Các loại sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên Đông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 57 - 59)

huyện Điện Biên Đông

STT LUT Kiểu sử dụng Diện tích (ha) Tổng (ha) Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2

1 Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 1,31 3,03 4,34

2 2lúa – màu Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương 0,38 1,17 2,69 Lúa xuân – Lúa mùa – khoai lang 0,40 0,74

3 Lúa - màu Lúa nương – Ngô 3,20 2,65 9,48 Lúa nương – khoai sọ 2,37 1,26

4 Chuyên rau, màu

Su hào – Cà chua - Bắp cải 0,15 0,26

0,98 Lạc – Khoai lang – Bắp cải 0,20 0,37

5 Cây ăn quả Nhãn, Mận, Dứa 2,95 2,95 6 Cây rừng Keo, bạch đàn 17,00 6,00 23,00 7 Cây CN lâu

năm Chè, cà phê 4,50 3,50 8,00

8 NTTS Cá nước ngọt (chép, trắm,

trôi...) 2,46 2,46

Dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện có thể phân chia thành 2 tiểu vùng sản xuất nông nghiệp:

 Tiểu vùng 1: Có địa hình cao. Song cây trồng chính vẫn là cây lúa, cây rừng, cây ăn quả, cây CN lâu lăm và rau các loại...

Gồm các xã: Pú Nhi, Nong U, Na Son, Xa Dung, keo Lôm, Thị Trấn. Đây là vùng có địa hình cao thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vẫn là lúa và một số loại rau. Ở những vùng này có diện tích đồi

núi khá lớn nên thích hợp trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn và trồng rừng, cây CN lâu năm.

Trong tương lai, huyện phải có biện pháp tăng cường công tác thủy nông, áp dụng xen canh, tăng vụ, đưa các cây trồng, vật nuôi có năng suất cao vào sản xuất, phát triển mô hình trang trại, phát triển cây rừng.

Để đảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện được cho vùng nghiên cứu tôi chọn xã Pú Nhi và Thị trấn làm địa điểm nghiên cứu.

 Tiểu vùng 2: Có địa hình đồi núi thấp,gần hệ thống sông bao gồm các

xã như: Mường Luân,Luân Giói, Háng Lìa, Phình Giàng...cây trồng chính vẫn là cây lúa, cây rau màu, cây ăn quả

Để đảm bảo tính khái quát cho vùng nghiên cứu chúng tôi chọn xã Mường Luân và Phì Nhừ làm địa điểm nghiên cứu.

Các giống cây trồng vật nuôi giữa 2 tiểu vùng không có sự khác biệt nhiều về chủng loại và năng suất. Thực tế trên địa bàn huyện không có sự khác nhau nhiều về các loại sử dụng đất cũng như các kiểu sử dụng đất, chỉ khác nhau về loại hình sử dụng cây rừng vì tiểu vùng 1 có nhiều đồi núi hơn tiểu vùng 2.

4.3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP 4.3.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá chất lượng hoạt động của các loại sử dụng đất trong vùng nghiên cứu. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế thì kết quả sản xuất và chi phí đều được dựa trên cơ sở giá cả thị trường tại thời điểm xác định, trong đề tài nghiên cứu đã dựa vào giá cả thị trường tại địa bàn huyện Điện Biên Đông 2017.

Tiểu vùng 1: Theo bảng 4.9 tiểu vùng 1 có 7 loại sử dụng đất chính với

10 kiểu hình sử dụng đất.

- LUT Chuyên lúa: Kiểu sử dụng đất LX – LM có GTSX là 81,79 triệu đồng/ha, CPTG là 27,82 triệu đồng/ha, TNHH là 53,97 triệu đồng/ha và HQĐV là 1.94 lần.Tuy có mức thu nhập không phải cao so với các LUT khác nhưng mức đầu tư thấp hơn, thu nhập ổn định. Việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Đây là LUT quan trọng nhất đảm bảo vấn đề an toàn lương thực của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 57 - 59)