Thời gian cây trồng che phủ đất của các LUT/năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 72 - 74)

ĐVT: tháng LUT Kiểu sử dụng Thời gian che phủ đất (tháng) Điểm Mức đánh giá Tiểu vùng 1

Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 7,5 2 Trung bình

2Lúa – Màu Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương 11 3 Cao Lúa xuân – Lúa mùa – khoai lang 10 2 Trung bình

Lúa – Màu Lúa nương – Ngô 6,5 2 Trung bình Lúa nương – Khoai sọ 11 3 Cao

Chuyên rau, màu Su hào – Cà chua - Bắp cải 10 2 Trung bình Lạc – Khoai lang – Bắp cải 10,5 3 Cao Cây ăn quả Nhãn, Mận, Dứa 12 3 Cao

Cây rừng Keo, Bạch đàn 12 3 Cao

Cây CN lâu năm Chè, Cà phê 12 3 Cao

Tiểu vùng 2

Chuyên lúa Lúa xuân – Lúa mùa 7,5 2 Trung bình

2Lúa – màu Lúa xuân – Lúa mùa – Đậu tương 10,5 3 Cao Lúa xuân – Lúa mùa – khoai lang 10 2 Trung bình

Lúa – Màu Lúa nương – Ngô 6,5 2 Trung bình Lúa nương - Khoai sọ 11 3 Cao

Chuyên rau, màu Su hào – Cà chua - Bắp cải 9,5 2 Trung bình Lạc – Khoai lang – Bắp cải 10 2 Trung bình

Cây rừng Keo, bạch đàn 12 3 Cao

Cây CN lâu năm Chè, Cà phê 12 3 Cao

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra nông hộ (2017)

Qua bảng 4.15 cho thấy, hầu hết thời gian che phủ đất của các LUT đều ở mức cao và trung bình. Các LUT có mức đánh giá cao nhất là LUT cây CN lâu năm, LUT cây rừng và LUT cây ăn quả (12 tháng), ngoài ra LUT 2 Lúa – Màu; kiểu sử dụng Lúa nương – Khoai sọ của LUT Lúa – màu và LUT Chuyên rau, màu

cũng khá cao (10 – 11 tháng). LUT chuyên lúa và LUT Lúa màu với kiểu sử dụng Lúa nương – Ngô có thời gian che phủ thấp hơn lần lượt là 7,5 tháng và 6,5 tháng.

Có thể thấy, thời gian che phủ đất của các LUT là tương đối cao, góp phần giữ không khí trong lành, điều hòa nước, bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm năng của đất, giúp cung cấp dinh dưỡng tự nhiên cho cây trồng, đồng thời giúp làm giảm xói mòn và quản lý nguồn đất canh tác, góp phần bổ sung N vào đất một cách tự nhiên, cải tạo cấu trúc của đất,giảm sâu hại, cỏ dại và dịch bệnh, đồng thời cũng giúp giảm nhu cầu sử dụng phân bón hóa học... qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện.

4.3.3.3. Mức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Thuốc BVTV là các loại hóa chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dụng lại đơn giản, nên được nông dân sử dụng nhiều. Nhưng thuốc BVTV lại có tác hại đó là:

- Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại một số loại côn trùng có ích cũng bị tiêu diệt hay nói cách khác sau khi phun thuốc trừ sâu làm cho số lượng thiên địch của các loại sâu cũng bị giảm đi. Điều đó có lợi cho sự phát triển của sâu hại.

- Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

- Một số loại thuốc có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt.

- Việc dùng thuốc trừ sâu liên tục sẽ dẫn đến chứng nhờn thuốc vì thế mỗi loại thuốc trừ sâu chỉ có tác dụng mạnh một số năm đầu sử dụng. Để hạn chế bệnh nhờn thuốc, tăng khả năng diệt trừ sâu người ta thường tăng dần nồng độ thuốc, số lần phun thuốc. Tuy nhiên, biện pháp này không thể duy trì lâu dài do không thể tăng nồng độ mãi được. Mặt khác nó làm gây ô nhiễm môi trường mạnh hơn, do lượng tồn dư trong môi trường nhiều lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện điện biên đông, tỉnh điện biên (Trang 72 - 74)