Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 36 - 41)

3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Tại huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên bao gồm 13 xã, 01 thị trấn.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian tiến hành đề tài luận văn: Tháng 3/2017 – 10/2018

- Thời gian số liệu thu thập số liệu thứ cấp trong 5 năm gần nhất (2013 - 2017).

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu là quỹ đất nông nghiệp, các loại hình sử dụng nông nghiệp (LUT), các kiểu sử dụng đất và các yếu tố liên quan đến quá trình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nghiên cứu.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Điện Biên

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, đất đai, khí hậu thời tiết… - Đặc điểm về kinh tế xã hội: thực trạng phát triển kinh tế, xã hội; thực trạng phát triển các ngành; tình hình dân số, lao động, việc làm; vấn đề an ninh chính trị.

- Xác định những thuận lợi và hạn chế trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến sử dụng đất nông nghiệp.

3.4.2. Đánh giá tình hình quản lí đất đai và hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên nghiệp của huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

- Hiện trạng sử dụng đất huyện Điện Biên Đông năm 2017. - Thực trạng sản xuất nông nghiệp của huyện.

3.4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp huyện Điện Biên Đông

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp.

3.4.4. Lựa chọn các LUT và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Điện Biên Đông nông nghiệp của huyện Điện Biên Đông

- Lựa chọn LUT có hiệu quả.

- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu, bản đồ có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng quản lí đất đai... từ các Sở ban ngành của tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện, Ủy ban nhân dân huyện…

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: chọn điểm nghiên cứu đại diện cho vùng sinh thái theo sự khác biệt về địa hình trong huyện.

Tiểu vùng 1: gồm các xã có địa hình đồi núi cao, có độ dốc lớn, giao thông đi lại còn khó khăn bao gồm xã: Pú Nhi, Noong U, Leo Lôm, Thị trấn, Xa Dung... . Đây là vùng có địa hình cao thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vẫn là lúa và một số loại rau. Ở những vùng này có diện tích đồi núi khá lớn nên thích hợp trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn và trồng rừng, cây CN lâu năm. Để đảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện được cho vùng nghiên cứu tôi chọn xã Pú Nhi và Thị trấn làm địa điểm nghiên cứu.

Tiểu vùng 2: các xã có địa hình đồi núi thấp, có sông mã và suối Nậm Ngám chảy qua gồm các xã như: Mường Luân, háng Lìa, Luân Giói, Phì Nhừ, Chiềng sơ...Cây trồng chính vẫn là cây lúa và rau màu... Để đảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện được cho vùng nghiên cứu tôi chọn xã Mường Luân và Phì Nhừ làm địa điểm nghiên cứu.

Ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 90 hộ, tiểu vùng 1 là 40 hộ và tiểu vùng 2 là 50 hộ. Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và những ảnh

hưởng đến môi trường….Từ đó so sánh hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường , từ đó lựa chọn các loại sử dụng đất có triển vọng và có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện.

3.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL;

- Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ; - Tổng hợp, đánh giá các tiêu chí của các LUT bằng bảng số liệu

3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = SL*GB Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất.

SL: Sản lượng cây trồng GB: Giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... và các chi phí thuê công lao động bên ngoài, không tính đến công lao động gia đình).

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH = GTSX – CPTG + Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG.

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất, tôi phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dựa vào kết quả điều tra nông hộ. Các chỉ tiêu được phân ra thành 3 cấp thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

TT Phân cấp GTSX (triệu đồng) TNHH (triệu đồng) HQĐV (lần) Điểm 1 Cao >120 >100 >2,5 3 2 Trung bình 70-≤120 50-≤100 2.0-≤2,5 2 3 Thấp ≤70 ≤50 ≤2.0 1

Nếu số điểm của một LUT từ 8 - 9 điểm: Hiệu quả kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả kinh tế thấp.

* Hiệu quả xã hội:

Xác định dựa vào các chỉ tiêu dưới đây:

+ Mức độ chấp nhận của người dân với các loại sử dụng đất thể hiện bảng tỷ lệ % số hộ đồng ý triển khai loại sử dụng đất đó trong tương lai.

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho nông dân vùng đánh giá thể hiện thông qua số công lao động/ha.

+ Mức độ cải thiện thu nhập của lao động nông hộ thể hiện thông qua giá trị ngày công: GTNC=TNHH/Số công lao động nông hộ.

Sau khi tính toán số liệu điều tra nông hộ về hiệu quả xã hội các chỉ tiêu như số công lao động, giá trị ngày công lao động, mức độ chấp nhận của người dân, được tổ hợp để xây dựng bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội như bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

TT Phân cấp Số công LĐ (Công/ha) Giá trị ngày công LĐ (1000đ/công) Mức độ chấp nhận của người dân (%) Điểm 1 Cao >600 >200 >80 3 2 Trung bình ≤600 - >300 >100 - ≤200 >60 - ≤80 2 3 Thấp ≤300 ≤100 ≤60 1

Nếu số điểm của một LUT từ 8 - 9 điểm: Hiệu quả xã hội cao. Nếu số điểm của một LUT từ 5 - <8 điểm: Hiệu quả xã hội trung bình. Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả xã hội thấp.

* Hiệu quả môi trường:

Xác định theo các chỉ tiêu liên quan đến khả năng hạn chế sự thoái hoá đất và bảo vệ môi trường:

+ Thời gian che phủ đất của các LUT: số tháng mà các LUT che phủ trên đất. + Mức độ sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho LUT so với tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu của LUT.

Tổng hợp hiệu quả môi trường của LUT: Tổng có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT. Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm.

LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Mức đánh

giá Thang điểm

Mức độ sử dụng phân bón/ha

Thời gian che

phủ đất (tháng) Mức độ sử dụng thuốc BVTV/ha

Cao 3 Nằm trong định mức >10-≤12 Nằm trong định mức Trung bình 2 Dưới định mức ≥6 - ≤10 Dưới định mức Thấp 1 Vượt quá định mức < 6 Vượt quá định mức

Nếu số điểm của một LUT từ 8 - 9 điểm: Hiệu quả môi trường cao.

Nếu số điểm của một LUT từ 5 - <8 điểm: Hiệu quả môi trường trung bình. Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả môi trường thấp.

* Tổng hợp hiệu quả Kinh tế - Xã hội – Môi trường

Đánh giá tổng hợp hiệu quả trên cả 3 chỉ tiêu: hiệu quả kinh tê, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

- Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất cao khi:

+ Cả 3 chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội đều cao; + 2 chỉ tiêu cao và 1 chỉ tiêu còn lại trung bình.

- Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất trung bình khi: + Cả 3 chỉ tiêu trung bình;

+ 2 chỉ tiêu trung bình, 1 chỉ tiêu còn lại thấp hoặc cao; + 1 chỉ tiêu cao, 1 chỉ tiêu trung bình và 1 chỉ tiêu thấp. - Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất thấp khi:

+ Cả 3 chỉ tiêu thấp

+ 2 chỉ tiêu thấp, 1 chỉ tiêu còn lại trung bình

3.5.5. Phương pháp so sánh

Sau khi đã có kết quả tiến hành đánh giá, tổng hợp, so sánh hiệu quả sử dụng đất chung của các LUT, xác định các LUT có hiệu quả cao để định hướng cho vùng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 36 - 41)