CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG
3.1. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang trong tƣơng tác văn hóa vùng
3.1.1. Không gian văn hóa Bắc Giang
Có nhiều quan niệm khác nhau về không gian văn hóa. Tựu chung các quan niệm đều cho rằng: không gian văn hóa bao gồm các hiện tượng văn hóa hay các tổ hợp hiện tượng văn hóa tồn tại, lưu truyền và biến đổi trong các mối quan hệ đặc trưng của từng nhóm người trong từng không gian môi trường nhất định. Từ quan niệm này chúng tôi coi vùng văn hóa là một dạng thức cơ bản của không gian văn hoá.
Theo GS Trần Quốc Vƣợng , văn hóa Việt Nam nên chia thành các vùng sau: 1. Vùng văn hóa Tây Bắc; 2. Vùng văn hóa Việt Bắc, 3. Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ; 4. Vùng văn hóa Trung Bộ; 5. Vùng văn hóa Trƣờng Sơn; 6. Vùng văn hóa Nam Bộ. Mỗi vùng văn hóa lại có thể chia ra thành tiểu vùng văn hóa nhỏ. Bắc Giang nằm trong vùng văn hóa đồng bằng Bắc Bộ. Việc tìm hiểu truyền thuyết trong không gian văn hóa phát sinh và lƣu truyền của nó giúp chúng ta đi sâu lý giải nó nhƣ một hiện tƣợng văn hóa vốn dĩ đã tồn tại lƣu truyền trên vùng đất Bắc Giang.
3.1.2. Điều kiện tự nhiên xã hội
Bắc Giang trƣớc đây nằm trong vùng trung du miền núi phía bắc, từ năm 2012 nằm trong quy hoạch vùng thủ đô Hà Nội. Bắc Giang là một tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn 9 huyện và một thị xã là : Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên, Việt Yên, Yên Dũng, Yên Thế, Hiệp Hòa, thị xã Bắc Giang ( nay là thành phố Bắc Giang). Bắc Giang có tổng diện tích 3822,5km2, hiện nay vẫn đƣợc xem là tỉnh miền núi
chiếm 89,5%, trung du chiếm 10,5% diện tích. Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi phía bắc với châu thổ sông Hồng phía nam. Bắc Giang nằm kẹp giữa hai dãy núi hình cánh cung và mở ra nhƣ nan quạt, rộng ở hƣớng đông bắc, chụm ở phía tây nam. Phần giữa phía đông tỉnh có địa hình đồi núi thấp và thung lũng. Phía đông và đông nam là cánh cung Đông Triều với ngọn núi Yên Tử nổi tiếng. phía tây bắc là dãy núi Bắc Sơn ăn lan vào tới huyện Yên Thế. Bắc Giang có vị trí địa lý tƣơng đối thuận lợi, gần thủ đô Hà Nội, gần cửa khẩu biên giới phía Bắc, nằm trên tuyến giao thông quan trọng là quốc lộ 1A, Đƣờng sắt liên vận quốc tế Hà - Lạng…. và hệ thống sông Thái Bình gồm: sông Cầu sông Thƣơng, sông Lục Nam với 347km chảy qua. Bắc Giang cũng là vùng dất có vị trí quan trọng, là “ phên dậu” phía bắc của thủ đô Hà Nội.
Về điều kiện xã hội, Bắc Giang là vùng đất đa dân tộc. Bên cạnh ngƣời Kinh là chủ yếu còn có ngƣời Nùng, Tày, Sán Chay, Sán Dìu, ngƣời Hoa, ngƣời Dao. Trong các dân tộc sinh sống ở Bắc Giang thì ngƣời Kinh có số lƣợng đông đảo (chiếm 88,1%) dân số toàn tỉnh và địa bàn cƣ trú hầu khắp mọi nơi. Trong quá trình sinh sống giữa các dân tộc trên địa bàn đã có sự xâm lấn về địa vực. Đây cùng là tiền đề diễn ra quá trình giao lƣu văn hóa mạnh mẽ giữa các dân tộc để hình thành vùng văn hóa Bắc Giang với cá tính riêng.
3.1.3. Văn hoá truyền thống Bắc Giang
Bắc Giang có nền văn hóa đặc sắc. Trong đó có các đặc trƣng nổi bật sau: Thứ nhất là tính chất đan xen đa văn hóa. Đan xen không phải hòa đồng mà tất cả cùng tồn tại tạo nên sự phong phú, đa dạng của văn hóa Bắc Giang.
Thứ hai là tính chất tụ hội văn hóa ngƣời Việt. Trong lịch sử lâu dài của đất nƣớc ngƣời dân từ nhiều nơi nhƣ Thanh Hóa, Hải Dƣơng, Thái Bình, Hải
Phòng, Hƣng Yên... đã lên đây sinh sống. Họ mang theo tập tục của mình và có những biến đổi theo ngƣời dân bản xứ trên đất Bắc Giang và ngƣợc lại ngƣời dân Bắc Giang ở trƣớc đó cũng bị những tác động của cƣ dân mới đến.
Thứ ba, con ngƣời Bắc Giang vốn là những cƣ dân đồng cam cộng khổ, cƣu mang nhau vƣợt qua thiên tai địch họa, khai phá rừng hoang lập làng, lập bản. Tính chất hào hùng còn dễ nhận thấy hơn qua các cuộc bảo vệ đất nƣớc của dòng họ Giáp, họ Thân và đặc biệt hơn là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Thứ tƣ, Bắc Giang là sự giao thoa giữa hai miền văn hóa Việt cổ (Bắc Ninh) và văn hóa Tày Nùng (Lạng Sơn). Những ngƣời dân tộc Thái, dân tộc Dao… vẫn có nét riêng trong sinh hoạt nhƣng họ học tiếng Kinh, mặc quần áo ngƣời Kinh.
Thứ năm, văn hóa Bắc Giang là tính chất đoàn kết, sáng tạo. Từ vùng rừng thiêng nƣớc độc cộng đồng dân cƣ Bắc Giang sinh sống đã tạo nên những vẻ đẹp riêng có cả về văn hóa vật thể và phi vật thể. Bắc Giang có hơn 500 lễ hội lớn nhỏ.
Ngƣời dân Bắc Giang tự hào là cái nôi của quan họ cổ với 23 làng ven sông Cầu, tồn tại nhƣ một sự kết duyên song song với quan họ ở Bắc Ninh. Đất quan họ Bắc Giang còn là nơi có tục kết chạ từ lâu đời đến nay vẫn tồn tại trong cuộc sống cộng đồng, có đóng góp tích cực làm đẹp thêm đời sống xã hội.
Bắc Giang còn nổi tiếng bởi chùa Vĩnh Nghiêm - cái nôi đào tạo Phật pháp thiền phái Trúc Lâm; chùa Bổ Đà phản ánh tính chất cổ kính gần với phật giáo Ấn Độ, đình Lỗ Hạnh (Hiệp Hòa) đƣợc dựng vào cuối thế kỷ XVI
từng đƣợc mệnh danh là "Đệ nhất Kinh Bắc". Các nhà khảo cổ học đã phát hiện trên địa bàn Bắc Giang cách đây khoảng hai vạn năm có ngƣời thời đại đồ đá khai phá, sinh sống ở đây. Điều đó đƣợc thể hiện qua các di chỉ Bố Hạ (Yên Thế), Chũ, Cầu Cát ( Lục Ngạn), Khe Táu, An Châu (Sơn Động). Thời gian tiếp theo các nhà khảo cổ cũng tìm thấy con ngƣời thời đại đồ đá mới sinh sống trên vùng đất này qua di chỉ Mai Sƣu ( Lục Nam), thời đại đồ đồng qua di chỉ Đông Lâm ( Hiệp Hòa).
Bên cạnh đó Bắc Giang còn có nhiều truyện kể dân gian nhƣ Thần Thoại, Truyền thuyết, Truyện cổ tích, truyện cƣời, … Tất cả những thành tố trên đã tạo nên một Bắc Giang anh hùng mà thơ mộng để mỗi khi nhắc tới Bắc Giang ngƣời ta nghĩ ngay tới vùng đất cổ nằm trong vùng Kinh Bắc. Nơi lƣu giữ nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Nơi đây không chỉ nổi tiếng về truyền thống đấu tranh anh dũng, bất khuất chống giặc ngoại xâm, nổi tiếng về truyền thống hiếu học khoa bảng, về những di lích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh mà còn nổi tiếng về những lễ hội dân gian truyền thống. Tất cả đã tạo nên thứ văn hóa độc đáo, đặc trƣng của vùng. Trong luận văn này không gian văn hóa Bắc Giang mang ý nghĩa không gian văn hóa đặc thù nơi sản sinh ra những truyền thuyết dân gian đậm màu sắc địa phƣơng.