộ kinh doanh cá thể đạt hiệu quả cao, Chi cục Thuế cần chú trọng đến việc cải cách bộ máy quản lý và cơ chế hoạt động.

- Kết hợp đan xen nguyên tắc quản lý thuế theo đối tượng và sắc thuế để phát huy toàn diện mô hình toàn diện quản lý thuế theo chức năng.

- Thường xuyên nâng cao chất lượng chuyên môn, kỹ năng cho cán bộ thuế.

b) Quản lý đăng ký thuế, khai thuế, ấn định

Quản lý số hộ kinh doanh là việc đầu tiên để tiến hành triển khai công tác thu thuế. Tình trạng thất thu thuế chủ yếu tập trung ở nhóm hộ kê khai vì việc kiểm soát gặp rất nhiều khó khăn như: Hộ kinh doanh thường có hai hệ thống sổ để đối phó, kê khai doanh số thấp, bán hàng không lập hóa đơn, ghi giá bán trên hóa đơn thấp hơn giá bán thực tế, hầu hết giao dịch không dùng tiền mặt, đầu vào, đầu ra không có hóa đơn... Để khắc phục các hạn chế trên, một số giải pháp đã được các chi cục thuế thực hiện là:

- Từng bước thực hiện liên thông trong cấp giấy phép kinh doanh và cấp đăng ký thuế.

- Tổ chức hồ sơ đăng ký thuế phân loại theo chủ thể tạo lập như hộ kinh doanh do một cá nhân làm chủ, hộ kinh doanh do hộ gia đình làm chủ, hộ kinh doanh do nhiều cá nhân làm chủ.

- Áp dụng đồng thời các căn cứ ấn định thuế đối với các hộ kinh doanh ổn đinh thuế: như so sánh đối chiếu về quy mô; về ngành nghề,…

- Minh bạch về doanh thu khoán và số thuế khoản phải nộp với sự tham gia của các cấp, các ngành.

c. Quản lý thông tin hộ kinh doanh

Theo Luật quản lý thuế 2006, “Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế,

ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.” Vì vậy, việc quản lý thông tin về hộ kinh doanh có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lý thuế. Để quản lý thông tin hộ kinh doanh các giải pháp thường được thực hiện là:

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng hộ kinh doanh trong việc cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

- Phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngành và UBND các xã, phường thông qua tiến hành thống kê và lập sơ đồ tên hộ kinh doanh, và tiến hành kiểm tra, giám sát diễn biến hoạt động của các hộ.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin quản lý danh bạ hộ kinh doanh theo địa bàn.

d. Tăng cường hoạt động kiểm tra

Để hoạt động quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể cần thực hiện tốt các hoạt động truy thu, truy hoàn và tiền phạt sau kiểm tra. Vì vậy cần thực hiện các giải pháp:

- Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, chú trọng đến công tác kiểm tra, thanh tra thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể.

- Tập trung kiểm tra nhóm hộ kinh doanh có rủi ro về thuế cao.

e. Đẩy mạnh tuyên truyền thông tin về chính sách pháp luật đến người

Nhận thức về trách nhiệm và nghĩa vụ của hộ kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể, bởi vậy hoạt động tuyên truyền thông tin về chính sách pháp luật đến người nộp thuế luôn được các chi cục thuế chú trọng thực hiện với một số giải pháp sau:

- Chú trọng trong công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: Tập huấn, đối thoại, tư vấn trực tiếp, tư vấn qua điện thoại, hoặc trả lời bằng công văn; phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; xuất bản các ấn phẩm dưới dạng các câu hỏi nhỏ, các tình huống cụ thể.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để thiết lập một website “Hộ kinh doanh” để các hộ dân dễ dàng tiếp cận, trao đổi các vấn đề về thuế.

- Thiết lập mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan thuế với hộ kinh doanh. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thuế vừa tinh thông nghiệp vụ, vừa có kỹ năng sư phạm.

2.1.3.2. Thực trạng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể i) Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế

Quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế bao gồm: Rà soát địa bàn, tổng hợp số hộ và hướng dẫn thủ tục kê khai đăng ký thuế và tiếp nhận hồ sơ khai thuế.

ii) Quản lý thu thuế

Quản lý thu thuế bao gồm: Tổ chức điều tra doanh thu thực tế của hộ kinh doanh; Lập bộ, tính thuế; Duyệt bộ thuế; Duyệt sổ bộ thuế phát sinh: thực hiện đối với hộ kinh doanh mới ra kinh doanh hay hộ kinh doanh đã ổn định thuế nay có thay đổi về quy mô kinh doanh hay ngành nghề kinh doanh; Cập nhật ý kiến phản hồi và ý kiến tham vấn hội đồng tư vân thuế về doanh thu và mức thuế khoán sau duyệt Sổ Bộ Thuế vào Hệ thống TMS; Công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử của ngành Thuế; Tổ chức công tác chỉ đạo, kiểm soát việc lập Bộ Thuế tại Chi cục Thuế và Đôn đốc và tổ chức công tác thu nộp thuế

iii) Quản lý miễn giảm thuế

Miễn giảm thuế hộ kinh doanh được thực hiện theo quyết định số 2371/QĐ-TCT ngày 18/12/2015 của Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh. Bao gồm: Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán tạm ngừng, nghỉ kinh doanh;Miễn, giảm thuế đối với trường hợp hộ kinh doanh gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo. Về xử lý số liệu được miễn, giảm thuế, trên cơ sở quyết định miễn, giảm thuế đối với hộ kinh doanh, đội kê khai kế toán thuế nhập dữ liệu vào hệ thống, hạch toán các khoản thu liên quan đến hộ kinh doanh và điều chỉnh sổ bộ thuế đối với hộ kinh doanh hàng tháng.

iv) Quản lý nợ thuế

Quản lý nợ thuế đối với hộ kinh doanh được thực hiện theo Quyết định 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 của Tổng Cục thuế về việc ban hành quy trình quản lý nợ. Đối với hộ kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN cán bộ thuế được phân theo địa bàn quản lý có trách nhiệm đôn đốc các khoản thuế nợ từ 1 đến 90 ngày. Công chức được phân quản lý hàng tháng cần phân loại thuế nợ, phân loại tính chất theo từng khoản nợ, nhóm nợ nhằm phản ánh kịp thời các thay đổi liên quan đến tính chất nợ. Công chức quản lý nợ thực hiện quy trình lập báo cáo phân loại tiền thuế nợ theo người nộp thuế theo mẫu số 12/QLN tại ứng dụng quản lý nợ thuế để làm cơ sở đôn đốc thu nợ. Hàng tháng, cơ quan thuế

thực hiện công khai thông tin người nợ thuế theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế. Lập báo cáo tình hình công khai thông tin người nợ thuế (theo mẫu số 13/QLN).

v) Kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Trong quá trình quản lý thuế, theo dõi tình hình thu nộp thuế, đội kiểm tra phối hợp với các đội thuế lựa chọn các hộ kinh doanh nợ đọng thuế lớn, nợ kéo dài hoặc nghi ngờ về trốn lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo duyệt và tiến hành kiểm tra hộ kinh doanh. Việc kiểm tra có thể được tiến hành tại trụ sở cơ quan quản lý thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.

Việc kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế được thực hiện thường xuyên nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

Khi kiểm tra hồ sơ thuế, công chức quản lý thuế thực hiện việc đối chiếu, so sánh nội dung trong hồ sơ thuế với các thông tin, tài liệu liên quan, các quy định của pháp luật về thuế, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết. Thời hạn kiểm tra thuế không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 31 - 35)