Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 32 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả về sử dụng đất nông nghiệp trên

ĐẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.2.1. Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Trung Quốc Trung Quốc

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy việc khai thác và sử dụng đất là yếu tố quyết định để phát triển kinh tế xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất. Thực hiện chủ trương “ Ly nông bất ly hương” đã thúc đẩy kinh tế xã hội nông thôn phát triển toàn diện và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.

2.2.2. Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Thái Lan

- Thái Lan dùng chính sách :

30 năm trước, có thời gian diện tích đất nông nghiệp của Thái Lan tăng “đột biến”. Người Thái cần cù lao động, bám chặt đồng ruộng để mong thay đổi cuộc sống. Còn các nhà hoạch định chính sách Thái Lan coi nông nghiệp là nội lực sống còn để phát triển kinh tế quốc dân. Với lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có đến 80% dân số Thái sinh sống vùng nông thôn), diện tích đất canh tác sẵn có, Thái Lan đã nhanh chóng hiện thực hóa được ước mơ trở thành “nồi cơm” của thế giới. Chỉ tính trong năm 2007, nước này xuất khẩu 9 triệu tấn gạo, đạt 3,5 tỷ USD, giữ vững thế độc tôn.

Thế nhưng Thái Lan, sau đó, rơi vào nguy cơ “đất không đủ cày” vì tốc độ

những đô thị lớn; kèm theo đó là hiện tượng lơ là trong việc áp dụng các kỹ thuật canh tác mới theo phương châm phát triển bềnvững khiến đất canh tác bị rửa trôi màu mỡ, xói mòn hoặc nhiễm mặn... Sớm “bắt bệnh” để tìm thuốc chữa, việc đầu tiên là phải đổi mới chính sách. Các nhà hoạch định chính sách Thái Lan lấy nông nghiệp là bệ phóng cho nền kinh tế quốc dân, và không chỉ có thế, mục tiêu cốt lõi là tạo ưu đãi “tam nông” để ổn định chính trị xã hội.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nâng cao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quan đến

“tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dân được coi

trọng hướng đến. Vì vậy, mặc dù bình quân diện tích đất canh tác nông nghiệp Thái Lan gấp 4 lần Việt Nam nhưng nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lực nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằn không chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản đã được triển khai và cho năng suất cao, nâng cao được hiệu quả sử dụng đất (Báo Lao động, 2013).

2.2.3. Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Đài Loan

- Đài Loan duy trì sự cân bằng

Vấn đề quan trọng nhất đối với Đài Loan trong chính sách đất đai là làm thế nào để phối hợp với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất nông nghiệp một cách hợp lý và có hiệu quả, duy trì sự cân bằng, điều hoà giữa các lợi ích tổng thể và lợi ích cá nhân, bảo vệ lợi ích lâu dài cho các thế hệ tương lai. Đài Loan chủ trương phải giữ một diện tích đất đai thích hợp cho sản xuất lương thực, bảo tồn sinh thái tự nhiên và khoảng không cây xanh.

Trong quan điểm phát triển hỗn hợp của Đài Loan, các kế hoạch tổng hợp cho sử dụng đất sẽ bao gồm thời gian biểu và lựa chọn các vùng đất vào các mục tiêu hợp lý, đồng thời cũng tính đến sự cân bằng khu vực, sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và giữ cân bằng sinh thái. Đài Loan chủ trương duy trì chính sách trợ cấp sản xuất lúa gạo, nhưng để có sự tương đồng trong phát triển kinh tế cũng như việc phân bổ các nguồn lực, việc gieo trồng các loại lúa gạo có chất lượng cao sẽ được khuyến khích.

Một chế độ gối vụ áp dụng với đất trồng lúa và màu sẽ được thiết lập để sản xuất nông nghiệp nhằm quay vốn nhanh và liên tục. Sẽ phát triển các sản phẩm nông nghiệp mang tính dân tộc có khả năng sinh lợi cao, đồng thời dựa vào công nghiệp mở rộng các loại hình sản xuất nông nghiệp sử dụng vốn và kỹ thuật

tập trung. (Báo Lao động, 2013).

2.2.4. Các nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại Nhật Bản Nhật Bản

Các nhà khoa học Nhật Bản cho rằng quá trình phát triển của hệ thống nông nghiệp nói chung và hệ thống cây trồng nói riêng là sự phát triển đồng ruộng đi từ đất có địa hình cao đến đất có địa hình thấp. Điều đó có nghĩa là hệ thống cây trồng phát triển trên vùng đất cao trước sau đó mới đến vùng đất thấp. Đó là quá trình hình thành của sinh thái đồng ruộng. Các nhà khoa học Nhật Bản đã hệ thống tiêu chuẩn hiệu quả sử dụng đất đai thông qua hệ thống cây trồng trên đất canh tác, là sự phối hợp giữa các cây trồng và gia súc, các phương pháp trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp để nâng cao sức sản xuất và hiệu quả sử dụng đất.

2.2.5. Tình hình nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở Việt Nam

Trong những năm qua chúng ta đã quan tâm giải quyết tốt các vấn đề về kỹ thuật và kinh tế, tổ chức trong sử dụng đất nông nghiệp, việc nghiên cứu và ứng dụng được tập trung vào các vấn đề như: thay đổi cơ cấu cây trồng, lai tạo các giống cây trồng mới ngắn ngày có năng suất cao, bố trí luân canh cây trồng phù hợp với từng loại đất, thực hiện thâm canh trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất đai Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng (1993), đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển lâu bền của tác giả Trần An Phong - Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp (1995).

Ngay từ những năm 1960, GS. Bùi Huy Đáp đã nghiên cứu đưa cây lúa xuân giống ngắn ngày và tập đoàn cây vụ đông vào sản xuất, do đó đã tạo ra sự chuyến biến rõ nét trong sản xuất nông nghiệp.Vấn đề luân canh bố trí hệ thống cây trồng để tăng vụ, gối vụ, trồng xen để sử dụng tốt hơn tiềm năng về đất đai, khí hậu được nhiều tác giả đề cập đến.

Công trình nghiên cứu phân vùng sinh thái, hệ thống giống lúa, hệ thống cây trồng do GS. Đào Thế Tuấn chủ trì và hệ thống cây trồng đồng bằng sông Cửu Long do GS. Nguyễn Văn Luật chủ trì cũng đưa ra một số kết luận về phân vùng sinh thái và hướng áp dụng những giống cây trồng trên những vùng sinh thái khác nhau nhằm khai thác sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nông nghiệp và phát triển nông thôn chủ trì đã tiến hành nghiên cứu hệ thống cây trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như vùng núi và trung du phía Bắc, vùng đồng bằng sông Cửu Long,... nhằm đánh giá hiệu quả của các hệ thống cây trồng trên từng vùng đất đó.

Tác giả Nguyễn Thị Kim Yến và Đỗ Nguyên Hải (2015) với đề tài “Nghiên cứu các loại hình sử dụng đất nông nghiệp phục vụ phát triển du lịch ở Điện Biên”. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất được 4 loại hình sử dụng đất vùng lòng chảo (Chuyên lúa đặc sản, 2 lúa màu, chuyên rau sản xuất theo quy trình an toàn, nuôi cá), 10 loại hình sử dụng đất vùng đất dốc có tiềm năng phát triển du lịch (ruộng bậc thang, trồng hoa, cây công nghiệp hằng năm, cây ăn quả, cây hoa, cây dược liệu, cây đặc sản, nông lâm kết hợp, rừng, chăn nuôi gia súc.

Năm 2011 Nguyễn Quang Tin đã tiến hành nghiên cứu áp dụng các giải pháp kỹ thuật và thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô và đậu tương hàng hóa tại một số tỉnh miền núi phía Bắc.

Từ năm 2008 - 2011 Trần Văn Lâm và Nguyễn Minh Trí đã tiến hành nghiên cứu kinh nghiệm quản lý đất sau nương rẫy của bà con người H’Mông tại tỉnh Điện Biên.

Hà Học Ngô và cs. (1999) sự đã tiến hành nghiên cứu đánh giá tiềm năng đất đai và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp tại huyện Châu Giang, Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vùng này có thể phát triển các loại sử dụng đất cho đạt hiệu quả như lúa - màu, lúa - cá, chuyên rau màu hoa cây cảnh và cây ăn quả (CAQ). Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân làm cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá chưa được khai thác triệt để là do chưa xác định được hướng sử dụng lợi thế đất nông nghiệp, đồng thời chưa xây dựng được các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao.

Năm 2001, Đỗ Thị Tám tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một số LUT điển hình không những cho hiệu quả kinh tế cao, dễ áp dụng mà còn tạo được nhiều việc làm có giá trị ngày công lao động cao như: LUT cây ăn quả, LUT lúa – cá, LUT chuyên màu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 32 - 36)