Kết quả điều tra về cấp giấy phép đăng kýkinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 60)

STT Ngành nghề điều tra Số hộ (hộ) Trong đó Hộ có giấy phép ĐKKD Hộ không có giấy phép ĐKKD Hộ Tỷ lệ (%) Hộ Tỷ lệ (%)

1 Phân phối, cung cấp hàng hóa 105 93 89 12 11 2 Dịch vụ, xây dựng không bao thầu NVL 20 14 70 6 30

3 Sản xuất, VT, DV có gắn HH, XD có bao thầu NVL 20 12 60 8 40

4 Hoạt động kinh doanh khác 5 3 60 2 40

Tổng cộng 150 122 70 28 30

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Qua số liệu trong Bảng 4.2 cho thấy các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện tập trung chủ yếu vào các ngành nghề thương nghiệp bình quân số hộ chiếm 83,7% trên tổng số hộ đăng ký kinh doanh với số vốn kinh doanh chiếm 78,7% trên tổng số vốn đã đăng ký.

Theo số liệu điều tra 150 hộ kinh doanh có 28 hộ chưa có giấy phép đăng ký kinh doanh, chiếm 18,6% tổng số hộ kinh doanh. Điều đó cho thấy ý thức

chấp hành pháp luật của một số hộ kinh doanh còn chưa tốt và việc phối hợp giữa cơ quan thuế và phòng tài chính còn hạn chế. Ngoài ra cán bộ quản lý thuế hộ kinh doanh chưa thường xuyên rà soát địa bàn, chưa thường xuyên thu thập thông tin của các hộ kinh doanh.

4.1.2. Đánh giá các giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể đã và đang thực hiện thời gian qua cá thể đã và đang thực hiện thời gian qua

4.1.2.1. Hệ thống văn bản tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể

Hiện nay, Nhà nước cùng các Bộ ngành, đặc biệt là Tổng cục thuế đã ban hành nhiều văn bản bao gồm luật, thông tư hướng dẫn liên quan đến công tác tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Các văn bản pháp luật có thể kể đến như:

Luật Quản lý thuế năm 2006 và Luật số 21/2012/QH13 ban hành sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế với các quy định về các khoản tiền thuế nợ, tiền phạt hộ gia đình, cá nhân gặp khó khăn, không thanh toán được nợ thuế, đã ngừng kinh doanh.

Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 07 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật quản lý thuế: Điều 5 Chương 2 quy định nguyên tắc tính thuế, khai thuế, nộp thuế; Điều 8 quy định về việc thay đổi, bổ sung thông tin đăng ký thuế và các quy định khác về việc tính thuế thu nhập, miễn giảm thuế cho hộ gia đình kinh doanh.

Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế trong đó có các quy định về việc tính thu nhập, thuế suất, thu nhập chịu thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể.

Thông tư số 204/2015/TT-BTC quy định về áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế trong đó có các quy định về việc thu thập, xử lý, quản lý, sử dụng thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế; ban hành bộ tiêu chí quản lý thuế và tổ chức đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật thuế đối với người nộp thuế đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong từng thời kỳ; về việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế tương ứng với mức độ rủi ro của người nộp thuế là các hộ kinh doanh cá thể.

Luật số 106/2016/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, luật thuế tiêu thụ đặc biệt và luật quản lý thuế, trong đó quy định về việc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, hoàn thuế, miễn thuế,

giảm thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể.

Thông tư 92/2015/TT-BTC về hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế được Bộ Tài chính ban hành ngày 15/06/2015.

Như vậy, có thể thấy Nhà nước liên tục ra các quy định, thông tư và sửa đổi luật quản lý thuế nói chung và các nội dung liên quan đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nói riêng để có thể áp dụng phù hợp với tình hình thực tế trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, qua quá trình nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang cho thấy trong quá trình thực hiện còn một số vướng mắc như sau cần hoàn thiện hơn trong thời gian tới:

Thứ nhất, quy định đăng ký kinh doanh tách rời đăng ký thuế dẫn tới một số hộ kinh doanh cố tình không đi đăng ký thuế, dẫn tới tình trạng chênh lệch giữa số hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh và số hộ đăng ký thuế. Theo Khoản 3 Điều 6 Thông tư số 95/2016/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế (có hiệu lực từ ngày 12/08/2016) thì “Hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh thực hiện đăng ký thuế cùng với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế lần đầu. Trường hợp được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh”. Khác với việc đăng ký thuế của DN được hiện đồng thời với đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh, thì việc đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh lại tách rời. Tình trạng này khiến số hộ kinh doanh đã đăng ký kinh doanh và số hộ đăng ký thuế có sự chênh lệch về số lượng. Từ đó dẫn tới công tác quản lý hộ kinh doanh không chặt chẽ, tốn kém thời gian, chi phí, bỏ lọt đối tượng thu thuế và làm thất thu cho nguồn thu ngân sách nhà nước.

Thứ hai, khó quản lý được doanh thu theo hóa đơn của hộ kinh doanh. Theo quy định tại Tiết a1 Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC thì “trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn quyển thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn”. Tức là hộ kinh doanh phải nộp cả thuế khoán và thuế dựa trên doanh thu theo hóa đơn. Tuy nhiên, trên thực tế

hiện nay nhiều hộ kinh doanh không có đủ kiến thức về tài chính kế toán nên việc ghi chép lại sổ sách kế toán gặp khó khăn. Ngoài ra, do khách hàng sử dụng dịch vụ, hàng hóa của hộ kinh doanh thường không lấy hóa đơn nên hộ kinh doanh cũng không xuất hóa đơn (ví dụ như nhà hàng, khách sạn, quán karaoke…), từ đó dẫn tới khó kiểm soát được doanh thu theo hóa đơn để tính thuế. Thiết nghĩ trong thời gian tới, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng như các cấp, ngành có liên quan tiếp tục rà soát bổ sung đầy đủ các quy định cần thiết trong quá trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh để xử lý kịp thời. Đồng thời, cần nâng cao trách nhiệm của hộ kinh doanh trong quá trình cung cấp thông tin cho cơ quan thuế…

4.1.2.2. Cải cách bộ máy và cơ chế quản lý

Bộ máy quản lý thuế của huyện Văn Giang đã trải qua nhiều giai đoạn gắn liền với các giai đoạn phát triển của ngành thuế cả nước. Khi đất nước ta chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường thì bộ máy quản lý thuế của huyện Văn Giang được tổ chức quản lý theo đối tượng bằng phương pháp chuyên quản khép kín. Đến năm 2004, thực hiện theo quyết đinh 218/2003/QĐ- TTg, bộ máy quản lý thuế được tổ chức lại theo chức năng quản lý thuế tuy nhiên vẫn còn đan xen quản lý theo đối tượng và quản lý theo chức năng nên hiệu quả còn hạn chế. Từ năm 2007 khi Luật Quản lý thuế có hiệu lực, để tăng cường hiệu quả quản lý thuế Chi cục thuế huyện Văn Giang đã thực hiện cải cách bộ máy cơ chế quản lý theo mô hình quản lý theo chức năng với nhiều ưu điểm như: bộ phận tuyên truyền và hỗ trợ đối tượng nộp thuế; bộ phận quản lý nợ và cưỡng chế thuế; bộ phận thanh tra kiểm tra; bộ phận xử lý tờ khai…. Tuy nhiên, khi triển khai cơ chế tự khai tự nộp theo mô hình quản lý theo chức năng thì yêu cầu người dân phải có hiểu biết cơ bản về chính sách thuế để thực hiện đúng nghĩa vụ, hoạt động thanh tra và cưỡng chế thuế phải có hiệu quả; hệ thống xử phạt phải nghiêm minh và công bằng. Vì vậy, khi cải cách thực hiện theo mô hình quản lý theo chức năng vẫn còn một số nhược điểm, bởi vậy, Chi cục thuế huyện Văn Giang phải tiếp tục hoàn thiện đồng bộ các bộ phận quan trọng.

Sau những cải cách về bộ máy cơ chế quản lý đối với hộ kinh doanh cá thể, ngoài các Đội nghiệp vụ tại Chi cục, công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể được giao trực tiếp cho 01 Đội thuế liên xã.

- Đội thuế liên xã gồm có 01 đồng chí Đội trưởng, 02 nhân viên, kết hợp với đội ngũ cán bộ ủy nhiệm thu quản lý trực tiếp số hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức kê khai và khoán thuế của địa bàn các xã và thị trấn.

được cải thiện. Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể được thể hiện theo sơ đồ sau:

Hình 4.1. Quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục thuế huyện Văn Giang

Nguồn: Chi cục thuế huyện Văn Giang (2018) Để có thể đánh giá được hiệu quả của việc cải cách bộ máy quản lý thuế huyện Văn Giang hiện nay, chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát các ý kiến của các cán bộ quản lý theo số mẫu đã chọn. Kết quả điều tra cho thấy, sự cải cách bộ máy quản lý thuế bước đầu đã có hiệu quả. Đa số các ý kiến đồng ý cho rằng “Bộ máy hoạt động ổn định, hiệu quả hơn” (84,6%); “Nhiệm vụ các bộ phận cơ cấu thuộc cơ quan thuế các cấp đã được quy định cụ thể, rõ ràng” (76,9%); Giảm bớt được sự chồng chéo, xoá bỏ bớt các bộ phận không cần thiết (69,2%); Bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế và nghĩa vụ với NSNN (76,9%). .

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá của cán bộ về cải cách bộ máy quản lý thuế ở huyện Văn Giang

TT Chỉ tiêu

(n=13)

Đồng ý Không đồng ý Không có ý kiến

SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%)

1 Bộ máy hoạt động ổn định, hiệu quả hơn 11 84,6 1 7,7 1 7,7

2 Nhiệm vụ các bộ phận cơ cấu thuộc cơ quan thuế

các cấp đã được quy định cụ thể, rõ ràng 10 76,9 1 7,7 2 15,4

3 Giảm bớt được sự chồng chéo, xoá bỏ bớt các bộ

phận không cần thiết 9 69,2 3 23,1 1 7,7

4

Bước đầu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế thực hiện các thủ tục hành chính thuế và nghĩa vụ với NSNN

10 76,9 1 7,7 2 15,4

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

4.1.2.3. Tăng cường quản lý thu thuế và triển khai kế toán hộ kinh doanh

Để có thể tăng cường hiệu quả của công tác thu thuế, Chi cục thuế huyện Văn Giang đã thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, trong đó quan trọng nhất là đôn đốc thu nộp thuế. Hàng tháng, quý Chi cục chỉ đạo các đội thuế phường, xã có trách nhiệm đôn đốc hộ kinh doanh nộp tiền thuế đúng thời hạn, đảm bảo thu số thuế phát sinh, tối thiểu phải đạt 90% số cơ sở nộp đúng ngày ghi theo thông báo, số còn lại chậm nhất đến ngày 30 của tháng hoặc tháng đầu của quý (đối với hộ kinh doanh nộp theo quý) phải thu hết.

Việc thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ khoa học giúp cho hoạt động quản lý kinh doanh được thuận lợi. Nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và sự cần thiết của công tác kế toán hộ, Chi cục Thuế huyện Văn Giang đã rất quan tâm và tích cực triển khai công tác này trong những năm qua.

Năm 2015 đến năm 2017 Chi cục thuế huyện Văn Giang thực hiện mở sổ sách kế toán đối với các hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn (hộ kê khai) 100% hộ kinh doanh hạch toán được doanh thu nhưng không hạch toán được chi phí.

Bảng 4.4. Số hộ kinh doanh cá thể thực hiện sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ giai đoạn 2015 – 2017 TT Tên xã Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ 1 TT Văn Giang 19 20 29 105,26 145,00 123,54 2 xã Xuân Quan 8 7 8 87,50 114,29 100,00 3 xã Cửu Cao 10 11 11 110,00 100,00 104,88 4 xã Phụng Công 9 9 11 100,00 122,22 110,55 5 xã Long Hưng 3 4 4 133,33 100,00 115,47 6 xã Liên Nghĩa 1 1 1 100,00 100,00 100,00 7 xã Tân Tiến 4 5 5 125,00 100,00 111,80 8 xã Thắng Lợi 2 1 1 50,00 100,00 70,71 9 xã Mễ Sở 6 7 7 116,67 100,00 108,01 10 xã Nghĩa Trụ 0 1 1 - 100,00 - 11 xã Vĩnh Khúc 11 10 12 90,91 120,00 104,45 Tổng cộng 73 76 90 104,11 118,42 111,03

Năm 2016 là năm trọng tâm trong triển khai công tác kế toán hộ. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Cục thuế tỉnh Hưng Yên, Chi cục thuế huyện Văn Giang đã thực hiện mở sổ sách cho 76 hộ, tăng 104,11% so với năm 2015. Năm 2017 thực hiện mở sổ sách cho 90 hộ, tăng 14 hộ tương ứng 118,42% so với năm 2016 (Bảng 4.3). Năm 2018 Chi cục tiếp tục duy trì số hộ hiện đang thực hiện sổ sách kế toán và thường xuyên rà soát, phân loại hộ kinh doanh trên địa bàn để đưa thêm số hộ phát sinh vào diện thực hiện sổ sách kế toán khác.

Hộp 4.1 Ý kiến của cán bộ Chi cục thuế huyện Văn Giang về bất cập trong sử dụng hóa đơn và sổ kế toán của hộ KD cá thể

Về hóa đơn chứng từ. Quy định hộ kinh doanh vẫn sử dụng chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn, dẫn đến sự không thống nhất giữa các chủ thể tham gia vào thị trường trong sử dụng hóa đơn chứng từ. Theo quy định hiện hành, hộ kinh doanh nộp thuế khoán sẽ không được cung cấp hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường. Khi có nhu cầu, hộ kinh doanh phải xin cơ quan thuế cung cấp hóa đơn bán lẻ thông thường, do đó gây khó khăn cho hộ kinh doanh và người mua hàng. Khi xuất hóa đơn bán hàng, hộ kinh doanh phải nộp ngay thuế GTGT và thuế thu nhập tính trên doanh thu ghi trong hóa đơn, trong khi hộ kinh doanh đã nộp thuế khoán theo doanh thu hàng tháng. Vậy họ có được trừ số thuế này vào số thuế ấn định hàng tháng phải nộp hay không thì vẫn chưa có quy định rõ về vấn đề này.

Về sổ kế toán. Chế độ kế toán được quy định dựa trên phương pháp tính thuế GTGT mà hộ kinh doanh áp dụng và sự đầy đủ hay không đầy đủ của các chứng từ. Quy định này không tính đến quy mô hoạt động, doanh thu tạo ra trong kỳ tính thuế nhiều hay ít, dẫn đến thực trạng có hộ kinh doanh hoạt động với mức doanh thu lớn nhưng vẫn áp dụng thuế khoán vì không có số liệu ghi chép trên sổ kế toán

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông A, cán bộ Chi cục thuế huyện Văn Giang (Tên của người trả lời phỏng vấn đã được ẩn để đảm bảo bí mật thông tin cá nhân) Công tác tuyên truyền phổ biến về mục đích, nội dung chế độ kế toán hộ kinh doanh theo Quyết định của Bộ Tài chính được thực hiện thường xuyên trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 60)