CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG
2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu
2.2.2.3. Motif hiển linh âm phù
Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang chúng tôi bắt gặp trong hệ thống truyền thuyết Bắc Giang các truyền thuyết lịch sử motif hiển linh âm phù (19/ 100). các anh hùng đã hóa hiện lên giúp ngƣời đƣơng sống, nhất là
các vua quan cầm quân đi đánh giặc. Chính họ là ngƣời góp phần tạo lập nên những chiến công hiển hách ấy. Nhân dân không quên ơn họ lập lên những ngôi đền, ngôi miếu để ngày ngày hƣơng hỏa. Giáo sƣ Đinh Gia Khánh kiến giải về hiện tƣợng này trong truyên thuyết nhƣ là truyền thống yêu nƣớc nồng nàn của nhân dân ta từ đời này sang đời khác, ngƣời mất truyền cho ngƣời sống, động viên khích lệ ngƣời sống, ngƣời sống lại không quên truyền thống tổ tiên, ông cha, những ngƣời đi trƣớc, gắng sức tiến lên. Còn Giáo sƣ Kiều Thu Hoạch lại kiến giải rằng: “Khi sáng tạo hình tượng nhân vật truyền thuyết, tác giả dân gian dường như đã gặp một nghịch lý trong quan niệm về người anh hùng: một mặt họ nhìn thấy tính chu kỳ của thời gian đời người,mặt khác họ lại không muốn tin người anh hùng phải chết. Để giải quyết nghịch lý này, tác giả sử dụng motif hóa thân để nói về sự bất tử của người anh hùng”[ 43,tr. 162]. Hiện tƣợng âm phù không phải là mê tín dị đoan mà là một cách thể hiện truyền thống. Trong hệ thống truyền thuyết dân gian Bắc Giang chúng ta bắt gặp rất nhiều hiện tƣợng hóa thân âm phù. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trƣng thắng lợi có một phần không nhỏ của lực lƣợng âm phù. Nàng Nguyệt Hoa công chúa theo vƣơng mẫu giao du nơi trần thế đã hiện lên trong lễ ra quân của Hai Bà Trƣng và hẹn cùng nhau dẹp giặc. sau khi chiến thắng Hai Bà Trƣng sai sứ giả về Bắc Lý thì quả có miếu thờ thực liền ban sắc phong. Đến đời Trần, đời Lê cũng đƣợc ban sắc phong vì Nguyệt Hoa tiếp tục âm phù đánh giặc. Đó cũng là một cách để khẳng định cuộc kháng chiến hay cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta là chính nghĩa. Còn trong truyền thuyết về Đức thánh Hùng Linh Công thì sau khi hóa đến thời Đinh Tiên Hoàng khai quốc dẹp 12 sứ quân khi tiết chế tƣớng quân Nguyễn Bạc xuất binh thảo phạt sứ quân có đi qua Linh Công từ tại xã Hiệp Hòa, trông thấy ngôi đền nguy nga, tiết chế liền dừng binh nghỉ lại trong đền. Giữa đêm
thấy ong kiến kéo đàn vào đỗ đầy trong đền, tiết chế cả sợ liền làm lễ mật cầu đọc sớ thỉnh tâu rằng: “quả thực người anh linh âm phù hộ quốc mà thảo phạt thành công, sau này tất khởi tâu Hoàng đế bảo phong mỹ tự: Vạn cổ huyết thực vô cùng”. Đọc sớ xong, Tiết chế nằm phía dƣới chính tẩm liền mơ thấy một ngƣời mũ áo đƣờng bệ, giáp sắt cẩm bào sáng ngời, tay cầm thanh kim đao. Tự xƣng là con cháu Hùng gia. Nay thấy Đinh Tiên Hoàng khai quốc khởi vận, dẹp loạn sứ quân. Tƣớng quân trời Nam lại đến đây thỉnh cầu hộ quốc, bởi vậy ta đến đây để hỗ trợ đánh dẹp. Sau đó tiết chế tƣớng quân đem quân đánh một trận bình định xong. Đinh Tiên Hoàng lên ngôi liền bảo phong mỹ tự “ Vạn cổ phúc thần”. Đến đời Lê Đại Hành đức thánh cũng hiển linh. Đến niên hiệu Chính Hòa đức thánh hiển linh phá roi cát trên sông để thuyền nhà vua thẳng tiến nên đƣợc phong mỹ tự: “Vạn cổ huyết thực”.
Truyền thuyết dân gian bằng cách riêng của mình đã nói lên ý nghĩa chân chính của cuộc kháng chiến. Đó là cách thuyết phục, lời kêu gọi đối với mọi tầng lớp xã hội, đối với ngƣời cõi dƣơng và cõi âm, phù hợp với tín ngƣỡng dân gian và lòng tin của quần chúng nhân dân.
Cấu trúc của truyền thuyết dƣờng nhƣ đƣợc xác định rõ ràng hơn so với thần thoại và truyện cổ tích bởi cái cốt lõi lịch sử. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu trên đây thì truyền thuyết dù có sự xác định và cố định của cấu trúc thì vẫn có một kiểu cấu trúc mở. Trong đó sự linh động của các motif cũng góp phần tạo nên một cấu trúc vừa cố định lại vừa bất định, vừa mang tính khuôn khổ lại vừa có tính sáng tạo.
Tiểu kết chƣơng 2:
Toàn bộ chƣơng hai đã khái quát đƣợc phần nào bản chất và đặc trƣng truyền thuyết dân gian Bắc Giang từ góc độ đặc trƣng thể loại. Qua những khảo sát và phân tích trên đây chúng tôi có thể rút ra những kết luận sau:
1. Thế giới nhân vật trong truyền thuyết vô cùng phong phú thể hiện đời sống tinh thần phong phú của ngƣời dân nơi đây. Ba hiện tƣợng cơ bản diễn ra ở phƣơng diện nhân vật trong truyền thuyết Bắc Giang là hiện tƣợng biến đổi nhân vật theo hai hƣớng: phàm tục hóa và thiêng hóa; hiện tƣợng địa phƣơng hóa; hiện tƣợng nhân vật nữ tƣớng. Đó chính là nét đặc sắc của truyền thuyết dân gian Bắc Giang
2. Về phƣơng diện cấu trúc thể loại, truyền thuyết dân gian Bắc Giang khẳng định một lần nữa sự tồn tại ở nhiều cấp độ của thể loại truyền thuyết. Truyền thuyết Bắc Giang tồn tại các dạng: Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo; Cấu trúc đơn nhất và tính dang dở của kết cấu; Các dạng thức motif tiêu biểu của truyền thuyết dân gian Bắc Giang đƣợc khảo sát đó là: motif sinh nở thần kỳ, motif tạo lập chiến công, motif hiển linh, âm phù.
3. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang phản ánh lịch sử theo cách riêng của ngƣời dân nơi đây. Cốt lõi của những câu chuyện là sự thật lịch sử nhƣng đƣợc nhìn nhận đƣợc phản ánh qua nhãn quan của nhân dân. Sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử càng lâu đời thì tính chất huyền thoại càng đậm đà. Điều này thể hiện rõ khi chúng tôi lập bảng khảo sát kết cấu truyền thuyết. Càng gần với thời cổ đại, hiện đại thì các truyền thuyết phản ánh sự kiện nhân vật lịch sử gần gũi với cuộc sống xã hội hơn. Do vậy mà motif chiến công chiếm số lƣợng lớn nhất.
4. Truyền thuyết Bắc Giang là một kho tàng phong phú đa dạng. Nó phản ánh rõ thực tế khách quan về cuộc sống của ngƣời dân ba miền: vùng núi, vùng trung du và đồng bằng. Hầu hết các truyền thuyết đều có tính địa phƣơng rõ nét. Tuy nhiên vẫn có những truyền thuyết chung cho nhiều vùng thể hiện bằng những dị bản khác nhau.
CHƢƠNG 3: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG TRONG KHÔNG GIAN VĂN HÓA BẮC GIANG