Đánh giá hiệu quả xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 63 - 67)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.2.Đánh giá hiệu quả xã hội

4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

4.3.2.Đánh giá hiệu quả xã hội

Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút lao động dư thừa lao động trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thêm của cải vật chất, chất lượng xã hội và tăng thêm thu nhập cho người dân.

Theo kết quả điều tra trên địa bàn huyện, nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu từ nguồn lao động gia đình. Nhìn chung, những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn thì lao động gia đình không thể đáp ứng được nhất là ở những thời điểm có nhu cầu lao động cao. Đặc điểm rõ nét của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao nên cần lao động trong thời điểm gieo trồng và thu hoạch.

Tiểu vùng 1:

Bảng 4.11. Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT ở tiểu vùng 1 LUT Kiểu sử dụng đất LUT Kiểu sử dụng đất Số công lao động GTNC Mức độ chấp nhận của người dân Tổng điểm Đánh giá

Công/ha/năm Điểm đồng/công nghìn Điểm % Điểm

Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 347 2 155,53 2 83,67 3 7 Trung bình

2lúa – màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu

tương 474 2 174,58 2 87,50 3 7 Trung bình

Lúa xuân – Lúa mùa – khoai

lang 475 2 172,13 2 82,75 3 7 Trung bình

Lúa – màu Lúa nương – Ngô 213 1

187,37 2 80,25 3 6 Trung bình

Lúa nương – Khoai sọ 257 1 217,86 3 86,70 3 7 Trung bình

Chuyên rau, màu

Su hào – Cà chua - Bắp cải 900 3 238,7 3 100 3 9 Cao

Lạc – Khoai lang – Bắp cải 675 3 220,44 3 100 3 9 Cao

Cây ăn quả Nhãn, Mận, Dứa 214 1 225,14 3 85,00 3 7 Trung bình

Cây rừng Keo, bạch đàn 212 1 231,56 3 80,00 2 6 Trung bình

Cây CN lâu

năm Chè, cà phê 190 1 165,84 2 83,00 3 6 Trung bình

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ (2017)

Qua bảng 4.11 cho thấy mỗi kiểu sử dụng đất có mức độ đầu tư lao động là khác nhau, nó tùy thuộc vào trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất và loại cây trồng được lựa chọn. Cụ thể:

- Về công lao động:

LUT sử dụng nhiều công lao động nhất là LUT Chuyên rau màu với kiểu sử dụng Su hào – Cà chua – Bắp cải (900 công/ha); Kiểu sử dụng Lạc – Khoai lang – Bắp cải (675 công/ha) và LUT sử dụng ít công lao động nhất là LUT Cây CN lâu năm với 190 công/ha.

Các LUT có phân mức số công lao động ở mức trung bình là LUT chuyên lúa ( 347 công/ha); LUT 2lúa – màu (với 2 kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang 475 công/ha, Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương 474 công/ha).

Các LUT có số công lao động ở mức thấp là LUT lúa – màu ( kiểu sử dụng Lúa nương – Ngô là 213 công/ha, kiểu sử dụng Lúa nương – Khoai sọ là 257 công/ha); LUT cây ăn quả ( 214 công/ha); LUT cây rừng ( 212 công/ha).

- Về giá trị ngày công:

LUT có giá trị ngày công cao nhất là LUT Chuyên rau màu với kiểu sử dụng Su hào – Cà chua – Bắp cải có giá trị ngày công là 238,7 nghìn đồng/công. LUT Chuyên lúa có giá trị ngày công thấp nhất là 155,53 nghìn đồng/công.

- Về Mức độ chấp nhận của người dân:

Tất cả các LUT đều có mức độ chấp nhận của người dân khá cao. LUT Chuyên rau, màu có mức độ chấp nhận cao nhất là 100% và mức độ chấp nhận thấp nhất là đối với LUT cây rừng.

Tiểu vùng 2:

Bảng 4.12. Đánh giá hiệu quả xã hội của các LUT ở tiểu vùng 2

LUT Kiểu sử dụng đất

Số công

lao động GTNC Mức độ chấp nhận của người dân Tổng

điểm Đánh giá

Công/ha/năm Điểm đồng/công nghìn Điểm % Điểm

Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 386 2 139,04 2 84,70 3 7 Trung bình

2 lúa – Màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu

tương 504 2 166,51 2 87,50 3 7 Trung bình

Lúa xuân – Lúa mùa – khoai

lang 541 2 158,47 2 83,40 3 7 Trung bình

Lúa – Màu Lúa nương – Ngô

258 1 142,25 2 82,50 3 6 Trung bình

Lúa nương – Khoai sọ 266 1 209,92 3 86,50 3 7 Trung bình

Chuyên rau, màu

Su hào – Cà chua - Bắp cải 946 3 234,12 3 100 3 9 Cao

Lạc – Khoai lang – Bắp cải 676 3 202,44 3 100 3 9 Cao

Cây rừng Keo, bạch đàn 210 1 239,10 3 81,00 3 7 Trung bình

Cây CN lâu

năm Chè, cà phê 175 1 177,66 2 82,00 3 6 Trung bình

NTTS Cá nước ngọt (chép, trắm, trôi...) 350 2 245,57 3 90,00 3 8 Cao

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ (2017)

Qua bảng 4.12 có thể thấy hiệu quả xã hội của các LUT ở tiểu vùng 2 như sau:

LUT Chuyên rau màu đem lại hiệu quả xã hội cao nhất (9 điểm), LUT này giúp tạo công ăn việc làm, đem lại thu nhập cho người dân lúc nông nhàn.

- Về công lao động: LUT Chuyên rau, màu sử dụng nhiều công lao động nhất (kiểu sử dụng đất Su hào – Cà chua – Bắp cải 946 công/ha/năm, kiểu sử dụng Lạc – Khoai lang – Bắp cải là 676 công/ha/năm). LUT Cây CN lâu năm sử dụng công lao động thấp nhất với 175 công/ha/năm. Các LUT Chuyên lúa, LUT 2 lúa – màu, LUT Nuôi trồng thủy sản có số công lao động ở mức trung bình.

- Về GTNC: Hầu hết giá trị ngày công ở các LUT đều ở mức trung bình và cao, cao nhất là ở LUT Nuôi trồng thủy sản với 245,57 nghìn đồng/công. LUT Chuyên lúa có GTNC thấp nhất là 139,04 nghìn đồng/công. Các LUT có GTNC ở mức trong bình là LUT chuyên lúa (139,04 nghìn đồng/công); LUT 2 lúa – màu với kiểu sử dụng Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương (166,51 nghìn đồng/công), kiểu sử dụng Lúa xuân – Lúa mùa – Khoai lang (158,47 nghìn đồng/công); LUT lúa – màu với kiểu sử dụng Lúa nương – Ngô ( 142,25 nghìn đồng/công). Các LUT còn lại có GTNC ở mức cao.

- Về mức độ chấp nhận của người dân: mức độ chấp nhận các LUT đều ở mức cao, cao nhất là các LUT Chuyên rau màu đạt 100% và thấp nhất là LUT cây ăn quả đạt 81%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 63 - 67)