CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG
2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu
2.2.3.2. Motif tạo lập chiến công
Truyền thuyết về anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân
vƣợt trội về mặt số lƣợng so với tiểu loại truyền thuyết khác, do vậy motif tạo lập chiến công, hành động khác thƣờng có mật độ dày đặc (97/ 100).
Nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch cho rằng: “Không có truyền thuyết nào không miêu tả chiến công phi thường của người anh hùng và những motip khác nếu có thì cũng đóng vai trò là sự chuẩn bị (motip sinh nở thần kỳ) hoặc
nhấn mạnh (hiển linh, âm phù) cho motip này mà thôi”[43,tr. 158]. Tác giả Nguyễn Thị Nguyệt cũng cho rằng: “Motif chiến công là motif trung tâm của tiểu loại truyền thuyết anh hùng” [73, tr. 47]. Trong kho tàng truyền thuyết dân gian Bắc Giang motif này cũng đƣợc trình bày ở hai biểu hiện: sức mạnh phi thƣờng tự thân của nhân vật và sự phù trợ của vật thiêng, phép lạ.
Các nhân của truyền thuyết có sức khỏe phi thƣờng, có thể làm nên chiến công trong nháy mắt. Thạch Linh thần tƣớng “đi như gió bay mưa chuyển, trời đất mịt mù thiên binh vạn mã, chém giết vô cùng, thây chất thành núi, máu chảy thành sông. Giặc hồn kinh, phách tán, xô nhau chạy trốn. Lục đinh thần tướng bị bắt phân làm ba đoạn”. “ Một trận quét sạch loài khảo khấu, thiên hạ lại được thái bình” [92, tr.146]. Nàng Giã đại thần cầm quân đánh giặc nhiều trận lập đƣợc nhiều chiến công. “Trong một trận chiến quyết liệt bà bị thương khắp người nhưng bà vẫn một mình một ngựa phá vòng vây về đến chân núi Đót rồi mới chịu ngã xuống trên mảnh đất quê nhà”[92, tr.149]. Trƣơng Hống, Trƣơng Hát ra quân khiến cho quân Lƣơng không sao chống cự nổi, đại bại rã rời, số chạy dẫm đạp lên nhau, chết hại nhiều vô kể, số bị bắt mặt mày tái mét, run rẩy van xin. Trong hệ thống truyền thuyết dân gian Bắc Giang còn có những câu chuyện kể về tài thiện xạ của nghĩa quân Đề Thám. Cả Trọng có tài bắn xuyên qua miệng 7 chiếc chai xếp dọc. Cả Dinh có tài bắn lọ qua những vòng đeo tay tung lên trời. Cả Huỳnh có tài bắn chính xác từng ngọn cây trên cao.
Một nhóm nhân vật khác của truyền thuyết lập chiến công nhờ sự phù trợ của vật thiêng phép lạ. Hai ông Linh Quang và Đô Giang lao đầu xuống sông tự vẫn rồi một lát sau “ nước sông dâng, sóng lớn nổi lên, giao long nhảy ra nhấn chìm lũ Hán Binh xuống đáy sông” [92, tr. 39]. Quế Mị Nƣơng thì đƣợc phật lão trao cho cuốn sách luyện phép lạ cứu đời và trƣờng sinh bất tử. Nhờ
có vậy mà: “ Như có một sức mạnh vô hình từ bàn tay công chúa dội xuống mỏm núi, tức khắc khe núi nứt ra, đất đá ầm ầm xô chuyển, nước từ khe vỡ bờ ào ào dội xuống vùng đất thấp’’ [92, tr.45]. Trong “Truyền thuyết về các vị thần ở vùng Phúc Long Phúc Tằng” Tống Công Thành nhờ thần linh giúp đỡ mà dẫn quân đánh thẳng vào đất Chiêm giành thắng lợi trở về. Đặng quận công thời vua Lê Tƣơng Dực đƣợc sứ giả nhà trời cho phƣơng thuốc thần tiên cho quân sĩ uống khiến họ khỏe mạnh hơn hẳn trƣớc đây. Nhờ vậy mà: “ Hai giờ sau Đặng công tiến quân tới thẳng đến thành quân Mạc đại chiến một trận. Quân Mạc thua chạy tan tác đất nước thanh bình từ đó” [ 92, tr.82]. Công chúa Thiều Dƣơng khi ra trận cũng đƣợc linh thần giúp đỡ khiến cho quân giặc tan tác tìm đƣờng tháo chạy. Thống Hả có viên ngọc kị đạn nên dù đạn sƣợt quần áo ông rách bƣơm thì ông vẫn an toàn. Hoàng Hoa Thám cũng có ngọc rết nên đạn bắn không vào, dao đâm không thủng. Ban đêm viên ngọc phát sáng thay đèn dẫn đƣờng cho ông. Với tƣớng quân Vũ Thành thì gƣơm thần chính là sức mạnh siêu nhiên khiến ông có sức mạnh phi thƣờng khi cầm quân đánh giặc.
Chiến công mà các nhân vật đạt đƣợc chính là sứ mệnh lịch sử mà cộng đồng đặt lên vai họ. Họ sinh ra để thực hiện sứ mệnh đó. Đó cũng là đặc thù của nhân vật truyền thuyết. Chúng tôi xin lấy nhận định của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt để kết luận “Motif chiến công của người anh hùng đã thể hiện tinh thần đoàn kết, ý thức tự cường và truyền thống yêu nước của dân tộc”[73, tr.49].