Nguồn gốc nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 37)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG

2.1. Nhân vật truyền thuyết

2.1.1. Nguồn gốc nhân vật

Căn cứ vào Bảng thống kê, phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang (bảng 1.1, phần Phụ lục), chúng ta thấy truyền thuyết nhân vật là bộ phận truyền thuyết chiếm số lƣợng nhiều nhất với 65 truyện. Điều đó chứng tỏ rằng các nhân vật chính là đối tƣợng trung tâm đƣợc các tác giả dân gian hƣớng tới trong quá trình sáng tạo của mình – đó chính là các nhân vật nhiên thần hoặc nhân thần.

Truyền thuyết đƣợc nhân dân sáng tạo từ khi con ngƣời bắt đầu có ý thức lịch sử: “ Bắt nguồn từ cảm hứng tự hào và ngợi ca những anh hùng kiệt xuất có nhiều công trạng với nhân dân, đất nước..”[ 96, tr.110] . Chính vì thế “

Các nhân vật dù có hư cấu hay là đích thực lịch sử thì cũng đều có tên tuổi, gốc gác…., nói chung là có một lí lịch rõ ràng gắn với địa phương hay thời đại” [103, tr.183]. Và cũng vì nét đặc trƣng này mà nhân vật truyền thuyết ở các vùng văn hóa khác nhau lại mang trong mình những dấu ấn văn hóa riêng, đậm nét đặc trƣng của văn hóa vùng. Vì thế chỉ cần nhắc đến họ, ngƣời ta nghĩ ngay đến mảnh đất nơi họ sinh ra. Khảo sát kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang, chúng ta bắt gặp rất nhiều thế hệ những ngƣời con nơi đây: từ các anh hùng chống quân xâm lƣợc, anh hùng nông dân, anh hùng văn hóa cho đến những ngƣời có khả năng kì lạ khác thƣờng. Hầu hết các nhân vật trong truyền thuyết Bắc Giang có nguồn gốc xuất thân trên quê hƣơng. Đặc biệt có rất nhiều nhân vật xuất thân từ Yên Thế. Đó là nàng Dƣơng Thị Giã ở xá Lý Cốt – Yên Thế, ba anh em họ Dƣơng, Giáp Văn Thú ở làng Chùa xã

Bảo Lộc Sơn, các tƣớng lĩnh nhƣ: Cai Vàng, Đại Trận, Quận Tƣờng, Lƣơng Văn Nắm, Hoàng Hoa Thám… . Ngoài ra còn có Thuổng Thắng, Đức thánh Hùng Linh Công, Nguyễn Đình Chính ở Hiệp Hòa, Thân Công Tài, Thạch tƣớng quân ở Việt Yên… . Sáng tạo nên những truyện kể về những ngƣời con của quê hƣơng mình, tác giả dân gian gửi vào đó bao niềm tự hào, tự tôn trong những câu chuyện giản dị. Truyền thuyết nhân vật đƣợc sáng tạo bởi cảm hứng anh hùng ca, cảm hứng tự tôn tự hào. Do vậy, khi kể về họ, tác giả dân gian ƣu tiên lựa chọn những nhân vật có nguồn gốc, hành trạng gắn chặt với mảnh đất quê hƣơng.

Tuy nhiên không phải tất cả các nhân vật trong truyền thuyết Bắc Giang đều là ngƣời Bắc Giang. Mảnh đất tự hào còn tự hào bởi những ngƣời anh hùng không sinh ra ở đây nhƣng tên tuổi, sự nghiệp của họ gắn chặt với mảnh đất này. Từ xứ Nghệ xa xôi, Tƣớng quân Vi Đức Lục đƣợc vua Lê tin tƣởng giao phó trọng trách đem quân lên trấn ải cửa ngõ đông bắc, tức vùng đất Sơn Động ngày nay. Ông không chỉ giữ sự bình yên cho đất nƣớc mà ông còn dạy dân cách sống. Ông cũng là ngƣời lập ra dòng họ Vi ở Bắc Giang. Đó còn là Phạm Văn Liêu ngƣời Thanh Hóa. Ông là một trong những tƣớng vây hạ thành Xƣơng Giang. Sau đó, ông ở lại lập nghiệp tại phủ Lạng Thƣơng. Đó còn là nàng công chúa Quế Mị Nƣơng vƣợt bao con sông xanh vời vợi, qua hết cánh rừng này tới cánh rừng kia. Cuối cùng nàng ở lại trên đất Nghĩa Phƣơng, Lục Nam. Đó còn là nàng công chúa Kim Châu đã chọn vùng ngã ba sông để làm thực ấp lâu dài. Đó còn là Thiều Dƣơng công chúa cải trang nam nhi kéo quân đi dẹp giặc để đến khi đất nƣớc thanh bình Thiều Dƣơng trở lại Hoàng Mai rồi hóa tại nơi đây.

Tác giả dân gian kéo họ vào không gian văn hóa xứ Bắc, gắn giữ họ trong tâm thức của ngƣời Bắc Giang bằng cách gắn kết họ với những địa danh

cụ thể. Những gắn kết ấy đều rất hợp lí bởi chúng dựa trên cơ sở những mối dây liên hệ thực tế của nhân vật với mảnh đất Bắc Giang. Tƣớng quân Vi Đức Lục đã mang họ Vi đến với Bắc Giang và trở thành thủy tổ của dòng họ này. Còn ở Nghĩa Phƣơng Lục Nam đền Thƣợng, đền Trung, đền Hạ đều là dấu tích hành cung của Quế Mị Nƣơng. Năm vệt ngón tay nàng để lại đã in dấu thành năm bậc thác Suối Mỡ vẫn còn đến ngày nay.

Sự góp mặt của các nhân vật này khiến cho kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang phong phú hơn. Đồng thời, đó cũng là sự cởi mở trong thái độ tiếp cận văn hóa của ngƣời dân Bắc Giang. Hơn nữa đó còn thể hiện sự quan tâm sâu sắc của họ đến cộng đồng chung. Điều này góp phần sáng tỏ nhận định truyền thuyết không phải là thể loại chỉ có ở một địa phƣơng cụ thể mà nó có một đời sống rộng lớn nhờ những kết nối đặc trƣng.

2.1.2. Các nhân vật nữ tướng

Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nƣớc và giữ nƣớc, Bắc Giang là nơi hội tụ và sinh ra những nữ tƣớng tài ba. Những nữ tƣớng ấy đã tạo nên danh xƣng muôn thủa cho vùng đất này- “ Bắc Giang miền nữ tướng”. Ngƣợc dòng lịch sử mấy nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc, chúng ta thấy, ở thời đại nào Bắc Giang cũng xuất hiện những nữ tƣớng kiệt xuất. Những nữ tƣớng ấy đã đƣợc truyền thuyết tạc tƣợng trong lòng nhân dân để mãi mãi về sau con cháu nhắc tới họ với một niềm tự hào, thành kính.

Thời vua Hùng thứ 15 do Hùng Định Vƣơng trị vì có bà hoàng hậu thứ 6 là Trần Thị Tĩnh, hiệu Diệu Mai sinh hạ đƣợc một nàng công chúa vào ngày 8 tháng 4, đặt tên là Kim Châu. Công chúa lớn lên muôn phần xinh đẹp, da trắng nhƣ ngọc, môi đỏ nhƣ son. Không chỉ xinh đẹp nết na công chúa còn tinh thông sử sách, võ nghệ cao cƣờng. Vào độ đôi mƣơi nàng muốn đi du ngoạn núi sông, tìm nơi thắng địa. Vua cha ban cho 5 chiếc thuyền rồng và 28

đình thần đi theo hộ giá. Ngày mồng 10 tháng 3, thuyền cập bến Bò, các phụ lão và nhân dân tiếp đón rất long trọng. Cảm động trƣớc tấm lòng mến mộ của nhân dân, cùng cảnh đẹp sơn thủy hữu tình và lại là nơi hiểm yếu nên nàng đã tâu vua cha cho lập hành cung ở ngã ba sông này. Khi đất nƣớc có giặc ngoại xâm, đại bản doanh của công chúa Kim Châu là thành lũy vững chắc chặn đánh giặc. Nhờ sự dũng cảm, tài thao lƣợc của công chúa và sự đoàn kết của nhân dân đã góp phần cùng đại binh ta đuổi khỏi quân xâm lăng ra khỏi bờ cõi, đem lại nền độc lập cho dân tộc. Ngày mùng 8 tháng 11 không mắc bệnh gì mà công chúa đột ngột hóa về trời. Cảm thƣơng trƣớc tấm lòng yêu nƣớc thƣơng dân và công lao đánh giặc của công chúa, vua cho lập đền thờ trên đồi Phúc Cƣơng, cạnh bến Bò và ban cho 8 chữ: “ Trấn quốc tam giang Ả nương công chúa”. Lại cho 35 vùng khác nơi mà công chúa đã đi qua cũng đƣợc tôn thờ và muôn đời hƣơng hỏa. Từ đó đến nay, cứ đến ngày mùng 4 tháng 3 âm lịch nhân dân ở đây tổ chức lễ hội rƣớc công chúa từ đền Sú về đến bến Bò.

Thời vua Hùng dựng nƣớc, có nàng Huệ Hoàng Công Quốc là ngƣời có đủ tài sắc vẹn toàn, văn hay võ giỏi. Vào thời ấy, đất nƣớc ta luôn có giặc ngoại bang xâm lƣợc và lang thú luôn luôn đến quấy nhiễu dân lành. Tuy là phận liễu yếu đào tơ nhƣng trƣớc cảnh đất nƣớc nhƣ vậy, Huệ Hoàng đã nung nấu lòng yêu nƣớc và căm thù giặc sâu sắc. Bà xin vua cha đi diệt bầy lang thú, dẹp giặc ngoại xâm để cứu dân cứu nƣớc. Ý nguyện của bà đã đƣợc vua cha chấp thuận, sau khi diệt tan quân giặc thắng trận trở về bà đƣợc phong: “

Ngã Linh Vương công chúa”. Những lúc thanh nhàn bà cùng em gái thƣờng đi du ngoạn vùng núi Đót. Ngày mồng 8 tháng 4, hai chị em bà cùng nhau lên tắm ở giếng Tiên trên đỉnh núi Đót, bỗng nhiên từ đâu có một con hắc điểu sà xuống cắp xiêm áo của hai bay về hƣớng đền Quán Tần, sau đó lại bay xuôi

về hƣớng sông Nhƣ Nguyệt. Khi tắm xong vì không có quần áo, công chúa không lên bờ đƣợc, phải đợi đến khi trời tối hẳn mới dám lên bờ. Cũng từ đó, không thấy công chúa về cung nữa. Còn làng Thù Sơn nơi con chim hắc điểu đến để lại hai dải yếm đào ở đó thì làng xóm ngày càng đông vui, dân an vật thịnh. Nhân dân tôn vinh công chúa là đức vua bà – thành hoàng làng Yêm để tỏ rõ ơn nghĩa đối với nàng.

Bên cạnh đó còn có công chúa Thiều Dƣơng đẹp ngƣời, đẹp nết. Truyền thuyết về Công chúa Thiều Dƣơng kể lại rằng: “Nàng là con gái thứ 8 của vua Lê Thánh Tông, là người có nhan sắc, mặt đẹp như hoa, mắt phượng mày ngài, môi đỏ như son, da trắng như phấn. 17 tuổi Thiều Dương tài sắc hơn cả con gái vua Nghiêu, vua Thuấn. Khi giặc Chiêm Thành kéo vào xâm chiếm bờ cõi, nhà vua và các tướng lĩnh trong triều nhiều phen xuất trận mà không phân thắng bại. Công chúa Thiều Dương bèn xin phép vua cha được đi đánh giặc. Sau khi đến Hoàng Mai lập hành cung làm nơi cầu đảo thiên địa để được âm phù, nàng cai trang nam nhi kéo quân đi diệt giặc. Quân giặc tan tác tìm đường tháo chạy, đất nước trở lại thanh bình. Thiều Dương xin phép vua cha được trở lại Hoàng Mai. Khi thuyền công chúa đang đi trên sông bỗng gió lớn nổi lên, mưa to trút xuống, sóng lớn nổi lên ầm ầm, lật sấp thuyền của công chúa. Ba ngày sau, thi thể công chúa nổi lên mặt nước rồi theo dòng sông nhỏ trôi về phía hành cung phường Hoàng Mai. Nhà vua ban lệnh cho nhân dân phường Hoàng Mai, huyện Yên Dũng làm đền thờ chính để cho nhân dân khắp nơi hương hỏa, phụng thờ”[92 , tr. 85].

Thời Hai Bà Trƣng ở Bắc Giang còn nổi tiếng bởi nữ tƣớng Thánh Thiên tài ba mƣu lƣợc. Thần tích đình Ngọc Lâm (nay đình này thuộc huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang) ghi lại Thánh Thiên Công Chúa còn có biệt danh là Nàng Chủ. Nàng Chủ có cá tính rất mạnh mẽ và cũng là ngƣời rất có uy, tuy

chỉ mới mƣời sáu tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, nhƣng dân làng ai cũng đều nể phục, đã đồng lòng tôn Nàng làm Nữ Chủ và tặng cho Nàng biệt danh là Nàng Chủ. Bấy giờ, bọn đô hộ Hậu Hán rất tham tàn, ai ai cũng căm tức và chỉ trông chờ có cơ hội là vùng lên diệt thù. Hiểu đƣợc ý nguyện của dân, Nàng Chủ đã thành lập một đội quân khá lớn và truyền hịch khởi nghĩa. Quân đô hộ nhiều phen đến đàn áp (trong đó có lần do đích thân Tô Định chỉ huy) nhƣng không thể nào tiêu diệt đƣợc nghĩa quân của Nàng, ngƣợc lại, còn bị quân sĩ của Nàng đánh cho thất điên bát đảo. Bấy giờ, một vùng đất rộng lớn, trên đại thể là tƣơng ứng với tỉnh Bắc Giang và một phần tỉnh Bắc Ninh ngày nay do Nàng Chủ nắm quyền chi phối. Khi Hai Bà Trƣng kêu gọi nhân dân cả nƣớc vùng lên đánh đuổi Tô Định, Nàng Chủ đã đem lực lƣợng của mình theo về, thanh thế của Hai Bà Trƣng vì thế mà nhanh chóng trở nên mạnh mẽ. Nàng Chủ đƣợc Trƣng Nữ Vƣơng phong làm Thánh Thiên Công Chúa và trao cho nhiều trọng trách. Truyền thuyết kể rằng, khi Mã Viện đem đại binh nhà Hậu Hán sang đàn áp, chính Thánh Thiên Công Chúa đã chủ động đem lực lƣợng của mình tiến đến tận Hợp Phố để đánh chặn đánh. Mã Viện vì thế chịu rất nhiều tổn thất. Sau, Thánh Thiên Công Chúa anh dũng hi sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ chính quyền Trƣng Nữ Vƣơng. Hiện nay, Thánh Thiên Công Chúa đƣợc thờ chính ở đình Ngọc Lâm (Yên Dũng, Bắc Giang). Hàng năm hội đền đƣợc mở trong 3 ngày : mồng 7 tháng giêng âm lịch ( ngày bà đến Ngọc Lâm lập đại bản doanh; ngày 12 tháng 2 âm lịch ( ngày tháng bà sinh); và ngày 30 tháng 8 âm lịch, ngày bà Thánh hóa. Nhân dân khắp nơi đến trảy hội rất đông để tƣởng nhớ đến công lao và tấm lòng vì nƣớc vì dân của bà.

Thời kỳ này còn có bà Dƣơng Thị Giã đã đứng lên phất cờ khởi nghĩa chống lại Tô Định. Đoàn nữ binh từ rừng núi tiến về Mê Linh nhập vào đội

quân của Hai Bà Trƣng. Dƣơng Thị Giã đƣợc phong làm tƣớng. Bà đã cầm quân đánh giặc nhiều trận, lập đƣợc nhiều chiến công. Trong một trận quyết chiến, bà bị thƣơng khắp ngƣời nhƣng bà vẫn một mình một ngựa phá vòng vây về đến chân núi Đót rồi mới chịu ngã xuống trên mảnh đất quê nhà. Bà đƣợc nhân dân trong vùng tôn thần và lập đền thờ, gọi là Nàng Giã đại thần. Trong truyền thuyết dân gian Bắc Giang còn có ngƣời con gái quả cảm có biệt hiệu: Hồng Y liệt nữ. Đó chính là Bà Ba Cai Vàng. Bà có tên thật là Lê Thị Miên, thƣờng gọi là Yến Phi, sinh ở Thuận Thành, Bắc Ninh. Năm 20 tuổi, vì không chấp nhận làm vợ lẽ tên chánh tổng quyền thế ở quê, bà đã cùng cha là ông đồ Nho trốn lên Lục Nam ở ẩn trong nhà Tuần Nhỡn. Ở đây bà đã tham gia lực lƣợng của Cai Vàng. Vì có văn võ song toàn nên bà nhanh chóng đƣợc tin dùng và trở thành vợ ba thủ lĩnh, gọi là Bà Ba Cai Vàng. Bà không chỉ văn võ song toàn mà còn mang trong mình một khát vọng lớn lao, nhờ có tài cầm quân và tinh thần dũng cảm mà bà đã trở thành linh hồn của cuộc khởi nghĩa. Khi thủ lĩnh Cai Vàng hi sinh, nghĩa quân tôn bà thay chồng thống lĩnh toàn quân. Mùa xuân năm 1864, bà đã lãnh đạo nghĩa quân đánh thẳng vào sào huyệt của Võ Tảo. Sau 22 ngày đêm kiên cƣờng chiến đấu nghĩa quân đã bắt sống đƣợc Võ Tảo. Vua Tự Đức tức giận giáng Nguyễn Tri Phƣơng xuống 2 cấp. Ngày 4 tháng 2 năm giáp Tý bà tổ chức lễ tế chồng và tƣởng niệm các thủ lĩnh, nghĩa quân anh dũng hi sinh. Rồi, giải tán lực lƣợng, kết thúc cuộc khởi nghĩa bà song tu hành khổ hạnh tại chùa Dận, Đình Bảng, Bắc Ninh.

Truyền thuyết dân gian Yên Thế không chịu dừng lại ở kết thúc bà Ba Cai Vàng trả xong thù cho chồng, lánh mình vào ở ẩn. Nhân dân ở đây còn kể lại nhiều câu chuyện về bà. Có câu chuyện kể bà Ba Cai Vàng thực ra không chịu dƣỡng nhà. Biết đƣợc vận nƣớc còn tao loạn cần ngƣời tài giỏi giúp dân,

bà Ba đã đi các nơi tìm chọn ngƣời cho mai sau… Lại có chuyện kể rằng, bà Ba Cai Vàng về sau lên tu ở một ngôi chùa nhỏ trong rừng Yên Thế. Chính Đề Thám đã đƣợc gặp bà, đƣợc bà trao cho cây gƣơm vàng. Lại có chuyện bảo rằng bà Ba Cai vàng chính là thầy dạy của bà Ba Cẩn - bà Ba Đề Thám, nên bà Ba Đề Thám mới tài giỏi nhƣ thế… Bao nhiêu chuyện về vị nữ tƣớng ấy, nét hƣ hòa với nét thực. Nhƣng tất cả chỉ làm đẹp thêm hình ảnh ngƣời nữ tƣớng tài ba. Ngƣời đời sau vẫn không ngớt ca tụng bà:

Ngẫm xem lịch sử nước nhà Mấy ai sánh kịp vợ Ba Cai Vàng

Tiếp nối theo tinh thần quả cảm của Bà Ba Cai Vàng là nữ tƣớng ĐặngThị Nho, ngƣời làng Vân Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Bà mồ côi mẹ từ nhỏ nhƣng đƣợc bố dạy dỗ cẩn thận, văn võ song toàn. Từ nhỏ bà đã có những suy nghĩ mạnh mẽ khác thƣờng. Ngƣời ta thấy bà thích tập võ, múa gƣơm, đi săn cƣỡi ngựa bắn cung hơn là vì đầu vào đƣờng kim mũi chỉ. Khoảng năm 1894, nghĩa quân Yên Thế bƣớc vào giai đoạn thử thách gay go. Đề Thám bị truy lùng gay gắt. Chính trong dịp này Đề Thám đã gặp bà Đặng Thị Nho. Ông bà mến mộ nhau về tài, đức rồi nên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)