Hiệu quả kinh tế ở tiểu vùng 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 61 - 64)

STT LUT Kiểu sử dụng đất GTSX CPTG TNHH HQĐV Tổng điểm Đánh giá triệu đồng/ha Điểm triệu

đồng/ha Điểm Lần Điểm

LUT 1 Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 83,90 2 29,42 53,67 2 1,82 1 5 Trung bình

LUT 2 2lúa – màu

Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu

tương 120,01 3 36,09 83,92 2 2,33 2 7 Trung bình

Lúa xuân – Lúa mùa – khoai

lang 128,05 3 42,32 85,73 2 2,03 2 7 Trung bình

LUT 3 Lúa – màu Lúa nương – Ngô 59,63 1 22,93 36,70 1 1,60 1 3 Thấp

Lúa nương – Khoai sọ 80,01 2 24,17 55,84 2 2,31 1 5 Trung bình

LUT 4 Chuyên rau,

màu

Su hào – Cà chua - Bắp cải 324,12 3 102,64 221,48 3 2,16 2 8 Cao

Lạc – Khoai lang – Bắp cải 200,92 3 64,07 136,85 3 2,14 2 8 Cao

LUT 5 Cây rừng Keo, bạch đàn 69,38 1 19,17 50,21 2 2,62 3 6 Trung bình

LUT 6 Cây CN lâu năm Chè, cà phê 43,50 1 12,41 30,09 1 2,51 3 5 Trung bình

LUT 7 NTTS Cá nước ngọt (chép, trắm,

trôi...) 121,45 3 35,50 85,95 2 2,52 2 7 Trung bình

Ghi chú: Cao: từ 8 - 9 điểm; Trung bình: từ 5 - <8 điểm; Thấp: < 5 điểm.

Hiệu quả kinh tế của tiểu vùng 2 thể hiện qua bảng 4.10 cho thấy: - LUT Chuyên lúa:

Hai vụ lúa nước là hình thức canh tác truyền thống và chủ yếu trên địa bàn xã, tuy có mức thu nhập trung bình, GTSX là 83,90 triệu đồng/ha, CPTG là 29,42 triệu đồng/ha. LUT này có thu nhập ổn định do ít khi bị rủi do ngay cả khi có biến động về thời tiết và thị trường tiêu thụ. Việc bảo quản và tiêu thụ sản phẩm khá dễ dàng. Đây là LUT quan trọng đảm bảo an toàn lương thực cho người dân và xã hội.

- LUT 2Lúa – màu :

Là LUT đem lại hiệu quả kinh tế ở mức trung bình với GTSX của kiểu sử dụng LX – LM – KL là 128,05 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 85,73 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn là 2,03 lần.

- LUT Lúa – màu: Đây là LUT có hiệu quả kinh tế chưa cao, đặc biệt là kiểu sử dụng Lúa nương – Ngô có GTSX là 59,63 triệu đồng/ha, TNHH là 36,7 triệu đồng/ha với HQĐV là 1,6 lần.

- LUT Chuyên rau, màu:

Đây là LUT có hiệu quả kinh tế cao nhất. Giá trị sản xuất ở kiểu sử dụng Su hào – Cà chua – Bắp cải và Lạc xuân – Khoai lang – Bắp cải lần lượt là 324,12 triệu đồng/ha và 200,92 triệu đồng/ha, tổng chi phí là 102,64 triệu đồng/ha và 64,07 triệu đồng/ha, thu nhập hỗn hợp là 221,48 triệu đồng/ha và 136,85 triệu đồng/ha và hiệu quả đồng vốn tương đối cao lần lượt là 2,16 lần và 2,14 lần. Kiểu sử dụng chuyên rau, màu này được trồng ở những nơi có thành phần cơ giới nhẹ, thuận lợi nước tưới và gần khu dân cư thuận lợi cho việc chăm sóc và bảo vệ.

- LUT cây rừng và LUT Cây CN lâu năm

Đây là 2 LUT có GTSX không cao tuy nhiên CPTG cho 2 LUT này tương đối thấp nên HQĐV thu lại khá cao. LUT cây ăn quả có HQĐV là 2,62 lần, LUT cây CN lâu năm lầ 2,51 lần.

- LUT nuôi trồng thủy sản tại tiểu vùng 2 có GTSX là 121,45 triệu đồng/ha, TNHH là 85,95 triệu đồng/ha, HQĐV đạt 2,52 lần. Các loại cá nuôi trồng chủ yếu là trôi, trắm,chép, mè, rô phi thường được nuôi tại các ao nhà;

đây đều là các sản phẩm có giá trị kinh tế cao và thị trường tiêu thụ ổn định, với lợi thế là ven các con sông, suối nguồn nước dồi dào nên việc phát triển thủy sản, nâng cao hiệu quả kinh tế là việc cần làm trong thời gian tới.

Tổng điểm, hầu hết các LUT đều ở mức cao và trung bình (cao nhất là LUT Chuyên Rau, màu được 8 điểm. Thấp nhất là kiểu sử dụng lúa nương - ngô của LUT lúa – màu ( 3 điểm).

Qua bảng đánh giá hiệu quả kinh tế ở tiểu vùng 2, tôi xếp thứ tự theo hiệu quả giá trị sản xuất của các LUT như sau:

LUT Chuyên rau, màu >LUT 2Lúa - màu > LUT NTTS > LUT cây rừng > LUT cây CN lâu năm > LUT Chuyên lúa > LUT Lúa – màu.

* Đánh giá chung hiệu quả kinh tế của huyện Điện Biên Đông:

- Trên cùng 1 tiểu vùng nhưng giá trị sản xuất của các LUT khác nhau tùy vào điều kiện tự nhiên cũng như tập quán canh tác sản xuất của người dân

- Cùng một loại sử dụng đất nhưng ở các tiểu vùng khác nhau thì giá trị hiệu quả kinh tế khác nhau.

4.3.2. Đánh giá hiệu quả xã hội

Giải quyết lao động dư thừa trong nông thôn là vấn đề xã hội lớn, đang được sự quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển để thu hút lao động dư thừa lao động trong nông thôn thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thêm của cải vật chất, chất lượng xã hội và tăng thêm thu nhập cho người dân.

Theo kết quả điều tra trên địa bàn huyện, nguồn lao động của các hộ nông nghiệp chủ yếu từ nguồn lao động gia đình. Nhìn chung, những hộ gia đình sản xuất nông nghiệp có diện tích lớn thì lao động gia đình không thể đáp ứng được nhất là ở những thời điểm có nhu cầu lao động cao. Đặc điểm rõ nét của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao nên cần lao động trong thời điểm gieo trồng và thu hoạch.

Tiểu vùng 1:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 61 - 64)