Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 36)

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả xã hội của các loại sử dụng đất nông nghiệp. - Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất nông nghiệp.

3.4.4. Lựa chọn các LUT và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp của huyện Điện Biên Đông nông nghiệp của huyện Điện Biên Đông

- Lựa chọn LUT có hiệu quả.

- Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả.

- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập tư liệu, số liệu, bản đồ có sẵn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng quản lí đất đai... từ các Sở ban ngành của tỉnh, phòng Tài nguyên và Môi trường, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng thống kê, phòng Kế hoạch - Tài chính huyện, Ủy ban nhân dân huyện…

3.5.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu sơ cấp

- Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: chọn điểm nghiên cứu đại diện cho vùng sinh thái theo sự khác biệt về địa hình trong huyện.

Tiểu vùng 1: gồm các xã có địa hình đồi núi cao, có độ dốc lớn, giao thông đi lại còn khó khăn bao gồm xã: Pú Nhi, Noong U, Leo Lôm, Thị trấn, Xa Dung... . Đây là vùng có địa hình cao thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vẫn là lúa và một số loại rau. Ở những vùng này có diện tích đồi núi khá lớn nên thích hợp trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn và trồng rừng, cây CN lâu năm. Để đảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện được cho vùng nghiên cứu tôi chọn xã Pú Nhi và Thị trấn làm địa điểm nghiên cứu.

Tiểu vùng 2: các xã có địa hình đồi núi thấp, có sông mã và suối Nậm Ngám chảy qua gồm các xã như: Mường Luân, háng Lìa, Luân Giói, Phì Nhừ, Chiềng sơ...Cây trồng chính vẫn là cây lúa và rau màu... Để đảm bảo tính khách quan, khái quát và đại diện được cho vùng nghiên cứu tôi chọn xã Mường Luân và Phì Nhừ làm địa điểm nghiên cứu.

Ở mỗi xã, tiến hành điều tra nông hộ theo phương pháp chọn mẫu có hệ thống, thứ tự lấy mẫu là ngẫu nhiên, tổng số hộ điều tra là 90 hộ, tiểu vùng 1 là 40 hộ và tiểu vùng 2 là 50 hộ. Nội dung điều tra nông hộ bao gồm: chi phí sản xuất, lao động, năng suất cây trồng, khả năng tiêu thụ sản phẩm và những ảnh

hưởng đến môi trường….Từ đó so sánh hiệu quả sử dụng đất của các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường , từ đó lựa chọn các loại sử dụng đất có triển vọng và có các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của huyện.

3.5.3. Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, tài liệu

- Các số liệu thống kê xử lý bằng phần mềm EXCEL;

- Kết quả được trình bày bằng hệ thống các bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ; - Tổng hợp, đánh giá các tiêu chí của các LUT bằng bảng số liệu

3.5.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

* Hiệu quả kinh tế được đánh giá theo các chỉ tiêu:

+ Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = SL*GB Trong đó: GTSX: Giá trị sản xuất.

SL: Sản lượng cây trồng GB: Giá bán sản phẩm

+ Chi phí trung gian (CPTG): là tổng các chi phí vật chất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,... và các chi phí thuê công lao động bên ngoài, không tính đến công lao động gia đình).

+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH = GTSX – CPTG + Hiệu quả đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG.

Để thuận lợi cho việc đánh giá hiệu quả kinh tế các loại sử dụng đất, tôi phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế dựa vào kết quả điều tra nông hộ. Các chỉ tiêu được phân ra thành 3 cấp thể hiện ở bảng 3.1.

Bảng 3.1. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

TT Phân cấp GTSX (triệu đồng) TNHH (triệu đồng) HQĐV (lần) Điểm 1 Cao >120 >100 >2,5 3 2 Trung bình 70-≤120 50-≤100 2.0-≤2,5 2 3 Thấp ≤70 ≤50 ≤2.0 1

Nếu số điểm của một LUT từ 8 - 9 điểm: Hiệu quả kinh tế cao.

Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả kinh tế thấp.

* Hiệu quả xã hội:

Xác định dựa vào các chỉ tiêu dưới đây:

+ Mức độ chấp nhận của người dân với các loại sử dụng đất thể hiện bảng tỷ lệ % số hộ đồng ý triển khai loại sử dụng đất đó trong tương lai.

+ Khả năng thu hút lao động, giải quyết vấn đề việc làm tại chỗ cho nông dân vùng đánh giá thể hiện thông qua số công lao động/ha.

+ Mức độ cải thiện thu nhập của lao động nông hộ thể hiện thông qua giá trị ngày công: GTNC=TNHH/Số công lao động nông hộ.

Sau khi tính toán số liệu điều tra nông hộ về hiệu quả xã hội các chỉ tiêu như số công lao động, giá trị ngày công lao động, mức độ chấp nhận của người dân, được tổ hợp để xây dựng bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội như bảng dưới đây:

Bảng 3.2. Phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

TT Phân cấp Số công LĐ (Công/ha) Giá trị ngày công LĐ (1000đ/công) Mức độ chấp nhận của người dân (%) Điểm 1 Cao >600 >200 >80 3 2 Trung bình ≤600 - >300 >100 - ≤200 >60 - ≤80 2 3 Thấp ≤300 ≤100 ≤60 1

Nếu số điểm của một LUT từ 8 - 9 điểm: Hiệu quả xã hội cao. Nếu số điểm của một LUT từ 5 - <8 điểm: Hiệu quả xã hội trung bình. Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả xã hội thấp.

* Hiệu quả môi trường:

Xác định theo các chỉ tiêu liên quan đến khả năng hạn chế sự thoái hoá đất và bảo vệ môi trường:

+ Thời gian che phủ đất của các LUT: số tháng mà các LUT che phủ trên đất. + Mức độ sử dụng phân bón và thuốc BVTV cho LUT so với tiêu chuẩn quy định theo yêu cầu của LUT.

Tổng hợp hiệu quả môi trường của LUT: Tổng có 3 chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả môi trường của các LUT. Số điểm tối đa của một tiêu chí là 3 điểm.

LUT có số điểm tối đa là 9 điểm.

Bảng 3.3. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường

Mức đánh

giá Thang điểm

Mức độ sử dụng phân bón/ha

Thời gian che

phủ đất (tháng) Mức độ sử dụng thuốc BVTV/ha

Cao 3 Nằm trong định mức >10-≤12 Nằm trong định mức Trung bình 2 Dưới định mức ≥6 - ≤10 Dưới định mức Thấp 1 Vượt quá định mức < 6 Vượt quá định mức

Nếu số điểm của một LUT từ 8 - 9 điểm: Hiệu quả môi trường cao.

Nếu số điểm của một LUT từ 5 - <8 điểm: Hiệu quả môi trường trung bình. Nếu số điểm của một LUT nhỏ hơn 5 điểm: Hiệu quả môi trường thấp.

* Tổng hợp hiệu quả Kinh tế - Xã hội – Môi trường

Đánh giá tổng hợp hiệu quả trên cả 3 chỉ tiêu: hiệu quả kinh tê, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.

- Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất cao khi:

+ Cả 3 chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội đều cao; + 2 chỉ tiêu cao và 1 chỉ tiêu còn lại trung bình.

- Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất trung bình khi: + Cả 3 chỉ tiêu trung bình;

+ 2 chỉ tiêu trung bình, 1 chỉ tiêu còn lại thấp hoặc cao; + 1 chỉ tiêu cao, 1 chỉ tiêu trung bình và 1 chỉ tiêu thấp. - Hiệu quả tổng hợp sử dụng đất thấp khi:

+ Cả 3 chỉ tiêu thấp

+ 2 chỉ tiêu thấp, 1 chỉ tiêu còn lại trung bình

3.5.5. Phương pháp so sánh

Sau khi đã có kết quả tiến hành đánh giá, tổng hợp, so sánh hiệu quả sử dụng đất chung của các LUT, xác định các LUT có hiệu quả cao để định hướng cho vùng nghiên cứu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP QUAN ĐẾN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Điện Biên Đông có diện tích tự nhiên là 120.897,85 ha. Nằm ở phía Đông Nam tỉnh Điện Biên, có toạ độ địa lý từ 210 03’ - 21044’ Vĩ độ Bắc và 103006’ - 103044’ Kinh độ Đông và có vị trí như sau:

Hình 4.1. Sơ đồ huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên

- Phía Bắc: giáp huyện Mường Ẳng; - Phía Đông: giáp tỉnh Sơn La;

- Phía Tây Bắc: giáp huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ; - Phía Tây và phía Nam: giáp huyện Điện Biên.

Huyện Điện Biên Đông có vị trí quan trọng trong chiến lược quốc phòng, an ninh, là đầu mối giao thông quan trọng nối tỉnh Điện Biên với tỉnh Sơn La.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Điện Biên Đông là một huyện miền núi nằm trong vùng núi cao dốc nhất của Việt Nam. Địa hình đồi núi phức tạp được cấu tạo bởi những dãy núi cao chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Do ảnh hưởng của hoạt động kiến tạo nên địa hình bị chia cắt mạnh, cấu trúc núi cao là phổ biến và chiếm phần lớn diện tích tự nhiên toàn huyện. Độ cao trung bình từ 800-1000m so với mực nước biển. Núi ở đây bị bào mòn mạnh thành những thung lũng hẹp, thềm bãi bồi dọc các con sông, suối. Nhìn chung, địa hình Điện Biên Đông có 2 dạng chính:

- Địa hình đồi núi cao trên 900m: Đây là kiểu địa hình đặc trưng chiếm khoảng 85% diện tích tự nhiên của Điện Biên Đông. Phía Bắc và Tây Bắc là dãy núi Phù Huốt, núi Chống Chua chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có đỉnh cao 1.738 m, là đường phân thuỷ giữa sông Mã và sông Nậm Núa. Phía Tây Nam là núi Phú Hồng, phía Đông Nam là dãy Pu Ha chạy theo hướng Tây Đông có đỉnh cao 1.526 m. Phía Đông và Đông Bắc là dãy Pu Ca chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có đỉnh cao 1.621 m;Phía tây được bao quanh bởi các đỉnh: Phú Hồng 1.413 m; Háng Lìa 1.568 m; Pa Lanh 1.538 m.

- Địa hình đồi núi thấp và các bãi bồi ven sông, suối: Đây là loại địa hình nằm xen kẽ giữa các dãy núi cao, dọc theo các hệ thống sông Mã, suối Nậm Giói, Suối Lư, Nậm Ngám, Pá Nặm…

4.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

a/ Khí hậu

Khí hậu Điện Biên Đông mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 nóng ẩm mưa nhiều; Mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lạnh và khô.

- Nhiệt độ: Trung bình cả năm 220C, nhiệt độ tối thấp trung bình năm 17,80C, nhiệt độ tối cao bình quân năm 290C, biên độ nhiệt ngày đêm tương đối lớn.

- Lượng mưa: Trung bình cả năm 1.559 mm, phân bố không đều. Mưa lớn

thường tập trung vào các tháng 6,7,8 trong năm và chiếm tới 80% tổng lượng mưa cả năm. Do mưa tập trung nên thường gây ra lũ quét, sạt lở đất và gây hiện tượng rửa trôi, xói mòn. Ngược lại mùa khô lượng mưa ít chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng mưa cả năm, vào thời kỳ này lượng bốc hơi cao, gây ra tình trạng khô hạn ảnh hưởng lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân.

- Độ ẩm trung bình cả năm 84%.

- Sương mù: Là hiện tượng khá phổ biến ở vùng núi Tây Bắc. Số ngày có

sương mù tại huyện Điện Biên Đông lên tới trên 100 ngày/năm. Sương mù xuất hiện nhiều nhất vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau (khoảng 10-20 ngày/tháng) và ít nhất vào tháng 6 và tháng 7 (khoảng 02 - 05 ngày/tháng).

- Sương muối: Với đặc điểm mùa đông lạnh, khô hanh và ít gió là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành hiện tượng sương muối vào khoảng tháng 12 và tháng 1 hàng năm, tập trung nhiều ở các thung lũng, các khe đồi thấp tại các xã vùng cao.

Nhìn chung trong những năm gần đây nhiệt độ có xu hướng tăng, độ ẩm giảm so với trước đây song nhìn chung khí hậu vẫn thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, có những bất lợi về hạn hán do nắng nóng kéo dài, đôi khi có xuất hiện dông, mưa đá, sạt lở đất, gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống của người dân trong vùng.

b/ Thuỷ văn

Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực sông Mê Kông và sông Mã với hệ thống sông suối khá phong phú. Sông, suối là nguồn nước chính cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất của người dân trong huyện. Do lượng nước tập trung theo mùa, nên vào mùa mưa thì dư thừa lượng nước, gây ngập úng, lũ quét nhưng đến mùa khô lượng nước lại trở lên khan hiếm hạn chế trong việc cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất tại một số khu vực.

Mùa mưa lũ kéo dài 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 9. Lượng nước trong mùa này thường chiếm tới 70% tổng lượng nước trong năm. Dòng chảy lớn nhất thường rơi vào tháng 7; 8; 9 chiếm 61% tổng lượng nước.

Những đặc điểm về thời tiết, khí hậu, địa hình cộng với diện tích lớp thảm thực vật đang ngày càng bị thu hẹp là nguyên nhân gây nên hiện tượng lũ quét, xói mòn, rửa trôi thường xảy ra trong khu vực.

Mùa khô trong huyện kéo dài 8 tháng, với lượng nước chiếm chưa tới 30%. Đặc biệt tháng kiệt nhất là tháng 3, lượng nước chỉ chiếm 2% tổng lượng nước trong năm.

4.1.1.4. Các nguồn tài nguyên

a/ Tài nguyên đất

tiêu đánh giá tài nguyên đất của tỉnh Điện Biên, huyện Điện Biên Đông có 03 nhóm đất chính.

- Nhóm đất phù sa với 01 loại đất phù sa sông suối (Py): Có diện tích 87,64 ha, chiếm 0,07% diện tích tự nhiên tập trung chủ yếu ở các xã Luân Giói, Chiềng Sơ và Mường Luân;

- Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích 56.051,51 ha, chiếm 46,36% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ yếu ở Chiềng Xơ, Na Son, Phình Giàng;

- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: Diện tích 64.758,70 ha, chiếm 53,57% diện tích tự nhiên. Nhóm đất này được phân thành 06 loại Hk, Hv, Hj, Hs, Ha, Hq phân bổ trên địa hình núi cao trong địa bàn huyện.

b/ Tài nguyên nước

- Nước mặt: Huyện Điện Biên Đông thuộc lưu vực sông Mã và sông Mê Kông, hệ thống sông suối tương đối dày, nguồn nước mặt khá dồi dào. Các sông suối của Điện Biên Đông đều bắt nguồn từ vùng núi cao dốc, nên các dòng sông chính và các chi lưu rất dốc, lắm thác ghềnh. Trên địa bàn huyện có 2 sông lớn: sông Mã chảy qua các xã Pú Hồng, Phình Giàng, Háng Lìa, Mường Luân, Chiềng Sơ, Phì Nhừ và sông Nậm Ngám chảy qua địa phận xã Nong U, Pú Nhi. Ngoài ra, ở, Nong U, Pú Nhi còn có 2 suối thượng nguồn sông Mê Công là suối Lư và Nậm Tung với tổng chiều dài khoảng 48km. Ở địa phận 4 xã Mường Luân, Luân Giới, Chiềng Sơ và Háng Lìa có 16 con suối trong đó có suối Nậm Giói lưu vực hẹp, độ dốc lớn có thể xây dựng trạm thuỷ điện công suất 50 KW và suối Nậm Pải khá dài. Tại địa phận 3 xã Phình Giàng - Keo Lôm - Phì Nhừ có 6 sông suối với tổng chiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 36)