Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 51 - 58)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG

2.2. Cấu trúc truyền thuyết với các dạng motif tiêu biểu

2.2.1. Cấu trúc mở và kết cấu lỏng lẻo

Các thể loại tự sự dân gian không giống với các thể loại khác thƣờng tìm con đƣờng đặc biệt, độc đáo mà thƣờng theo một kết cấu có sẵn cho nhiều tác phẩm, tạo thành một kiểu truyện hay motif. Bên cạnh đó nó cũng có những khoảng mở so với các thể loại khác. Kiểu cấu trúc đó giúp truyền thuyết dễ dàng tiếp nhận và bồi đắp thêm cá tình tiết mới qua thời gian.

Một truyền thuyết thông thƣờng đƣợc định hình trong kết cấu ba phần, với các kiểu motif tƣơng ứng: sinh nở thần kỳ/ sự xuất hiện kỳ lạ; tạo lập chiến công/ hành động khác thƣờng; hóa thân/ hiển linh âm phù. Kết cấu ba phần với những motif quen thuộc đó góp phần định hình truyền thuyết ở phƣơng diện nghệ thuật biểu hiện và là cơ sở để dân gian sáng tạo và lƣu truyền rộng thể loại này trong đời sống văn hóa của họ. Tuy nhiên khi khảo sát tƣ liệu truyền thuyết dân gian Bắc Giang chỉ có 6 truyền thuyết có đủ 3 motif, đa phần các truyền thuyết tồn tại trong dân gian không có đầy đủ kết cấu 3 phần mà thƣờng tồn tại dƣới dạng kết cấu mở, khuyết thiếu một hoặc hai trong ba phần đã nêu. Để chứng minh cho điều này chúng tôi lập bảng 2.3– Bảng khảo sát kết cấu truyền thuyết dân gian Bắc Giang. Qua khảo sát chúng tôi thống kê đƣợc 6 truyền thuyết có cấu trúc ba phần hoàn chỉnh. Số còn lại là các truyền thuyết khuyết thiếu hay chúng ta gọi là cấu trúc mở. Cấu trúc mở chính là minh chứng cho tính linh động của thể loại truyền thuyết. Tuy nhiên giữa ba phần trong kết cấu hoàn chỉnh của truyền thuyết có tính độc lập tƣơng đối cao. Do vậy giữa các phần có độ kết dính lỏng lẻo. Các phần có thể tồn tại riêng, thậm chí bỏ hẳn đi hai phần kia vẫn có thể tạo nên

một câu chuyện đậm phong vị truyền thuyết. Qua bảng khảo sát kết cấu truyền thuyết chúng tôi nhận thấy, thể loại truyền thuyết Bắc Giang tồn tại ở nhiều dạng kết cấu với nhiều cách kết hợp giữa các phần, nhƣ: dạng khuyết thiếu các motif mở đầu về sự xuất hiện kỳ lạ hay sự ra đời thần kỳ.( Truyện về tổ nghề rèn sắt ở vùng Đức Thắng, Sự tích ngôi đền Từ Co, Truyện kể về Hán quận công Thân Công Tài, Truyện công chúa Lê Chân, Công chúa Thiều Dương, Truyền thuyết bà chúa kho ở đền Phủ; Trạng nguyên Giáp Hải); Dạng khuyết các motif về sự hiển linh âm phù (Vị thành hoàng Bằng Đương Giang, Ông Cụt ông Dài, Tướng quân Vi Đức Lục, Nàng Giã đại thần, Người được thờ ở thành tỉnh Đạo….); Khuyết thiếu các motif trung tâm tạo lập chiến công (Chuyện thần Đầm, Ông Cộc Ông Dài ). Các cấu trúc dạng khuyết thiếu trên đây của truyền thuyết chính là những kết cấu lỏng lẻo, dễ dàng đƣợc chắp nối thêm những tình tiết hợp lý để tạo thành dị bản mới.

Truyền thuyết về ngôi đền Từ Co là trƣờng hợp tiêu biểu minh chứng cho cấu trúc mở và khả năng kết nối thêm những chi tiết vào phần khuyết thiếu của truyền thuyết. Khảo sát qua các dị bản của truyền thuyết “ Sự tích ngôi đền Từ Co”, chúng tôi có thể thấy rõ ràng các chi tiết thêm thắt luôn ở phần khuyết thiếu của cấu trúc truyền thuyết này. Theo bản kể phổ biến của truyền thuyết này, lai lịch của nhân vật chỉ đƣợc nhắc đến sơ lƣợc. Đó là ba mẹ con bà Ngọ Tiên Nƣơng.

Theo nguồn tƣ liệu Hán Nôm ở đình làng Hấn xã Hƣơng Gián thì sự tích về ba mẹ con bà đƣợc ghi lại nhƣ sau:

Núi Ngự, thuộc địa phận thôn Văn Sơn, xã Vu Gián, nay là xã Tân Tiến bên bờ sông Nhật Đức, phía bên trái có một dòng nước uốn khúc quanh co, phía bên phải lại có một dòng sông lớn. Phong cảnh nơi đây thật kỳ lạ. Lúc đó, có một người không biết từ đâu bơi thuyền đến địa phận làng Trúc Ổ.

Người đó có tên là Ngọ Tiên Nương, có hai người con trai, một người được gọi là Ông Cả, một người được gọi là Ông Hai. Bỗng nhiên trời mưa to gió lớn làm nước sông dâng cao. Cả ba người ngồi trên thuyền bị cuốn vào dòng nước. [ 92, tr.33-34].

Ở những truyền thuyết này, sự xuất hiện của nhân vật tƣơng đối đột ngột so với các truyền thuyết có cấu trúc hoàn chỉnh bởi sự khuyết thiếu motif về sự sinh nở thần kỳ trong phần dẫn truyện. Dân gian đã dễ dàng tiếp nhận chắp nối thêm các chi tiết mới, vậy nên ở dị bản khác lạ kể: “ Ở đoạn sông gần làng Lạc Giản và làng Hàn Gián có ba mẹ con bà lão lái đò chuyên chở quân lính qua sông khi giặc đến không chịu chở giặc nên đã bị giặc giết chết rồi vất xác xuống đoạn sông này” [92, tr. 34]. Lại có dị bản khác:

“ Ngọ Tiên Nương là con gái duy nhất của một gia đình thương nhân giàu có. Bà yêu cảnh thiên nhiên tươi đẹp thường rong thuyền thưởng ngoạn cảnh đẹp trên sông. Trong một chuyến đi chơi, thuyền đến thôn Khê Khẩu thì trời tối bà bèn vào ngôi đền ven sông nghỉ lại. Ban đêm bỗng có ánh sán chói loà, một vị thần xuất hiện bảo: Ta thấy ngươi có tư cách tốt đẹp nên ban cho hai trái đào tiên này. Sau đó bà có thai, đủ ngày tháng sinh được hai bọc, nở ra hai người con trai, khôi ngô, tuấn tú, thông minh lạ thường. [92, tr. 35] Một ví dụ khác, truyền thuyết Trạng nguyên Giáp Hải trong Quảng lãm danh ngôn tạp lục có kiểu cấu trúc khuyết phần mở đầu. Theo bản kể này thì: “Giáp Hải tiên sinh, người xã Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn, tỉnh Bắc Ninh, 32 tuổi đỗ Trạng nguyên. Lúc nhỏ nhà nghèo không cha, không mẹ, không anh chị em , gia tài chỉ là một căn lều cỏ ở bến sông Bát Tràng, bán nước chè. Khi ấy, nhà Mạc tiếm ngôi nhà Lê, đất Kinh Bắc trở thành nơi đại thổ mộc, dân binh gấp như cứu lửa. Chính trong hoàn cảnh ấy cha ông gặp mẹ ông nhưng chẳng may cuộc tình vừa dứt thì cha ông lại chết bất ngờ. Mẹ

ông đau xót lại cả sợ bèn kéo đi chôn cất, đến sáng thì thấy đống mối đùn lên kín mộ. rồi chẳng mấy chốc mẹ ông sinh ra ông, mặt mũi khôi ngô, hai lòng bàn chân đều có nốt ruồi đỏ” [92, tr. 307].

Trong Nam thiên trân dị tập truyền thuyết về ông với tên gọi Trạng nguyên họ Giáp lại đƣợc bồi đắp thêm một số tình tiết:

“Mẹ ông là người Công Luận, Văn Giang, nghèo xác nghèo xơ, dựng một túp lều quán ven đường bán nước chè độ nhật. Một hôm có người Bát Tràng đi làm thuê vừa về tới quán mẹ ông thì mưa to gió lớn. Người ấy xin vào quán tránh mưa. Thấy anh ta quần áo ướt sũng, chân tay run rẩy, mồm cóng gần như không nói được. Mẹ ông liền đốt lửa cho sưởi ấm, hồi lâu mới tỉnh lại. Anh ta lúc này bèn nói rõ nguyên nhân và xin một bữa cơm. Mẹ ông cùng ngồi ăn với ông ta. Nhà chỉ có một manh chiếu, thương anh ta cơ hàn, đến lúc ngủ mẹ ông nhường cho anh ta đắp. Đến nửa đêm rét quá, mẹ ông không chịu nổi, nhân chui vào chiểu nằm chung với anh ta. Lửa dục bốc lên khó ngăn nổi, chỉ trong chốc lát anh ta tắt thở. Mẹ ông cả sợ bèn kéo xác ra sau quán đào lỗ chôn. Và cũng không hay rằng mình đã có mang”. [92, tr. 312]

Trong Dã sử tạp biên thì truyền thuyết về ông kể lại:

“Mẹ ông được nhân thần báo mộng chỉ cho huyệt chôn vàng nhưng bà không tham lam mà trả lại cho chủ người phương Bắc. Biết ơn người đó đã chỉ cho bà khu đất tốt để ở. Trong một đêm mưa to gio lớn có đứa ở chăn vịt đến xin tránh tạm lúc mưa rét. Bà nhìn thấy là người quen thì mở cửa cho vào. Bà đốt lửa cho hơ áo, rót trà mời uống giải khát, trầu, thuốc, cần gì đều tùy ý… Nhưng, lòng người khó đong, tình cảm nảy nở, rồi đưa nhau lên nhà, tình không ngăn nổi vào buồng cùng ngủ. Được hơn một canh, nhất thời hòa hợp, nào ai biết được nhân duyên giả lúc nửa đêm, gặp gỡ trong khi mưa gió,

lại trở thành giấc mộng Nam Kha. Cho đến lúc gà vừa gáy sáng thì giọt lậu cũng gò tàn, tai bên vách, sợ người ngoài phát giác vội vùi ngay xuống huyệt đã đào sẵn”. [92, tr. 323]

Trong truyền thuyết dân gian Bắc Giang, chúng ta ít tìm thấy sự khuyết thiếu motif chiến công phi thƣờng. Nhƣ nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch đã khẳng định: “ Không có truyền thuyết nào không mô tả chiến công phi thường của người anh hùng và những motif khác nếu có thì cũng đóng vai trò là sự chuẩn bị (motif sinh đẻ thần kỳ) hoặc nhấn mạnh (motif hiển linh, âm phù). Như vậy, chiến công phi thường là motif trung tâm của tiểu loại truyền thuyết anh hùng chống giặc ngoại xâm” [ 43, tr. 158]. Mà tiểu loại này chiếm phần lớn trong truyền thuyết dân gian Bắc Giang. Chính vì thế mà chúng ta ít bắt gặp sự khuyết thiếu ở motif này. Tƣơng tự nhƣ vậy ở motif hóa thân/ hiển linh của các nhân vật cũng đƣợc các tác giả đặc biệt chú trọng. Họ muốn những ngƣời anh hùng ấy sống mãi trong tiềm thức dân gian nên không quên nối dài đời sống của những nhân vật đó bằng cách kể về những hiển linh kì diệu sau cái chết hay sau sự biến mất đột ngột của họ. Điều này giải quyết đƣợc nghịch lý trong khi sáng tạo hình tƣợng nhân vật truyền thuyết. Tác giả dân gian một mặt nhìn thấy tính hữu hạn của chu kỳ thời gian một đời ngƣời, mặt khác họ không muốn tin ngƣời anh hùng đã tạo nên những chiến công lừng lẫy lại phải chết. Vì vậy “Để giải quyết nghịch lý này, tác giả truyền thuyết sử dụng motip hóa thân để nói về sự bất tử của người anh hùng”[43, tr. 162]. Nhƣ vậy các motif hóa thân/ hiển linh âm phù không chỉ làm nhiệm vụ kết thúc tác phẩm mà quan trọng hơn là mở ra một cánh cửa mới về sự bất tử của nhân vật trong trí nhớ dân gian. Cái kết này bản thân nó đã là một kêt cấu mở bởi yếu tố mơ hồ huyễn hoặc đã khơi gợi trí tƣởng tƣởng và đánh thức những ý nghĩa tâm linh ẩn sâu trong mỗi con ngƣời.

Đa phần các truyển thuyết Bắc Giang tồn tại dƣới dạng mở, khuyết thiếu một hoặc hai trong ba phần sinh nở thần kỳ, tạo lập chiến công, hóa thân. Sự phổ biến của kết cấu mở là minh chứng cho tính linh động ở hệ thống cấu trúc của thể loại truyền thuyết. Trong kết cấu ba phần của truyền thuyết, tính độc lập của các phần tƣơng đối cao. Do đó độ kết dính giữa các phần khá lỏng lẻo. Các phần có thể tồn tại riêng, thậm chí bỏ hẳn đi chỉ còn lại hai phần vẫn có thể tồn tại. Sự lỏng lẻo ấy là cơ sở cho các chi tiết, các trƣờng đoạn mới dễ dàng xâm nhập trong qua trình lƣu truyền của thuyền thuyết. Vì thế cùng một truyền thuyết nhƣng ta lại thấy nó khá mới mẻ ở trong một không gian khác. Nhƣ vậy, ngƣời đọc có quyền lựa chọn cho mình một dị bản mà mình yêu thích nhất. Cấu trúc mở đã tạo cho truyền thuyết đời sống khác lạ và sống động trong dân gian.

Nghiên cứu sâu hơn về các truyền thuyết có kết cấu ba phần hoàn chỉnh, đa số các truyền thuyết này đều thuộc về tiểu loại Truyền thuyết về anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân. Khi nghiên cứu về vấn đề kết cấu truyền thuyết các nhà nghiên cứu thƣờng đánh đồng kết cấu truyền thuyết với kết cấu truyền thuyết nhân vật. Các nhà nghiên cứu lấy kết cấu của tiểu loại này để kết luận chung cho thể loại truyền thuyết. Trong phần “Kết cấu của truyền thuyết”, cuốn giáo trình văn học dân gian của Đại học Sƣ phạm đã viết: “ Cốt truyện thường chia làm ba phần: Hoàn cảnh và đặc điểm nhân vật; Hành trạng và chiến công của nhân vật; Kết thúc sự nghiệp của nhân vật và đánh giá của nhân dân’’ [104.tr.183]. Có sự đánh đồng giữa kết cấu của tiểu loại với thể loại là do tình trạng phân loại cực kỳ phức tạp của thể loại truyền thuyết. Mặt khác số lƣợng vƣợt trội của tiểu loại truyền thuyết về anh hùng chống giặc ngoại xâm và anh hùng nông dân cả về số lƣợng và sự hoàn chỉnh về chất lƣợng nghệ thuật. Do vậy, nghệ thuật kết cấu của bộ phận này

đƣợc coi là mẫu mực của cấu trúc truyền thuyết với các motif: sinh nở thần kỳ, chiến công phi thƣờng và tạo lập chiến công.

Truyền thuyết về Đức thánh Hùng Linh Công là một minh chứng. Truyền thuyết mở ra bằng motif sinh nở thần kỳ của ngƣời mẹ: “Khoảng gà gáy canh ba, canh tư, ở nhà người Man, vợ Hùng Công cũng mơ màng thấy một người cao lớn, thân hơn mười thước, mũ ngọc, áo vàng, đai bạc cẩm bào, áo quần sặc sỡ từ trên đầu đi thẳng xuống chân trèo qua bụng phu nhân rồi đi ra cửa. Bất chợt phu nhân tỉnh giấc, định thần nghe ngóng nhưng không thấy gì nữa. Tìm theo dấu vết chỉ thấy có dấu chân rất lớn vừa đi qua. Mỗi dấu chân dài hơn một thước. Từ đó phu nhân trong lòng xao động và có thai”. Truyền thuyết tiếp tục mở ra thế giới nghệ thuật với với motif biệt tài là khả năng khác thƣờng của Hùng Linh Công: “ Năm 17 tuổi Hùng Linh Công đã cao 9 thước, râu hùm hàm én, mắt phượng mày ngài, đôi vai đỡ trăm cân rắn như đá, thực là mặt rồng râu hổ. Mới 17 tuổi đã có chòm râu dài 5 bộ đến tận rốn, tỏ rõ là người thiên tư hiểu biết, bẩm tính thông minh, đức độ hơn người, tài năng lừng thế, bắt được hổ trên rừng, giết được giao long dưới biển, có thiên tài thiên tướng [96, tr50]. Đó là motif tiền đề để ngƣời anh hùng tạo lập nên chiến công. Dân gian kể lai rằng: “ Quân cuả Hùng Linh Công đến giáp ngọn núi nào thì hổ dữ nơi ấy đều gầm gào ra tự phục. Linh Công bắt sống chúng. Tất cả bốn phương rừng núi chỉ sau có 5 tháng hổ dữ đều bị bắ sống tới 600 con đưa về Man Châu”[92, tr. 50] . Khi thần tƣớng Thạch Linh của giặc Ân vào xâm lƣợc nƣớc ta, Hùng Linh Công xuất binh tiếp ứng cho Thiên Vƣơng Phù Đổng khiến cho giặc Ân tan vỡ, Linh Công cho quân đuổi bắt đƣợc vô số. Truyền thuyết khép lại bằng motif : “ Giặc tan, Hùng Linh Công thanh bình lui về xã Hiệp Hòa thì dừng lại đấy. Nhằm vào ngày mùng 8 tháng 8, đột nhiên nghe ba tiếng sét, trời đất mây mưa mù mịt, từ trên đỉnh núi đến

đền Linh Công đều tối đen. Binh sĩ, nhân dân sợ hãi, hoảng hốt chạy ra ngoài trời phủ phục cầu xin thì thấy từ trong cung, Hùng Linh Công cưỡi trên con hổ đen, tay cầm thanh kim đao từ từ bay lên, đến đầu núi thì biến mất”[92, tr. 54-55]. Vua sắc phong mỹ tự: Y Sơn Linh tích đại vương, đồng thời cho phép xã Hiệp Hòa đƣợc phụng tế. Thời Đinh Tiên Hoàng khai quốc đánh dẹp 12 sứ quân Hùng Linh Công theo lời thỉnh tâu đã hiển linh hỗ trợ Tiết chế tƣớng quân đánh một trận là bình định xong. Đến đời Lê Đại Hành, Lê Trang Tông, Lê Hy Tông ông đều hiển linh ứng nghiệm. Để bày tỏ lòng biết ơn đức thánh Hùng Linh Công, hằng năm vào dịp rằm tháng giêng, nhân dân ba xã Thù Sơn, Thù Cốc, Mai Sơn tổ chức ba ngày lễ hội với ý nghĩa trả ơn trời phật và đức thánh Hùng Linh Công.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)