Motif Sinh nở thần kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 62 - 65)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG

2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu

2.2.3.1. Motif Sinh nở thần kỳ

Qua bảng khảo sát kết cấu truyền thuyết thì dạng motif sinh nở thần kỳ có số lần xuất hiện ít nhất trong ba motif cơ bản 15/100 . Con số ấy tuy nhỏ nhƣng nó cũng mở ra một thế giới đầy màu sắc. Ở mỗi câu chuyện motif sinh nở thần kỳ lại mang một sắc thái riêng. Nó không chỉ đƣợc sử dụng để mở màn, gây sự kích thích thu hút đối với độc giả. Tuy nhiên vị trí cố định đó đôi khi gây sự nhàm chán do vậy tác giả dân gian đã bù đắp bằng cách biến hóa các motif thành nhiều kiểu khác nhau để câu chuyện diễn ra sinh động, phong phú và hấp dẫn. Đó có thể là sự sinh nở từ chuyện kỳ lạ bà mẹ ƣớm thử hình bàn chân ngƣời trên tảng đá ( Ông Cộc- Ông Dài); đó có thể là sự sinh nở thông qua sự ban ơn của thần: thấy tƣ cách tốt đẹp ban cho hai trái đào tiên, ban cho bông hoa sen ( Sự tích ngôi đền Từ Co, Sự tích bà chúa Lẫm,Truyền thuyết về các thần ở vùng Phúc Long – Phúc Tằng); do bị giao long quấn khi đi tắm về rồi mang thai ( Lều Văn Minh); đó có thể là sự sinh nở thông qua giấc chiêm bao ( Truyện các vị thần được thờ ở Đông Lâm, Truyện Đức thánh Hùng Linh Công). Cũng có truyền thuyết, sự sinh nở thần kỳ bắt nguồn từ việc làm phúc của bố mẹ. Trong Truyện kể về Hà Văn Chiếu ở Nghĩa Phương

18 đồng kẽm đem cúng cả vào chùa. Vợ là Phạm Thị ở chợ về qua đấy, có bao nhiêu tiền cũng quyên cả vào việc đúc chuông. Sau đó Phạm Thị trở về nhà, thấy tâm thần chuyển động , rối sinh ra một trai, đặt tên là Hà Văn Chiếu. Ở Sự tích Thạch tướng quân nhân vật đƣợc sinh ra mới thật kỳ lạ. Vào ngày mồng mƣời tháng Giêng mây che mù mịt, trời đất tối tăm. Chợt một tiếng sấm vang lở trời rẽ đất, rồi khối mây tự tan, trời đất thanh quang, phiến đá tự nhiên tan thành ba mảnh, thấy xuất hiện một trang nam tử tƣớng mạo đƣờng đƣờng, phong tƣ lẫm liệt, thân hình to lớn, sắc nhƣ mặt trời mới mọc, mặt tựa sao sáng soi đêm, tiếng sét nhƣ sấm vang lừng động cả thiên cung thủy phủ. Còn theo “ Sự tích về Vũ Thành”, bà mẹ cả Vũ Thành sau khi kết duyên cùng chồng đã lâu mà không có con. Một đêm bà nằm mơ thấy một ông tiên vất cho cái áo. Từ đó thụ thai, đúng mƣời một tháng mãn nguyệt khai hoa, sinh đƣợc con trai. Sự phong phú cuả motif sinh nở thần kỳ cho chúng ta thấy rõ ràng tác giả dân gian có sự chọn lọc và sáng tạo để sự xuất hiện đó phù hợp với đối tƣợng đƣợc kể.

Trong truyện kể về Lão Đam ở Thổ Hà, sự ra đời của nhân vật đƣợc kể nhƣ sau: “ Ta sinh ra từ thủa hồng mông. Trời đất sinh ta nên ta được tính thông minh khác thường. Xưa mẹ ta cũng bảo ta rằng, mẹ vốn là người từ bi xuất hiện, huyền diệu mà sinh ta tên là Mỹ Thổ Hoàng. Có một đêm, mẹ nằm mơ thấy một vì sao nhật khí bạch ngưu, từ đó mẹ có mang 81 năm, mãi đến ngày mùng 7 tháng Giêng năm Canh Thìn, nách bên tả của mẹ thấy đau rồi sinh ta. Lúc sinh, tóc đã bạc, bàn chân có chữ, mẹ nói rằng ta không có bố. Trong lúc sinh , mẹ vịn vào gốc cây mận cho nên lấy họ Lý, tên là Lão Đam, tên chữ Lý Bá Dương tức Thái Thượng”[ 92, tr. 70]

Trong các kiểu trình diện của motif sinh nở thần kì, sự xuất hiện kỳ lạ. Chúng ta bắt gặp nhiều kịch bản: Gia đình ăn ở phúc đức nên gặp thầy địa lý

giỏi chỉ cho mạch đất tốt. Trong truyền thuyết về tƣớng quân Vi Hùng Thắng, Trạng nguyên Giáp Hải, truyện cụ Phúc Trực đƣợc đất…đều đƣợc cấu trúc theo motif này. Truyền thuyết tƣớng quân Vi Hùng Thắng kể lại rằng: “ làng Vai, xã Kim Sơn, huyện Lục Ngạn có gia đình họ Vi rất nghèo, người con trai tên là Vi Phúc Tính, hàng ngày vẫn phải lên rừng chăn trâu thuê cho nhà giàu trong làng. Một hôm cậu bé đang chăn trâu thì thấy nhà giàu cùng thày địa lý người Tàu đi xem đất, cậu bèn lẻn đi theo, đến một khu đất có tên là Đồng Voòng, họ dừng chân lại. Nghe được lời thầy địa lý cậu đã đánh tráo cành lá ở hai huyệt đất. Sáng hôm sau nhà giàu thấy hố có cành lá tươi bèn táng mộ của cha ông mình ở đó. Thời gian dần trôi đi, sau này Vi Phúc Tính lấy vợ sinh được cậu con trai, từ lúc mới sinh ra trông cậu bé khôi ngô, sáng sủa hơn người. Cậu bé được bố mẹ đặt tên là Vi Hùng Thắng”[ 92, tr. 407- 411]. Trong Trạng nguyên Giáp Hải thì mẹ của ông, do phúc đức, không tham lam trả lại số vàng cho khách nên đƣợc khách trả ơn bằng cách tìm cho khu đất tốt: “ tiên đắc địa, hậu sinh nhân ” không có chồng mà tự nhiên có chồng, có chồng rồi sinh con. Nhƣng sau khi táng, phải tích đức tu nhân, rộng lòng giúp đỡ, phàm thấy ngƣời nguy bách phải biết thƣơng xót bảo vệ, nâng đỡ thì điều thiện sẽ đến. Hay trong “ Chuyện cụ Phúc Trực được đất” cũng vậy. Cụ tính tình hiền hậu, không tham lam dối trá. Một hôm trời nắng nóng, có thầy địa lý đi tìm đất qua nhà cụ. Cụ thành tâm tiếp đãi mà không có ý xin đất. Thầy Tàu thấy cụ là ngƣời chân thành, qua hỏi han biết cụ nhà nghèo lại muộn đƣờng con cái, thày ăn ổi và nói rằng: “ Người tốt bụng đáng được ngôi đất để sau này con cháu giàu có, hưởng phúc”. Thày Tàu còn dặn cụ rằng: Tôi tìm ngôi đất này là rất tốt, ngày nào đó có con trai thì phải cho đi học để mở đường học hành cho nhà ông. Nhưng phải tám mươi năm sau mới đại phát”. Vài năm sau đƣờng con cái khai hoa, hai cụ sinh ra ba trai, hai gái. Con

trƣởng cụ là Tốn Trai, lấy đƣờng học hành để khởi gia, mọi ngƣời cho rằng đó là sự ứng nghiệm của ngôi đất. Trong kịch bản motif này, ngoài sự kì lạ để thu hút ngƣời đọc, tác giả dân gian còn muốn răn dạy con cháu về triết lý: “ hiền gặp lành”. Dân gian không chỉ lý giải sự tồn tại của những ngƣời anh hùng bằng motif ly kì mà còn coi họ là sự hiện thân của triết lý nhân sinh dân gian. Tác giả dân gia không chỉ muốn nhấn mạnh tính chất phi thƣờng xuất chúng của ngƣời anh hùng mà còn là thái độ thành kính tôn vinh mà hậu thế dành cho các nhân vật có công với dân, với nƣớc.

Trong số 15 lần trình diện, các kịch bản của motif sinh nở thần kỳ biến hóa khôn lƣờng. Điều đó cho chúng ta thấy sức sáng tạo dồi dào của dân gian, đồng thời nó cũng phần nào thể hiện đƣợc ý thức sáng tạo nghệ thuật của dân gian. Nghiên cứu về vấn đề này, nhà nghiên cứu Nguyễn Thị Thanh Lƣu trong công trình của mình đã kết luận: “ Qúa trình sáng tạo nghệ thuật nói chung và truyền thuyết nói riêng của dân gian không đơn giản là những tung hứng ngẫu nhiên của trạng thái cảm xúc và niềm kính mộ đối với đối tượng lọt vào mắt xanh của họ. Quan trọng hơn, đó là một quá trình sáng tạo có ý thức, nhằm khai thác tối đa vẻ đẹp của đối tượng theo cách cảm nhận của dân gian, đồng thời mở ra một khoảng không rộng lớn để hình tượng ấy vụt lớn lên về tầm vóc và khả năng trường tồn vĩnh cửu”. [60, tr. 102]

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)