Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về cơ quan quản lý thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 97 - 102)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về cơ quan quản lý thuế

4.2. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỰC HIỆN GIẢ

4.2.2.Các yếu tố ảnh hưởng thuộc về cơ quan quản lý thuế

4.2.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý thuế và sự phối hợp giữa các ban ngành địa phương

Tổ chức bộ máy QLT là khâu quan trọng trong QLT, đảm bảo tính thống nhất, thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các chức năng QLT. Để đánh giá rõ hơn về tổ chức bộ máy quản lý thuế đối với HKD cá thể, chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ theo số mẫu đã chọn với mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với các đánh giá từ “Rất không hài lòng”, “Không hài lòng”, “Bình thường”, “Hài lòng” và “Rất hài lòng”. Kết quả đánh giá về tổ chức bộ máy quản lý thuế và sự phối hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan ban ngành địa phương là khá tốt với mức điểm trung bình đạt được là 3,66 điểm và được thể hiện cụ thể qua bảng dưới đây:

Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ quản lý thuế về tổ chức bộ máy quản lý và việc phối hợp giữa các ban ngành địa phương

Nội dung (n=13) Mức độ đánh giá Điểm trung bình Đánh giá chung 1 2 3 4 5 Tính chung 3,42 Hài lòng mức khá

Tổ chức bộ máy quản lý 0 2 3 3 5 3,84 Hài lòng mức tốt

Việc phối hợp giữa các ban

ngành địa phương 0 4 6 2 1 3,0

Hài lòng mức trung bình

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Có thể thấy kết quả điều tra về tổ chức bộ máy quản lý đạt được mức điểm là 3,42. Mức điểm này cho thấy các cán bộ thuế và cán bộ quản lý nhà nước đều đánh giá cao về cơ cấu tổ chức của chi cục thuế huyện Văn Giang. Tổ chức bộ máy khoa học, qui định chức năng nhiệm vụ phù hợp cộng với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, phẩm chất tốt được bố trí sử dụng hợp lý là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng công tác QLT.

Công tác QLT là công tác kinh tế - chính trị - xã hội tổng hợp liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội tại địa bàn do vậy chính quyền địa phương, các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp... có liên

quan đến hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, tình hình tuân thủ pháp luật của người nộp thuế hoặc liên quan đến công tác quản lý của cơ quan QLT. Các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn thuế, các hiệp hội kiểm toán, các đại lý thuế hay các tổ chức cung cấp thông tin khác đóng vai trò quan trọng, giảm đáng kể gánh nặng tư vấn thuế bằng việc hỗ trợ, thông tin về chính sách thuế, đại diện cho NNT trước cơ quan thuế.

Việc phối hợp giữa các ban ngành địa phương còn chưa được đánh giá cao với mức điểm trung bình chỉ đạt 3,0. Nhìn chung công tác quản lý thuế trên địa bàn thành phố trong những năm qua đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của thành ủy, UBND huyện và sự phối kết hợp khá tốt của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể trong công tác tuyên truyền các chính sách pháp luật về thuế, sự phối kết hợp trong công tác quản lý kê khai nghĩa vụ nộp thuế của các đối tượng nộp thuế đặc biệt là Phòng Tài chính, Đội quản lý thị trường, UBND các xã, phường, các Đài phát thanh địa phương... Tuy nhiên, thực trạng cho thấy ở một số xã phường chưa nhận thức rõ vai trò trách nhiệm của Chính quyền địa phương trong việc phối hợp, tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế, vẫn còn tư tưởng ỷ lại và cho rằng nhiệm vụ thu thuế là nhiệm vụ của Ngành thuế, do đó chưa có sự phối kết hợp tốt giữa chính quyền địa phương và cơ quan quản lý thuế, làm ảnh hưởng đến tiến độ thu cũng như công tác quản lý thu thuế tại địa phương.

4.2.2.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ thuế

Nguồn nhân lực QLT tính cả về mặt số lượng, trình độ đào tạo, kỹ năng, kinh nghiệm, đạo đức, tính trung thực, sự tận tụy của cán bộ thuế... có tác động rất lớn đến QLT. Ngược lại, trình độ chuyên môn yếu, năng lực hạn chế làm việc với năng suất, chất lượng thấp, sai sót. Mặt khác, QLT là một công việc phức tạp, gần với đồng tiền, vì vậy dễ nảy sinh tiêu cực. Đào tạo và phát triển nhân lực thuế đủ năng lực, phẩm chất đảm đương nhiệm vụ kết hợp với phương pháp làm việc tiến tiến, trang thiết bị phương tiện làm việc hiện đại sẽ cho ra sản phẩm QLT hiệu lực, hiệu quả. Kết quả tự đánh giá của cán bộ theo số mẫu đã chọn với mức đánh giá từ 1 đến 5 tương ứng với các đánh giá từ “Rất không hài lòng”, “Không hài lòng”, “Bình thường”, “Hài lòng” và “Rất hài lòng” cho thấy, nhìn chung, trình độ và phẩm chất đạo đức của cán bộ Chi cục thuế huyện Văn Giang được đánh giá khá cao với mức điểm 3,65. Mức điểm cụ thể cho hai chỉ tiêu trình độ và phẩm chất được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 4.22. Kết quả tự đánh giá về năng lực, phẩm chất của cán bộ quản lý thuế trên địa bàn huyện Văn Giang

Nội dung Mức độ đánh giá Điểm trung bình Đánh giá chung 1 2 3 4 5 Tính chung 3,65 Hài lòng mức tốt

Trình độ của cán bộ thuế 0 2 3 3 5 3,84 Hài lòng mức tốt Phẩm chất đạo đức của cán bộ

thuế 0 3 4 3 3 3,46 Hài lòng mức khá

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018) Trình độ của cán bộ thuế được đánh giá khá cao với mức điểm 3,84 thể hiện cán bộ thuế được đào tạo về mặt kỹ năng, kiến thức, giỏi nghiệp vụ qua đó thực hiện tốt các nghiệp vụ thuế trên địa bàn. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn của các cán bộ của Chi cục còn chưa đồng đều. Phẩm chất đạo đức của cán bộ thuế được đánh giá 3,46 điểm, đây là mức điểm khá cao nhưng thấp hơn so với trình độ. Số lượng công chức thuế bố chí để quản lý các đội thuế xã phường còn chưa đủ để đáp ứng quản lý thu so với số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Do đó, trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ cũng gặp không ít khó khăn. Cán bộ thuế trên địa bàn vẫn tồn tại một số tiêu cực, một số cán bộ còn chưa trung thực, chưa tận tụy với người dân. Bởi vậy, Chi cục thuế huyện Văn Giang cần chú trọng hơn nữa đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đạt được hiệu quả quản lý thuế tốt hơn.

Để có thể đánh giá rõ hơn và khách quan hơn về năng lực của đội ngũ cán bộ chi cục thuế huyện Văn Giang, chúng tôi tiến hành điều tra các HKD theo số mẫu đã chọn về mức độ hài lòng đối với các cán bộ quản lý thuế. Kết quả điều tra cho thấy, đối với Năng lực và trình độ của cán bộ có điểm trung bình đánh giá là 2,87 (Hài lòng mức khá). Về tinh thần trách nhiệm đối với công việc có số điểm trung bình đánh giá là 2,58 (tương ứng Hài lòng mức thấp).Về phẩm chất đạo đức và thái độ phục vụ có số điểm trung bình đánh giá là 2,67 (Hài lòng mức thấp). Đối với tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm công tác cũng như về thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan có số điểm đánh giá trung bình lần lượt là 3,01 và 3,07 tương ứng với mức hài lòng trung bình.

Bảng 4.23. Đánh giá sự hài lòng của các hộ kinh doanh cá thể đối với đội ngũ cán bộ, viên chức làm công tác quản lý thuế

TT Tiêu chí Mức độ đánh giá Điểm

trung bình Đánh giá chung

1 2 3 4 5

1 Năng lực và trình độ của cán

bộ 35 30 30 30 25 2,87 Hài lòng mức khá

2 Tinh thần trách nhiệm đối với

công việc 35 45 35 17 18 2,58 Hài lòng mức thấp

3 Phẩm chất đạo đức và thái độ

phục vụ 37 44 25 19 25 2,67 Hài lòng mức thấp

4 Tính chuyên nghiệp và kinh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệm công tác 28 31 29 35 27 3,01 Hài lòng mức trung bình

5 Thực hiện nội quy quy chế làm

việc của cơ quan 25 35 27 30 33 3,07 Hài lòng mức trung bình

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Như vậy có thể thấy, đa số ý kiến của các HKD hài lòng ở mức thấp đối với đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý thuế đặc biệt là về tinh thần trách nhiệm đối với công việc và phẩm chất đạo đức và thái độ phục vụ. Qua tìm hiểu thực tế được biết hiện nay vẫn còn nhiều cán bộ có tinh thần trách nhiệm chưa cao đối với công việc, trong thi hành công vụ còn nhiều cán bộ chưa thực sự kính trọng nhân dân. Trong thời gian tới, chi cục thuế huyện Văn Giang cần có các biện pháp để nâng cao tinh thần trách nhiệm đối với công việc cũng như nâng cao đạo đức và thái độ phục vụ nhân dân của cán bộ thuế nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý thuế HKD trên địa bàn huyện.

4.2.2.3. Tài sản, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý thuế

Cơ sở vật chất là nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế, đó là nhà cửa, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ.. Cùng với sự phát triển của đất nước, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế phải ngày càng khang trang, hiện đại. Một mặt để bộ máy quản lý thuế có thể hoạt động một cách hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, tiêu cực. Mặt khác, để phục vụ người nộp thuế một cách nhanh gọn, chính xác, giảm thiểu những phiền hà không đáng có. Một trong những cơ sở vật chất quan trọng đó là hệ thống các công nghệ thông tin trong cơ quan thuế. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giảm thiểu thời gian, công sức của cán bộ thuế cũng như của người nộp thuế. Qua vận dụng những ưu thế của công nghệ thông tin sẽ giúp việc quản lý thuế được chính xác tình trạng hoạt động cũng như tính chính xác của công tác dự báo nguồn thu cũng như báo cáo, thống kê. Đào tạo nâng cao trình độ sử dụng máy tính và khai thác thông tin trên mạng cho đội ngũ cán bộ thuế. Trước mắt đào tạo chuyên sâu cho lực lượng cán bộ làm công tác giá tính thuế và công nghệ thông tin. Bảng 4. cho thấy tình hình cơ sở vật chất giai đoạn 2015-2017 đã có sự đầu tư đáng kể, đặc biệt trang thiết bị máy móc kỹ thuật như máy vi tính, máy in, máy photo, trang thiệt phục vụ cho công tác hỗ trợ tuyên truyền đã có sự đầu tư như máy chiếu, máy ảnh, máy quay phim... So với năm 2015 tài sản máy móc thiết bị năm 2017 tăng 42,4 %, cụ thể tăng 1469,6 triệu đồng. Tuy nhiên, tại các đội thuế phường xã vẫn còn tình trạng máy móc đã cũ, lạc hậu dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý thu thuế. Trụ sở làm việc của văn phòng chi cục thuế tuy đã được quan tâm nâng cấp sửa chữa nhưng vẫn còn rất hạn chế, văn phòng chi cục quá chật chội, một số đội thuế liên phường xã vẫn còn phải nhờ trụ sở của ủy ban nhân dân phường xã để làm việc.

Bảng 4.24. Tình hình đầu tư cơ sở vật chất của Chi cục thuế huyện Văn Giang ĐVT:Triệu đồng TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 BQ

1 Phương tiện vận tải 280,5 400,8 600,2 142,9 149,8 146,3 2 Máy móc thiết bị 400,5 600,1 800,7 149,8 133,4 141,4 3 Nhà cửa, văn phòng 750,8 1.050,1 1.500,5 139,9 142,9 141,4 4 Tổng cộng 1431,8 2051 2901,4 143,2 141,5 142,4 Nguồn: Chi cục thuế huyện Văn Giang (2018) Để có thể đánh giá rõ hơn về tình hình cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý thuế trên địa bàn, chúng tôi tiến hành điều tra các cán bộ theo số mẫu đã chọn. Kết quả cho thấy, đa số ý kiến đánh giá cho rằng cơ sở vật chất không đủ đáp ứng nhu cầu công việc và nhiều ý kiến đề nghị cần tăng cường cơ sở vật chất cho công tác quản lý thuế trên địa bàn trong thời gian tới (Bảng 4.25)

Bảng 4.25. Đánh giá của cán bộ thuế về cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thuế trên địa bàn huyện Văn Giang

TT Chỉ tiêu (n=13) Đồng ý Không đồng ý Khác SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) SL (Ý kiến) Tỷ lệ (%) 1 Cơ sở vật chất đầy đủ, hiện đại 3 23,1 9 69,2 1 7,7 2 Cơ sở vật chất thiếu thốn, không đủ đáp ứng nhu cầu công việc

8 61,5 3 23,1 2 15,4

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 97 - 102)