Hiện trạng dân số và lao động của huyện Điện Biên Đông năm 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 47 - 51)

năm 2017

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1. Tổng số khẩu người 62.090

1.1. Khẩu nông nghiệp người 43.060

1.2. Khẩu phi nông nghiệp người 19.030

2. Tổng số hộ hộ 13.798

2.1. Hộ nông nghiệp hộ 9.658

2.2. Hộ phi nông nghiệp hộ 4.140

3. Bình quân khẩu/hộ người/hộ 4,5

4. Tổng số lao động người 39.622

4.1. Lao động nông nghiệp người 27.371 4.2. Lao động phi nông nghiệp người 12.251 Nguồn số liệu: UBND thị trấn Điện Biên Đông

Bằng các nguồn hỗ trợ của Nhà nước; các chương trình dự án của các tổ chức cá nhân trong nước tài trợ, việc thực hiện các chính sách xã hội năm 2017 của UBND huyện đã mang lại những kết quả thiết thực; góp phần tích cực việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo; tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Thực hiện tốt các chế độ trợ cấp khó khăn đột xuất và thường xuyên đối với các đối tượng bảo trợ xã hội: Trẻ mồ côi,

người già cô đơn, người tàn tật, người cao tuổi.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a/ Giao thông

Xác định mục tiêu phát triển, nâng cấp các tuyến giao thông là khâu đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Cùng với sự đầu tư của Nhà nước, huyện đã chỉ đạo thực hiện tốt việc huy động nhân dân tu sửa các tuyến đường giao thông trong khu vực đảm bảo giao thông thông suốt, thuận tiện. Tiếp tục đề nghị UBND huyện xem xét đầu tư bê tông hóa các tuyến đường liên bản.

b/ Thủy lợi

Được Nhà nước đầu tư hỗ trợ các công trình thủy lợi nhỏ phục vụ nước tưới, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo việc thường xuyên tu sửa nạo vét kênh mương, đảm bảo khai thác hiệu quả. Trên địa bàn huyện hiện có 258 công trỉnh thủy lợi, bao gồm: đập xây, hồ chứa, trạm bơm...

c/ Hệ thống mạng lưới điện

Hiện tại 85% số hộ đã được sử dụng điện lưới quốc gia. Nguồn điện tương đối ổn định nhưng do các trạm hạ thế, trạm trung chuyển, đường dây vào các thôn xóm chủ yếu là dây tiết diện nhỏ, trạm cung cấp điện có công suất nhỏ gây ảnh hưởng đến việc cung cấp điện và vấn đề an toàn khi sử dụng điện.

d/ Hệ thống công trình cấp nước sinh hoạt

Hiện nay nhân dân huyện Điện Biên Đông đang sử dụng hệ thống nước sinh hoạt từ nguồn nước ngầm từ giếng khoan, giếng khơi do người dân tự khai thác. Nhờ các chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nên đã xây dựng được một số bể chứa nước đầu nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở vùng cao.

4.1.2.4. Văn hóa, xã hội

a/ Giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục đào tạo của huyện Điện Biên Đông trong những năm qua đã có những chuyển biến đáng khích lệ, phát triển cả về số lượng và chất lượng. Tỷ lệ huy động trẻ 5 tuổi đi mẫu giáo ngày càng cao, tỷ lệ trẻ từ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%.

b/ Y tế

Mạng lưới y tế ngày càng được củng cố. Toàn huyện hiện có: 1 bệnh viện và 13 trạm y tế với tổng số giường bệnh là 165 giường. Ngành y tế của huyện đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, đặc biệt là các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi.

c/ Văn hóa – thông tin, thể thao và phát thanh – truyền hình

Trong những năm qua phong trào văn hoá, văn nghệ trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động được tổ chức sôi nổi, rộng khắp, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia, góp phần giữ gìn được truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Tuy nhiên việc sinh hoạt tập thể của nhân dân không tập trung, còn phân tán.

Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện tương đối tốt, nhu cầu thông tin liên lạc của nhân dân không ngừng được cải thiện, mạng lưới các dịch vụ liên lạc công cộng rộng rãi tới các xã. Tỷ lệ dân số được phủ sóng truyền hình đạt trên 80%. Tỷ lệ các hộ lắp đặt điện thoại cố định ngày càng cao, sóng liên lạc di động được phủ kín hoàn toàn đáp ứng mọi nhu cầu liên lạc của nhân dân.

Trong những năm gần đây phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT trên địa bàn huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình hoạt động có chất lượng với nội dung phong phú. Công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và pháp luật của Nhà nước, động viên được phong trào thi đua ở các xã.

4.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Điện Biên Đông

4.1.3.1. Thuận lợi

* Về điều kiện tự nhiên

Huyện Điện Biên Đông với diện tích đất đai rộng, nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh Điện Biên, giao thông không thuận lợi ... nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế. Tuy nhiên, Điện Biên Đông có vai trò hết sức quan trọng về kinh tế và quốc phòng – an ninh. Những đặc điểm về khí hậu, thời tiết như: chế độ nhiệt, lượng mưa...tương đối phù hợp cho phép phát triển cây trồng, vật nuôi nhất là phát triển cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, chè và chăn nuôi đại gia súc; một số loại vật liệu thông thường như đá xây dựng, đá vôi, cát sỏi có trữ lượng lớn, người dân đã tận dụng lợi thế này để khai thác nguồn cát sỏi làm vật liệu sử dụng trong xây dựng.

* Về kinh tế, xã hội

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội và tình hình công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực, trình độ lao động ngày càng được nâng cao đáp ứng một phần yêu cầu phát triển trong thời gian qua, với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế, xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng ... Cùng với hội nhập kinh tế sẽ góp phần tạo cơ hội cho việc nhập những nguyên liệu, vật tư máy móc tốt; việc sử dụng đất nông nghiệp và lâm nghiệp đang dần dần đi vào ổn định theo chiều hướng thâm canh sản xuất, khai thác triệt để quỹ đất, bảo vệ đất đai và môi trường.

4.1.3.2. Hạn chế

* Về điều kiện tự nhiên

Ngoài những mặt thuận lợi nêu trên về điều kiện tự nhiên trong vùng cũng có những mặt hạn chế nhất định: địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc lớn đã ảnh hưởng lớn đến khả năng khai thác đất nông, lâm nghiệp ở quy mô tập trung. Việc đầu tư phát triển giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các công trình kỹ thuật, hạ tầng xã hội còn gặp nhiều khó khăn; ruộng đất manh mún, bình quân đất sản xuất nông nghiệp trên đầu người thấp gây trở ngại đối với xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung; sông suối có độ dốc cao, rất dễ xảy ra lũ ống, lũ quét vào các tháng mùa mưa, mùa khô cạn kiệt thiếu nước, gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn.

* Về kinh tế, xã hội và môi trường

Quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tỷ lệ tích luỹ còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Chất lượng tăng trưởng thấp, phần lớn tăng trưởng dựa vào đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, đóng góp của các yếu tố năng suất còn thấp; cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như hệ thống giao thông, thuỷ lợi, các công trình cấp nước sinh hoạt, trường học, trạm y tế, bệnh viện, các công trình văn hoá,.. thiếu và chưa đồng bộ. Vấn đề an ninh, quốc phòng có nhiều diễn biến phức tạp; thu nhập bình quân đầu người của hyện còn thấp so với thu nhập bình quân trên đầu người của các huyện khác trong tỉnh. Trình độ văn hoá và nhận thức của đa số nhân dân tương đối khá, song điều kiện tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế, nên kết quả sản xuất chưa cao.

4.2. ĐÁNH GIÁ HIỆN TRANG SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN

Hiện nay, tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 120.897,85 ha. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Điện Biên Đông năm 2017 được thể hiện ở bảng 4.3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 47 - 51)