Tổng hợp hiệu quả môi trường của các loại sử dụng đất tiểu vùng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 83 - 100)

Loại sử dụng đất Kiểu sử dụng đất Phân bón Thời gian che phủ đất Thuốc BVTV Tổng điểm Cấp đánh giá

(Điểm) (Điểm) (Điểm)

Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 2,3 2 2,3 6,6 Trung bình

2lúa – Màu Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương 2,0 3 2,0 7,0 Trung bình

Lúa xuân – Lúa mùa – khoai lang 2,3 2 2,3 6,6 Trung bình

Lúa – Màu Lúa nương – Ngô 2,3 2 2,0 6,3 Trung bình

Lúa nương – Khoai sọ 2,5 3 2,3 7,8 Trung bình

Chuyên rau, màu Su hào – Cà chua - Bắp cải 2,0 2 2,3 6,3 Trung bình

Lạc – Khoai lang – Bắp cải 1,7 2 2,3 6,0 Trung bình

Cây rừng Keo, bạch đàn 2,5 3 2,0 7,5 Trung bình

Cây CN lâu năm Chè, Cà phê 2,5 3 2,5 8,0 Cao

4.3.4. Đánh giá hiệu quả chung của các LUT trên địa bàn huyện

Trên cơ sở đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và môi trường của các LUT trên địa bàn huyện Điện Biên Đông, tiến hành tổng hợp hiệu quả chung của các LUT.

Bảng 4.21. Tổng hợp hiệu quả KT – XH – MT của các loại sử dụng đất huyện Điện Biên Đông

LUT Hiệu quả kinh tế Hiệu quả xã hội Hiệu quả môi trường Đánh giá chung Tiểu vùng 1

LUT Chuyên lúa TB TB TB Trung bình LUT 2Lúa - màu TB TB TB Trung bình

LUT Lúa - màu T TB TB Trung bình

LUT chuyên rau, màu C C TB Cao

LUT cây ăn quả TB TB TB Trung bình

LUT Cây rừng TB TB TB Trung bình

LUT Cây CN lâu năm TB TB TB Trung bình

Tiểu vùng 2

LUT Chuyên lúa TB TB TB Trung bình LUT 2Lúa - Màu TB TB TB Trung bình

LUT Lúa - Màu T TB TB Trung bình

LUT chuyên rau, màu C C TB Cao

LUT cây rừng TB TB TB Trung bình

LUT Cây CN lâu năm TB TB C Trung bình

LUT NTTS TB C - Cao

Qua bảng 4.21 chúng ta có thể lựa chọn các kiểu sử dụng đất mang lại hiệu quả cao nhất dựa trên sự tổng hợp hiệu quả của cả 3 khía cạnh đó là hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Ở tiểu vùng 1 có 1 loại sử dụng đất đạt hiệu quả sử dụng đất cao đó là LUT chuyên rau màu. Các loại sử dụng đất còn lại đạt hiệu quả sử dụng đất trung bình

như: LUT Chuyên lúa, LUT Lúa – màu, LUT cây rừng, LUT Cây công nghiệp lâu năm.. tuy nhiên các loại sử dụng đất này lại có ý nghĩa đảm bảo an ninh lương thực, giữ đất, giữ nước, tránh bỏ hoang đất trống, đồi núi trọc do đó trong thời gian tới vẫn cần duy trì các loại sử dụng đất này và từng bước nâng cao hiệu quả trong thời gian tới, giải pháp tốt nhất hiện nay vẫn là áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra năng suất cao, giảm chi phí sản xuất và sử dụng phân bón thuốc BVTV hợp lý để đạt được hiệu quả cao trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường.

Đối với tiểu vùng 2, loại dụng đất đạt hiệu quả sử dụng đất cao đó là LUT chuyên rau màu và LUT NTTS. LUT Nuôi trồng thủy sản đạt hiệu quả tương đối cao, có thể nói đây là 1 sản phẩm đặc trưng của tiểu vùng, ngoài đạt giá trị kinh tế cao, thì các hiệu quả về xã hội và môi trường cũng đều được đánh giá là phù hợp. Bên cạnh đó, là loại sử dụng đất chuyên rau màu cũng đạt hiệu quả sử dụng đất cao cần được chú trọng duy trì và phát triển trong thời gian tới. Các kiểu sử dụng đất còn lại của tiểu vùng đều đạt hiệu quả ở mức trung bình, các kiểu hình sử dụng đất này có tiềm năng trong tương lai nên cũng rất cần được quan tâm trong thời gian tới.

4.4. ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CÓ HIỆU QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THEO HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THEO HƯỚNG SỬ DỤNG BỀN VỮNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP

4.4.1. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả

Trên cơ sở đánh giá các loại sử dụng đất hiện tại, lựa chọn các loại sử dụng đất thích hợp cho địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp cho việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả cao.

Các LUT được lựa chọn phải đảm bảo về hiệu quả kinh tế, phù hợp với điều hiện cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, thủy lợi... của vùng, phát huy được kinh nghiệm sản xuất của nông dân, đảm bảo được hiệu quả về môi trường, bảo vệ và cải tạo đât đai, giữ được tính đa dạng sinh học, bảo vệ nguồn nước. Đây là những yêu cầu quan trọng trong chiến lược sử dụng đất hiệu quả và bền vững.

Các tiêu chí để lựa chọn các loại sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả là:

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Loại sử dụng đất cho hiệu quả kinh tế cao, sản phẩm được thị trường chấp nhận.

- Hiệu quả về mặt xã hội: Tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao trình độ canh tác và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất.

- Hiệu quả về mặt môi trường: Bảo vệ đất tốt, nâng cao độ che phủ đối với đất, bảo vệ nguồn nước...

Thông qua kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các loại sử dụng đất, có thể thấy các LUT có triển vọng phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Điện Biên Đông như sau:

- LUT chuyên lúa tuy hiệu quả kinh tế đem lại không cao nhưng do vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho nhân dân và xã hội vẫn chấp nhận nên vẫn được lựa chọn. Trong thời gian tới cần có biện pháp canh tác hợp lý, đầu tư sản xuất, sử dụng các giống lúa phù hợp năng suất cao để tăng thêm hiệu quả sản xuất.

- LUT 2Lúa – Màu: cũng được lựa chọn do vấn đề đảm bảo lương thực. Sự luân canh cây trồng của LUT này giúp cho việc giảm bớt lượng sâu bệnh trong đất, giúp đất tơi xốp hơn, góp phần giúp tăng năng suất cây trồng. Qua đó, cũng giảm bớt lượng thuốc trừ sâu người dân sử dụng cho cây trồng, góp phần bảo vệ môi trường.

- LUT cây rừng : Tuy hiệu quả chưa cao nhưng vẫn được lựa chọn do tránh được tình trạng bỏ hoang đồi núi trống.Tuy nhiên thì thời gian chăm sóc lâu nên khả năng thu hồi vốn cho người dân còn chậm.

- LUT cây ăn quả được lựa chọn cho tiểu vùng 1 do đem lại hiệu quả tương đối cao, hơn nữa địa hình đồi núi của tiểu vùng 1 khá thích hợp với việc phát triển LUT này.

- LUT Chuyên rau, màu tuy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao do lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng như lượng phân bón được người dân sử dụng cho LUT này là tương đối nhiều. Lượng thuốc BVTV dư thừa có thể bám lại trên lá, thân cây thậm chí trên quả, khi người và động vật ăn phải có nguy cơ bị ngộ độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và nguy hại đến tính mạng. LUT này cũng được lựa chọn nhưng phải có biện pháp khuyến cáo người dân về cách sử dụng thuốc BVTV sao cho hiệu quả cao về mặt môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Định hướng trong những năm tới diện tích LUT này sẽ được tăng dần và đưa ra các biện pháp cụ thể nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường cũng như tăng năng suất cây trồng. LUT này cũng góp phần giải quyế vấn đề việc làm khá nhiều cho nhân dân.

- LUT NTTS được lựa chọn cho tiểu vùng 2 do đặc trưng của tiểu vùng 2 là gần ven các con sông suối, lượng nước tương đối dồi dào, nhiều hệ thống ao

hồ, hơn nữa LUT này đem lại hiệu quả cao, đảm bảo giá trị thu nhập cho 1 phẩn lớn người dân.

Như vậy có 6 LUT hiện tại của huyện được lựa chọn vì các LUT này đều đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Điện Biên Đông.

4.4.2. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp theo các tiểu vùng

Do đặc thù riêng của huyện, đất đai để sản xuất nông nghiệp tương đối lớn tuy nhiên chất lượng đất còn thấp do chủ yếu là đất đồi núi. Vì vậy hướng sử dụng đất nông nghiệp của huyện đến năm 2020 là tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả khai thác đất nông nghiệp, chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng rau, quả phục vụ tiêu dùng của huyện. Tăng cường thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Mở rộng diện tích cây lâu năm để giải quyết vấn đề việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Định hướng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của huyện dựa trên kết quả nghiên cứu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường các loại cây trồng và các kiểu sử dụng đất, căn cứ vào phương hướng phát triển nông nghiệp của huyện cho thấy cần phải đẩy mạnh hơn nữa về năng suất, chất lượng các loại rau màu cho giá trị hàng hóa cao. Đồng thời sử dụng đất đi đôi với bảo vệ đất thì mới mang lại hiệu quả kinh tế lâu dài và phát triển bền vững.

Căn cứ vào kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất của các LUT, các kiểu sử dụng đất, định hướng sử dụng đất trên địa bàn huyện Điện Biên Đông theo các tiểu vùng như sau:

* Tiểu vùng 1:

- LUT chuyên lúa: Hai vụ lúa xuân – Lúa mùa là hình thức canh tác truyền thống và chủ yếu ở tiểu vùng 1. Tuy có mức thu nhập thấp hơn so với các LUT khác nhưng mức đầu tư cho sản xuất thấp hơn, thu nhập ổn định. Đây cũng là LUT cần thiết nhằm cung cấp lương thực tại chỗ cho người dân.

- LUT 2lúa - màu: Do tạo nhiều việc làm cho người lao động. Nguyên nhân chủ yếu là cây trồng ở LUT này đều là cây trồng vụ đông trên đất hai lúa có điều kiện đất đai thuận lợi. Vừa tận dụng được sản xuất thêm vụ đông, vừa luân canh cây trồng giúp giảm bớt cỏ dại và sâu bệnh.

- LUT cây rừng: Tuy có thời gian thu hồi vốn lâu nhưng giải quyết được vấn đề bỏ hoang đất trống, đồi núi trọc, hơn nữa không tốn nhiều công chăm sóc mà lại mang lại hiệu quả sử dụng cao.

- LUT cây ăn quả: đem lại hiệu quả tương đối cao, thích hợp với địa hình đồi núi của tiểu vùng 1 hơn nữa lại không cần bón nhiều phân và thuốc BVTV nên không gây ảnh hưởng đến môi trường.

- LUT chuyên rau, màu. Mang lại hiệu quả và giá trị sản xuất cao, đồng thời các loại rau là không thể thiếu trong thực phẩm của con người. Do đó, LUT này nên được ưu tiên lựa chọn và phải có biện pháp khuyến cáo người dân về cách sử dụng thuốc BVTV sao cho hiệu quả cao về mặt môi trường đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

* Tiểu vùng 2:

- LUT chuyên lúa: Đây là LUT chiếm diện tích lớn. Đảm bảo lương thực và tiêu thụ sản phẩm dễ dàng. Trong thời gian tới cần đưa vào sản xuất các giống lúa mới, phù hợp với điều kiện của vùng nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn.

- LUT 2Lúa – Màu với kiểu sử dụng đất Lúa xuân - Lúa mùa - Khoai lang và Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương. Vừa đảm bảo an ninh lương thực cho người dân, vừa tạo việc làm cho người lao động.

- LUT chuyên rau, màu với kiểu sử dụng Su hào – Cà chua – Bắp cải và Lạc – Khoai lang – Bắp cải. Thời gian thu hoạch ngắn, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho người dân.

- LUT Cây rừng: Tuy có thời gian thu hồi vốn lâu nhưng giải quyết được vấn đề bỏ hoang đất trống, đồi núi trọc, hơn nữa không tốn nhiều công chăm sóc mà lại mang lại hiệu quả sử dụng cao.

- LUT NTTS: được lựa chọn cho tiểu vùng 2 do đặc trưng của tiểu vùng 2 là gần ven các con sông suối, lượng nước tương đối dồi dào, nhiều hệ thống ao hồ, hơn nữa LUT này đem lại hiệu quả cao, đảm bảo giá trị thu nhập cho 1 phẩn lớn người dân.

4.4.3. Một số giải pháp theo hướng sử dụng bền vững đất nông nghiệp

Sử dụng đất như thế nào để đem lại hiệu quả cao là một vấn đề hết sức phức tạp, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực. Xuất phát từ tình hình cụ thể của địa phương, qua nghiên cứu tìm hiểu bước đầu, tôi xin được đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên như sau:

4.4.3.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

Xây dựng các chính sách hỗ trợ để khuyến khích sản xuất, sử dụng các giống cây mới phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình sản xuất có giá trị kinh tế cao như: lạc giống mới, đậu tương, khoai lang, giống lúa mới... trong đó đặc biệt chú ý xây dựng và phát triển cánh đồng cho thu nhập cao.

Hoàn thiện chính sách giao rừng, bảo vệ rừng cho hộ gia đình đầu tư phát triển nông nghiệp, chính sách bảo trợ nông nghiệp: Nhà nước lập quỹ bảo trợ để giúp đỡ người dân khi có biến động về giá cả. Nguồn huy động về ngân sách, nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức và cá nhân, phương thức bảo trợ thông qua hình thức tín dụng.

Ở các xã miền núi tiểu biểu như Keo Lôm, Na Son, Pú Nhi và một số xã khác khuyến khích nhân dân trao đổi, chuyển nhượng đất cho nhau trên cơ sở có sự thỏa thuận giữa các nông hộ để hạn chế sự manh mún giúp cho việc sử dụng đất có hiệu quả hơn.

Vận động nhân dân nhận đất chưa sử dụng đưa vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, khai thác tối đa diện tích đất sẵn có, nhất là các xã Mường Luận, Phì Nhừ, Háng Lìa. Kết hợp giao đất quyền sử dụng đất với việc giúp các hộ dân biết cách làm ăn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thông qua công tác khuyến nông.

4.4.3.2. Giải pháp về kĩ thuật canh tác

Cần có biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý, luân canh, xen canh cây trồng, tưới tiêu và bón phân hợp lý, vệ sinh đồng ruộng,... để làm tăng các chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng trong đất, tăng độ phì của đất, giảm thiểu xói mòn và rửa trôi đất.

Tiến hành các công đoạn làm đất đúng lúc, đúng kỹ thuật không chỉ làm cho tầng đất canh tác đáp ứng các yêu cầu của trồng trọt mà còn góp phần làm cho tầng đất canh tác trở nên sạch mầm mống dịch hại hơn.

Cần chú trọng kết hợp cây họ đậu trong các kiểu hình sử dụng đất để góp phần cải tạo đất, đem lại hiệu quả môi trường cao.

Đa số các loại sử dụng đất trên địa bàn huyện đều sử dụng lượng phân bón hữu cơ ít hơn so với khuyến cáo vì vậy người dân cần tăng cường đầu tư bón các loại phân hữu cơ, phân chuồng để cải tạo đất, giảm thiểu suy thoái đất do suy kiệt

chất hữu cơ và mùn trong đất. Duy trì lượng phân bón vô cơ đúng theo khuyến cáo để tránh làm chua đất, ô nhiễm NO3-, giảm độ tơi xốp đất,... Cần tăng cường hướng dẫn bà con nông dân thực hiện bón phân cân đối và hợp lý giữa phân vô cơ và hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp.

4.4.3.3. Giải pháp áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất

Khuyến khích người dân trên địa bàn huyện đầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ về giống cây trồng, sản xuất nông nghiệp. Kết hợp nghiên cứu, ứng dụng công nghệ mới nhằm chuyển đổi nhanh cơ cấu sản xuất, phát triển hàng hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 83 - 100)