Hội Suối Mỡ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 91 - 95)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ TRYỀN THUYẾT DÂN GIAN BẮC GIANG

3.3. Truyền thuyết dân gian Bắc Giang với lễ hội

3.3.2. Hội Suối Mỡ

Hội Suối Mỡ mở ra nhằm tƣởng nhớ tới công chúa thời Hùng Vƣơng thứ 6 là Quế Mị Nƣơng. Theo truyền thuyết thì vị mẫu này có công giúp dân mở đất, ở nƣớc, làm ruộng, trồng lúa…. Nên khi mất đã đƣợc dân xã lập đền thờ cúng. Sau này ngƣời đời suy tôn là Thánh mẫu Thượng Ngàn. Nơi thờ cúng Thánh mẫu đƣợc ngƣời dân nơi đây gọi chung là khu đền suối với ba ngôi đền: đền Hạ, đền Trung và đền Thƣợng.

* Thời gian, không gian lễ hội

Hội suối mỡ đƣợc tổ chức trong 3 ngày: từ 30 tháng 3 đến hết ngày mùng 2 tháng tƣ Âm lịch. Trong những ngày hội, đền Hạ là nơi tập trung khách thập phƣơng từ các nơi đổ về lễ thánh. Trƣớc đây, hội Suối Mỡ diễn ra ở làng Dùm và chính làng Dùm phải chuẩn bị trƣớc lễ hội từ mấy tháng.

* Công tác chuẩn bị và lực lƣợng tham gia lễ hội

Để chuẩn bị cho lễ hội, từ ngày 16 tháng chạp năm trƣớc, làng đã phải họp để phân công ngƣời chuẩn bị. Hàng hội gồm đại diện của Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dƣơng… và các cụ trong địa phƣơng sở tại. trƣớc đây, làng Dùm đƣợc chia làm hai giáp: giáp Đông và giáp Đoài. Mỗi giáp có mộ ông cai đám lo giữ toàn bộ đồ rƣớc sách, lo cỗ bàn trong hội mà giáp đó đƣợc hàng phân công chuẩn bị. Trong hai giáp ấy lại chia thành 8 hàng. Bàn nhất là bàn của cụ thƣợng. Bàn 2 bàn 3 lo chuẩn bị đồ rƣớc, lau chùi đồ thờ. Bàn 4 lo pháo thăng thiên. Các Bàn 5, 6, 7 chuẩn bị lực lƣợng cho đám rƣớc. Bàn 8 lo cỗ bàn cho hội. Đến ngày hội, làng còn phải làm nhà Quan cung và nhà quan cư. Nhà

quan cung là nơi quan viên tế ở. Tất cả đồ thờ đều đƣợc đặt ở đây. Nhà Quan là nơi các chánh tổng, lý trƣởng, phó lý và cụ thƣợng của làng cũng nhƣ quan viên ngồi.

Danh sách những ngƣời trong ban tế đƣợc niêm yết từ tháng chạp ở đình. Đội quan tế gồm 11 ngƣời tế chính, 4 ngƣời dự bị. Theo lệ chung, chỉ những ngƣời có chân trong nhiêu xã mới đƣợc tham gia vào ban tế. Bên cạnh đó họ còn phải là những ngƣời có tƣ cách đạo đức, gia đình không có tang trở, không mắc sai phạm với làng và đƣợc dân làng quý trọng, kính nể. Chủ tế có độ tuổi từ 40- 45 trở lên, các quan viên khác từ 35 tuổi trở lên.

Trong đám rƣớc, kiệu thánh do 4 cô gái khiêng gọi là các thanh đồng. kiệu bát cống do 8 thanh đồng là các cô gái của hàng hội khiêng. Khi đám rƣớc tới đền Quan hay đền Cô thì các quan viên tổ chức tế lễ ở đó. Lực lƣợng tham gia trong đám rƣớc trong ngày hội chính gồm các nam thanh nữ tú mỗi giới 17 ngƣời. Vì đây là hội thờ thánh mẫu nên ngoài dân sở tại, đến ngày hội đền suối còn có các đoàn hành lễ của dân thập phƣơng từ các tỉnh bạn nhƣ

Hải Dƣơng, Hải Phòng, Hà Nội … . Các đoàn hành hƣơng này chủ yếu là phụ nữ.

* Đồ lễ

Cỗ dâng lễ thánh ở các làng Dùm, Quỷnh bao giờ cũng có một mặt lợn úp lên mâm xôi trắng cùng với trầu cau, rƣợu nƣớc, hoa quả, rƣớc lên đền Suối Mỡ để cúng mẫu. Trƣớc đây, gần đến ngày lễ, dân làng phải tát ao để bắt 4 con cá mè rồi nƣớng khô để cá chỉ bằng than củi nhƣng không đƣợc để cháy. Nếu không có cá thì thay bằng 10 quả trứng vịt luộc sẵn ở đền. cỗ Hàng quy định ngồi 4 ngƣời một mâm với các món: cháo xƣơng, xôi trắng, cá mè nƣớng chấm với muối, trứng và thịt lợn luộc thái dối. Năm nào làng mở hội to còn mua bò rồi làm sạch sau đó đặt lên bàn trong tƣ thế phủ phục để rƣớc.

* Phần lễ

Trƣớc khi vào hội chính, nhân dân làng Dùm phải tập ngơi (rƣớc thử) từ chiều 30 tháng 3. Trong ngày này, các quan viên tập trung lễ thánh tại đình. Sau đó toàn thể dân làng tập trung rƣớc thánh lên đềm Quan và đền Cô làm lễ tế thần, chiều tối lại rƣớc về đình để hôm sau vào cuộc rƣớc chính

Sáng sớm ngày mồng một tháng tƣ là chính hội Đền Suối, cả hai làng Dùm, Quỷnh đều rƣớc kiệu thánh từ đình làng đến đền Hạ Suối Mỡ tề tự rồi tế an vị, thờ cúng ở đó 3 ngày rồi cùng rƣớc lên đền Trung đóng đám và tế vọng lên đền Thƣợng.

Trƣớc khi vào hội ngƣời dân tổ chức đốt pháo lệnh (ông lệnh). Pháo lệnh biểu hiện cho sự may rủi cho cả dân làng. Theo quan niệm, nếu năm nào pháo nổ to thì đó là điềm bào một năm mƣa thuận gió hòa, dân an vật thịnh. Nếu chẳng may pháo không nổ thì đó là điềm xui của cả làng. Giáp nào làm pháo

trong mùa hội năm đó sẽ chịu phạt vạ cho làng. Trong đêm hội làng còn tổ chức đốt cây bong với hình ngƣời xay lúa giã gạo.

* phần hội

Hội Suối Mỡ có nhiều trò vui thu hút khách địa phƣơng và khách tham quan nhƣ: cờ ngƣời, cờ bỏi, đu, vật, chọi gà, bắn cung và võ dân tộc. Buổi tối hàng hội và dân sở tại tổ chức hát chèo cổ, tuồng cổ. Đặc biệt hội Suối Mỡ bao giờ cũng có hát văn – một hình thức văn hóa dân gian đặc sắc, một đặc trƣng trong lễ hội Thánh mẫu.

Hát văn hay còn gọi là hát chầu văn hay hầu văn do các cung văn trình bày trƣớc bàn thờ theo nghi thức đã định sẵn. Hát văn thƣờng có đàn nhạc đệm theo nhƣ đàn nguyệt, mõ, phách, thanh la, cảnh…. Các loại nhạc khí nhƣ kèn, trống, sáo cũng đƣợc sử dụng cho thêm phần sinh động. Đây là hình thức hát thờ trong các dịp lễ tiết ở tất cả các cửa đền trong khu vực Suối Mỡ. Lối hát này chỉ do các cung văn phụ trách vì họ đã thông thạo các bài bản và quen với nghi thức. Đó là hát thờ Tứ Phủ, Tam Tòa Thánh mẫu, Thánh mẫu Thƣợng Ngàn, mẫu Thiên, mẫu Địa, mẫu Thoải….

Hát văn gắn với hầu bóng hay còn gọi là Lên đồng có đủ 36 giá. Mỗi giá một thánh, một quan, một cô hay cậu… trong các vị thuộc tín ngƣỡng Tứ Phủ. Mỗi giá lại có một điệu hát văn khác nhau nhƣ điệu bỉ, thống, phú, dọc, cờn, xá, hăm, nhịp một, chèo đò, bỏ bộ, văn, cò lả, lƣu thủy, dồn, đƣa thƣ, sai, hành văn, ngũ đối…. khi tiếng hát cất lên, lời ca, điệu nhạc rộn rã tạo nên không khí sôi động lôi cuốn mọi ngƣời. Hát văn thƣờng đi cùng với múa trong Lên đồng. Ngƣời múa trong hát văn còn gọi là ngồi giá đồng. Các giá đồng thƣờng có điệu múa thiêng và các đạo cụ kèn, kiếm… . Họ cũng có những trang phục riêng thích hợp với việc thỉnh cầu thánh.

Từ năm 1987 đến nay, hát văn ở đền Suối Mỡ đƣợc tổ chức nhƣ một nội dung chính làm cho không khí ngày hội thêm sôi động, ngày càng cuốn hút du khách đến với Suối Mỡ. Tiếng nhạc, tiếng ca cùng những âm thanh trầm lắng của núi rừng, tiếng suối chảy rì rầm làm cho lễ hội thêm sống động. Những năm gần đây, do đình Dùm và đình Quỷnh bị phá trong kháng chiến nên hình thức hội có thay đổi. Lễ hành rƣớc khi thì từ ủy ban nhân dân xã, khi thì từ đền Hạ khởi hành. Dân xã dƣới sự chỉ đạo của huyện, của xã cử đại diện tham dự lễ khai mạc, lễ rƣớc, tổ chức trò vui.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Khảo sát truyền thuyết dân gian Bắc Giang (Trang 91 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)