Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 58 - 62)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG

2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu

2.2.2. Cấu trúc đơn nhất và tính dở dang của kết cấu

Nhƣ phần trên đã tìm hiểu, truyền thuyết có cấu trúc mở và kết cấu tƣơng đối lỏng lẻo, do vậy, sự khuyết thiếu một trong ba motif của một cấu trúc truyền thuyết hoàn chỉnh diễn ra thƣờng xuyên. Qua bảng khảo sát kết cấu truyền thuyết chúng tôi thống kê đƣợc 18 /100 truyện kể đƣợc kết cấu theo dạng khuyết thiếu một motif, 76 /100 truyện khuyết thiếu 2 motif. Nhƣ vậy, tính chung số truyền thuyết có dạng kết cấu khuyết thiếu chiếm đến 94 % tổng các truyện đƣợc nghiên cứu. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Lƣu trong công trình của mình đƣa ra độ chênh lệch giữa truyền thuyết khuyết thiếu và truyền thuyết với cấu trúc hoàn thiện là 133/ 144 truyện. Sau đó tác giả đi đến kết luận: “ Số lượng lớn và tỉ lệ áp đảo ấy đủ sức nặng để chúng tôi dám tin rằng, kết cấu dạng khuyết là kết cấu đặc thù của thể loại truyền thuyết’’ [ 60, tr.94]. Soi chiếu vào truyền thuyết dân gian Bắc Giang chúng tôi thấy kết luận đó hoàn toàn đúng.

Do phần kết cấu mở chúng tôi đã đề cập đến nhóm truyền thuyết khuyết thiếu một bộ phận nên trong phần này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu nhóm truyền thuyết có cấu trúc đơn nhất. Truyền thuyết có cấu trúc đơn nhất đƣợc hiểu là truyền thuyết đƣợc xây dựng bằng một motif duy nhất. Điều này khiến cho tác phẩm giống nhƣ một công trình nghệ thuật còn dang dở, đang trong quá trình hoàn thành và tiếp tục đƣợc bồi đắp. Vì vậy khi nghiên cứu bộ phận này sẽ chúng ta sẽ nắm đƣợc quá trình hình thành và biến đổi của các tác phẩm thuộc thể loại ấy.

Qua các bảng khảo sát: Bảng 1.1- Bảng thống kê phân loại truyền thuyết dân gian Bắc Giang, Bảng 1. 2- Bảng phân loại truyền thuyết nhân vật, Bảng 2.1- khảo sát kết cấu truyền thuyết ( phần phụ lục), chúng tôi nhận thấy, nhóm truyền thuyết có cấu trúc đơn thƣờng nằm ở tiểu loại truyền thuyết địa danh và truyền thuyết phong vật nhƣ: truyền thuyết gốm Thổ Hà, Sự tích chùa Bổ Đà, Sự tích Cầu Ngảnh, Sự tích tên làng Thành Vẽ, Sự tích ruộng Điền Thành… . Hầu hết các truyền thuyết địa danh đƣợc thống kê đều có chung kiểu cấu trúc đơn nhất. Bộ phận truyền thuyết này, do đặc thù của đối tƣợng phản ánh nên chúng có kết cấu đơn nhất cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra truyền thuyết nhiên thần cũng có kiểu cấu trúc này. Truyền thuyết về Ông Cộc, Ông Dài sử dụng motif duy nhất của truyền thuyết đó là motif sinh nở thần kỳ. Về bộ phận này, chúng tôi cũng cho rằng, do đặc thù của đối tƣợng là các nhiên thần mới đƣợc dân gian khoác thêm hình hài của con ngƣời cho nên lựa chọn kết cấu đơn nhất là phù hợp hơn cả.

Nổi bật hơn cả là sự hiện diện của những truyền thuyết thuộc tiểu loại

Truyền thuyết về anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân ở kiểu cấu trúc đơn nhất: Đề Thám, Cai Vàng, Quận Tường, Truyện về ba anh em họ Dương, Vũ Tình và Từ Hả, Cả Trọng, Thống Luận, ….. Đa số các

truyền thuyết này chỉ xoay quanh motif duy nhất là motif tạo lập chiến công/ hành động khác thường. Chúng ta có thể gọi chúng là những truyền thuyết ở dạng sơ khai, nó là những truyện kể dang dở của dân gian. Sự tồn tại của dạng truyền thuyết có cấu trúc đơn nhất phần nào phác họa nên con đƣờng sáng tạo nên truyền thuyết từ khởi nguyên đến hoàn thiện của truyền thuyết nói chung và truyền thuyết về anh hùng chống giặc ngoại xâm nói riêng.

Mặc dù cấu trúc hoàn chỉnh của truyền thuyết gồm ba phần rõ ràng: mở đầu, trung tâm và kết thúc nhƣng không phải bất cứ truyền thuyết nào cũng tuân theo trật tự ấy. Các truyền thuyết thƣờng mở ra các chi tiết về tài năng và những chiến công thành tựu của các nhân vật đƣợc dân gian coi là ngƣời anh hùng. Dân gian chọn họ, tôn thờ họ cũng bởi chính tài năng và những hành động cao cả của họ. Vì thế, trong tâm thức cộng đồng anh hùng luôn luôn bất tử. Ở đó, hình hài, cốt cách, chiến công và cả đời sống riêng tƣ của họ từ lúc sinh ra cho tới lúc mất đi đều trở nên phi thƣờng, kỳ lạ. Từ đó, dân gian bắt đầu bồi đắp thêm các chi tiết, motif ít nhiều mang màu sắc ly kỳ để đẩy hình tƣợng ấy lên tầm cao mới phù hợp với sự ngƣỡng vọng họ, tôn xƣng của cộng đồng. Hoàng Hoa Thám đã từng làm “ vua mục đồng” của đám trẻ và có sức mạnh hơn ngƣời. Ông đủ sức can ngăn hai con trâu đực húc nhau hoặc rủ bạn bẫy hổ về nuôi. Một mình Thám có thể địch đƣợc mƣời đứa trẻ khác cùng lứa tuổi. Những câu chuyện về ông đƣợc truyền tụng khắp nơi. Các cụ kể về các điềm lạ của Hoàng Hoa Thám khi khởi binh lâm trận, những kỳ tích của cụ khi tiến công, lúc đàm phán. Nhất là trong thời kỳ hòa hoãn lần thứ hai( 1897- 1909) nghĩa quân xây dựng chiến khu Phồn Xƣơng, uy tín của cụ càng cao thì những câu chuyện kể xung quanh vị thủ lĩnh nghĩa quân càng phong phú. Tiếp theo đó là giai đoạn quyết liệt đối với lực lƣợng khởi nghĩa, những năm tháng đầy hi sinh gian khổ, những ngày tháng cuối cùng của phong trào hình

ảnh ngƣời anh hùng Hoàng Hoa Thám cùng các tƣớng lĩnh nghĩa quân hiện lên thật cao cả. Trên ngƣời ông lúc nào cũng có viên ngọc kị đạn. Chi tiết đó làm cho câu chuyện về ông đậm chất truyền thuyết hơn. Nhƣ vậy, xuất phát từ những sự kiện lịch sử có thật, hệ thống truyền thuyết dân gian đã bồi da đắp thịt cho sự kiện và thổi vào đó lý tƣởng thẩm mỹ của nhân dân. Hình tƣợng ngƣời anh hùng Hoàng Hoa Thám đã khắc sâu vào tâm trí mỗi ngƣời dân Bắc Giang và là niềm tự hào trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ quê hƣơng. Câu chuyện về ông không hề có các motif sinh nở thần kỳ, hóa thân hiển linh kết nối vào trƣớc và sau motif trung tâm. Điều ấy chứng tỏ rằng để hình thành nên một truyền thuyết hoàn thiện đòi hỏi một quy trình thời gian tƣơng đối lâu dài. Tuy nhiên quá trình sáng tạo vốn tự do và ngẫu hứng của dân gian hiếm khi đi trọn một vòng thời gian hoàn thiện. Quá trình này thƣờng bị gián đoạn và kết quả của nó là những kết cấu dang dở. Những mẩu nhỏ của truyền thuyết ấy khi gặp khi gặp những mảnh ghép hợp lý sẽ trở nên hoàn thiện.

Nhƣ vậy, sự tồn tại của thể loại truyền thuyết không chỉ đƣợc tính bằng những cốt truyện với ba phần đầy đủ mà còn đƣợc tính bằng những mẩu chuyện có cấu trúc đơn nhất. Chính bộ phận truyền thuyết với kết cấu đơn nhất là động lực thúc đẩy mạch phát triển của thể loại này. Trải qua thời gian chúng sẽ dần dần hoàn thiện và cho chúng ta một câu chuyện hoàn chỉnh. Tuy nhiên cũng cần nhân tố có sức lay động tâm hồn nhân dân, gây đƣợc xúc cảm mãnh liệt thì câu chuyện ấy mới có khả năng tiếp tục đƣợc hoàn thiện còn với những câu chuyện mà các chi tiết không đủ sức gợi thì chúng chỉ có thể tiếp tục tồn tại ở dạng khuyết thiếu và dang dở.

Nghiên cứu cấu trúc truyền thuyết không chỉ mô phỏng tái dựng lại những truyền thuyết qua những cốt truyện cụ thể mà còn là sự phân tích nội dung của từng kiểu kết cấu. Cấu trúc của truyền thuyết đƣợc tạo nên bởi các motif. Trong truyền thuyết ta bắt gặp ba motif: sinh nở thần kỳ, tạo lập chiến công, hóa thân. Tuy đặc điểm chung của truyền thuyết là nhƣ vậy nhƣng ở mỗi vùng văn hóa lại có những đặc trƣng riêng ảnh hƣởng tới truyền thuyết của vùng đó. Do vậy giữa các vùng luôn có sự khác biệt và sự khác biệt đó một phần thể hiện qua tần suất xuất hiện của các motif.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)