CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 42)

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI HỘ KINH

DOANH CÁ THỂ

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của một số địa phương ở Việt Nam

2.2.1.1. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể của Chi cục thuế huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên

Năm 2016 Chi cục thuế huyện Văn Lâm quản lý thu thuế là 711 hộ kinh doanh và số thu từ khu vực kinh tế hộ kinh doanh cá thể là 13.743.170.809đ so với năm kế hoạch giao 9.500.000.000đ tăng 45% và so với cùng kỳ năm 2015 tăng 9% (Chi cục thuế huyện Văn Lâm, 2018).

Tuy nhiên, vẫn còn một số khiếm khuyết cần khắc phục đó là hiện tượng thất thu thuế ở diện hộ và doanh thu tính thuế. Nguyên nhân là do một số cán bộ

thuế chưa thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, chưa đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi chây ỳ không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế kinh doanh và ngại va chạm. Tại chi cục thuế Văn Lâm 100% các hộ kinh doanh chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ nên phổ biến vẫn áp dụng biện pháp khoán doanh thu (Chi cục thuế huyện Văn Lâm, 2018).

Sang năm 2017, Chi cục thuế huyện Văn Lâm đã đề ra và thực hiện các biện pháp sau:

- Lập, duyệt bộ phí môn bài, thuế hộ cá thể và thông báo mức phí môn bài, thuế khác hàng tháng theo quý tới từng hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo điều kiện để các hộ chủ động nộp kịp thời vào NSNN..

- Nhập dữ liệu hộ kinh doanh lên dữ liệu nghành (TMS) để ai cũng có thể tra cứu được hộ kinh doanh quản lý và doanh thu, mức thuế phải nộp

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế, kết hợp với vận động thuyết phục nhân dân thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát doanh thu của hộ kinh doanh đã sát thực tế chưa?

- Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, với UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn

2.2.1.2. Kinh nghiệm quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Chi cục Thuế huyện Phù Ninh được tái lập từ tháng 9 năm 1999, thực hiện nhiệm vụ quản lý thu ngân sách trên địa bàn huyện gồm 21 xã, thị trấn. Được sự quan tâm của ngành thuế và Huyện ủy, UBND huyện Phù Ninh nên cơ sở vật chất được đầu tư rất cơ bản tạo điều kiên thuận lợi để Chi cục thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những năm qua Chi cục liên tục hoàn thành vượt kế hoạch giao thu ngân sách. Để có kết quả đó Chi cục đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như sau: (Đào Thị Mỹ Dung, 2014)

Với số lượng cán bộ còn thiếu so với yêu cầu quản lý Chi cục đã chú trọng công tác đào tạo cho cán bộ mới được bổ sung, phân công cán bộ cũ có kinh nghiệm hướng dẫn cán bộ mới thực hiện công tác chuyên môn. Thông qua tập huấn nghiệp vụ, bám sát quy trình nghiệp vụ, hướng dẫn. theo công việc thực tế

“cầm tay, chỉ việc” nên số cán bộ mới đã cập nhật và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào hoàn thành nhiệm vụ chung của Chi cục. Song song với công tác tập huấn, cập nhật chính sách, Chi cục đã quan tâm động viên cán bộ đi học ngoài giờ nâng cao trình độ. Việc phân công, bố trí cán bộ phù hợp với năng lực, trình độ của từng người nên đã khai thác và phát huy được năng lực, sở trường của mỗi người. Các chế độ của cán bộ được quan tâm chi trả đúng quy định, việc đánh giá xếp loại cán bộ theo kết quả công tác và gắn với công tác thi đua khen thưởng đã thúc đẩy sự nỗ lực và thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao trong Chi cục (Đào Thị Mỹ Dung, 2014)

Đối với công tác chuyên môn: Một trong những giải pháp quan trọng nhất đó là công tác cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế. Các ứng dụng của ngành được triển khai đến từng bộ phận, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế. Bên cạnh việc tuyên truyền, hỗ trợ về chính sách, giải đáp kịp thời vướng mắc cho người nộp thuế, Chi cục còn đi sâu tìm hiểu, phân tích các hoạt động kinh tế, thị trường, tài chính doanh nghiệp để kịp thời phát hiện những sai sót trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, kịp thời chấn chỉnh và khai thác những khoản thu phát sinh và truy thu thuế tồn đọng. Song song với đó là việc thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt nhằm đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế.... Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trên địa bàn chống thất thu ngân sách (Đào Thị Mỹ Dung, 2014).

2.2.2. Bài học rút ra cho Chi cục thuế huyện Văn Giang trong việc quản lý thuế hộ kinh doanh cá thể thuế hộ kinh doanh cá thể

Từ những kinh nghiệm của một số địa phương trong việc quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể, muốn quản lý tốt hộ kinh doanh thì phải xây dựng một hệ thống thuế hiện đại phù hợp theo thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tế của quốc gia theo từng giai đoạn nhất định cả về chính sách thuế cũng như hệ thống quản lý thuế. Một hệ thống quản lý thuế hiện đại phải đảm bảo được nguyên tắc công bằng, minh bạch và đồng thời cũng là mục tiêu cao nhất của bất kỳ ngành thuế nào - đó là khuyến khích sự tuân thủ tự giác của người nộp thuế. Tuân thủ tự giác đi liền với quản lý theo cơ chế tự khai, tự nộp thuế.

Một số vấn đề cơ bản được rút ra từ kinh nghiệm của các địa phương là: - Chính sách tuyên truyền pháp luật thuế đến người nộp tốt sẽ nâng cao tính tự giác chấp hành chính sách pháp luật thuế.

- Giảm bớt các thủ tục hành chính về thuế và các chi phí thực hiện nghĩa vụ thuế của NNT.

- Áp dụng công nghệ tin học trong công tác quản lý thuế.

- Đội ngũ cán bộ thuế cũng cần phải được đào tạo để có đủ trình độ, năng lực đáp ứng theo yêu cầu.

Nâng cao cơ chế tự khai - tự nộp thuế. Cần nâng cao được tính tuân thủ của hộ kinh doanh cá thể ở việc nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn với tỉ lệ, chất lượng cao.

Xây dựng bộ máy quán lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồn nhân lực hợp lý. Xây dựng tiêu chí cán bộ đáp ứng theo yêu cầu chuyên môn và tuân thủ pháp luật. cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hoá chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng, theo hướng: Quản lý nợ thuế; Kiểm tra, giám sát; và tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế.

2.2.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

Nghiên cứu về công tác nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hộ kinh doanh đã có khá nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện. Trong đó đáng chú ý là một số công trình như:

- Đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay” được thực hiện năm 2003 bởi tập thể tác giả gồm PGS.TS Nguyễn Thị Bất là chủ nhiệm đề tài và các cộng sự. Đề tài đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận cơ bản về quản lý thuế và phân tích thực trạng quản lý thuế ở Việt Nam. Đồng thời đề tài đưa ra các giải pháp mang tính khá phù hợp với tình hình thực tiễn của Việt Nam. Tuy nhiên nghiên cứu của đề tài mới dừng lại ở mốc thời gian 2003 nên đã có nhiều thay đổi so với thời điểm hiện tại.

- Đề tài “Đổi mới và hoàn thiện hệ thống quản lý thu thuế ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Mai Hương là một đề tài cấp Viện Khoa học Tài chính năm 2013. Đóng góp chủ yếu của đề tài là đã khái quát thực trạng công tác quản lý thuế ở Việt Nam và đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế trên 2 góc độ: thực trạng công tác tổ chức bộ máy quản lý thu thuế và thực trạng công tác hành thu. Từ phân tích kinh nghiệm quản lý thu thuế của một số nước trên thế giới và thực trạng của Việt Nam, đề tài rút ra một số bài học kinh nghiệm và nêu ra các giải pháp khá phù hợp với Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài chưa đề cập đến

một số vấn đề lý thuyết cơ bản như khái niệm quản lý thuế, nội dung và các phương thức quản lý thuế. Một số nhận xét về cải cách quản lý hành chính thuế ở một số nước trên thế giới được tác giả nêu ra là khá phong phú nhưng các bài học cho Việt Nam chưa rõ. Các giải pháp chưa có tính đột phá để cải thiện về cơ bản công tác quản lý thuế ở Việt Nam hiện nay.

- Luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh của tác giả Đỗ Ngọc Nam (2011) - Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội: “Quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh

cá thể tại Chi cục thuế huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai”. Luận văn đã phân tích

đánh giá thực trạng công tác quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu tác giả đã đưa ra nhiều giải pháp và kiến nghị có giá trị đối với địa phương. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu của đề tài chỉ phù hợp trong giai đoạn đó, với đặc điểm của địa phương có những điểm khác biệt nhất định với các địa phương khác trong cả nước và chưa đề cập đến các chỉ tiêu hiệu quả trong công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau, trên nhiều khía cạnh khác nhau đã đề cập đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu về tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Trong khi đó thực tế phát triển kinh tế xã hội ở Văn Giang đang thay đổi khá nhanh, yêu cầu đặt ra đối với các ngành nói chung, ngành thuế nói riêng đòi hỏi phải có các giải pháp thực tế và khả thi hơn. Dù có nhiều cố gắng, song thuế vẫn là lĩnh vực ở huyện còn nhiều vấn đề bất cập, trong đó có việc tăng cường quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh cá thể. Vì vậy, đây là vấn đề y mang tính thời sự và cấp thiết đối với sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Giang nói chung, ngành thuế trên địa bàn nói riêng hiện nay và trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn huyện văn giang, tỉnh hưng yên (Trang 37 - 42)