CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 39)

DOANH CÁ THỂ

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của một số địa phương ở Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của Chi cục thuế huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Năm 2016 Chi cục thuế huyện Văn Lâm quản lý thu thuế là 711 hộ kinh doanh và số thu từ khu vực kinh tế hộ kinh doanh cá thể là 13.743.170.809đ so với năm kế hoạch giao 9.500.000.000đ tăng 45% và so với cùng kỳ năm 2015 tăng 9% (Chi cục thuế huyện Văn Lâm, 2018).

Tuy nhiên, vẫn còn một số khiếm khuyết cần khắc phục đó là hiện tượng thất thu thuế ở diện hộ và doanh thu tính thuế. Nguyên nhân là do một số cán bộ

thuế chưa thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, chưa đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi chây ỳ không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế kinh doanh và ngại va chạm. Tại chi cục thuế Văn Lâm 100% các hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ nên phổ biến vẫn áp dụng biện pháp khoán doanh thu (Chi cục thuế huyện Văn Lâm, 2018).

Sang năm 2017, Chi cục thuế huyện Văn Lâm đã đề ra và thực hiện các biện pháp sau:

- Lập, duyệt bộ phí môn bài, thuế hộ cá thể và thông báo mức phí môn bài, thuế khác hàng tháng theo quý tới từng hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo điều kiện để các hộ chủ động nộp kịp thời vào NSNN..

- Nhập dữ liệu hộ kinh doanh lên dữ liệu nghành (TMS) để ai cũng có thể tra cứu được hộ kinh doanh quản lý và doanh thu, mức thuế phải nộp

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế, kết hợp với vận động thuyết phục nhân dân thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát doanh thu của hộ kinh doanh đã sát thực tế chưa?

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, với UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Chi cục Thuế huyện Phù Ninh được tái lập từ tháng 9 năm 1999, thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện gồm 21 xã, thị trấn. Được sự quan tâm của ngành thuế và Huyện ủy, UBND huyện Phù Ninh nên cơ sở vật chất được đầu tư rất cơ bản tạo điều kiên thuận lợi để Chi cục thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những năm qua Chi cục liên tục hoàn thành vượt kế hoạch giao thu ngân sách. Để có kết quả đó Chi cục đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như sau: (Đào Thị Mỹ Dung, 2014)

Với số lượng cán bộ còn thiếu so với yêu cầu quản lý Chi cục đã chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ mới được bổ sung, phân công cán bộ cũ có kinh nghiệm hướng dẫn cán bộ mới thực hiện công tác chuyên môn. Thông qua tập huấn nghiệp vụ, bám sát quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn. theo công việc thực tế

“cầm tay, chỉ việc” nên số cán bộ mới đã cập nhật và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ chung của Chi cục. Song song với công tác tập huấn, cập nhật chính sách, Chi cục đã quan tâm động viên cán bộ đi học ngoài giờ nâng cao trình độ. Việc phân công, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nên đã khai thác và phát huy được năng lực, sở trường của mỗi người. Các chế độ của cán bộ được quan tâm chi trả đúng quy định, việc đánh giá xếp loại cán bộ theo kết quả công tác và gắn với công tác thi đua khen thưởng đã thúc đẩy sự nỗ lực và thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao trong Chi cục (Đào Thị Mỹ Dung, 2014)

Đối với công tác chuyên môn: Một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là công tác cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế. Các ứng dụng của ngành được triển khai đến từng bộ phận, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Bên cạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách, giải đáp kịp thời vướng mắc cho người nộp thuế, Chi cục còn đi sâu tìm hiểu, phân tích các hoạt động kinh tế, thị trường, tài chính doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh và khai thác những khoản thu phát sinh và truy thu thuế tồn đọng. Song song với đó là việc thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.... Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn chống thất thu ngân sách (Đào Thị Mỹ Dung, 2014).

2.2.2. Bài học rút ra cho Chi cục thuế huyện Văn Giang trong việc quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 39)