Bảng thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 61)

Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pthu thậpháp

1. Cán bộ lãnh đạo

- Cấp

huyện 5 người (2 lãnh đạo Trạm và 3 CBKNCS tại 3 xã nghiên cứu)

Những nhận định về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khuyến nông của huyện, tình hình thực hiện, giải pháp thúc đẩy hoạt động khuyến nông huyện Yên Thủy phát triển Điều tra phỏng vấn trực tiếp. - Cấp xã 3 người (chủ nhiệm 3 HTX dịch vụ NN tại 3 xã nghiên cứu) Nhận định về các yếu tố ảnh hưởng, tình hình thực hiện, giải pháp thúc đẩy hoạt động khuyến nông trên địa bàn xã huyện phát triển

Điều tra phỏng

vấn trực tiếp. 2. Hộ 90 hộ (90 hộ ngẫu

nhiên trên địa bàn 3 xã nghiên cứu, mỗi xã 30 hộ)

Sự tham gia và đánh giá của người dân về các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện, xã.

Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế sẵn.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp dựa vào các số liệu đã được phân tổ, được chia tách trong bảng biểu cụ thểđể tìm ra nét nổi bật, những đặc trưng cơ bản từ đó xem thông số trong bảng biểu nói lên điều gì, phản ánh những vấn đề gì, từđó cần có những thay đổi cho phù hợp. Trong đó có các phương pháp như:

Phương pháp số tuyệt đối: được sử dụng phản ánh số lượng của các ý kiến

đánh giá của người dân và cán bộ theo các tiêu chí, phản ánh kết quả hoạt động khuyến nông của các năm tại địa phương.

Phương pháp số tương đối: được sử dụng phản ánh sự tương quan số

lượng giữa hai trị số, kết cấu hoạt động của các hiện tượng vấn đề nghiên cứu qua đó phản ánh cơ cấu trong việc thực hiện các giải pháp nâng cao hoạt động

khuyến nông.

Phương pháp bình quân: số bình quân nói lên mức độ điển hình và sự

tương quan số lượng giữa các chỉ tiêu thống kê, qua đó phản ánh tình hình chung về việc thực hiện các giải pháp nâng cao hoạt động khuyến nông đã đạt được.

3.2.3.2. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này dùng để so sánh tình hình thực hiện các giải pháp nâng

cao hoạt động khuyến nông qua các năm, đồng thời giúp so sánh về điều kiệu giữa các hộ, giữa các phương thức sản xuất để thấy được thực trạng, kết quả hoạt

động công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy.

3.2.3.3. Phương pháp xử lý thông tin

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel, biểu diễn số liệu bằng các đồ thị làm cơ sở cho mọi phân tích, nhận xét và kết luận.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

a. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả công tác khuyến nông

- Số buổi tập huấn thực tế/kế hoạch tập huấn; - Số học viên tham gia trong mỗi buổi tập huấn;

- Số hộ nông dân áp dụng các kỹ thuật đã được học trong các lớp tập huấn vào thực tế sản xuất của hộgia đình mình;

quả sản xuất tăng lên;

- Sốlượng các mô hình trồng trọt, chăn nuôi đã được xây dựng; - Số hộ tham gia trong xây dựng mô hình điểm;

- Số buổi hội nghị, hội thảo, tham quan về trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; sốlượng người tham gia/cuộc, tổng kinh phí, kinh phí/cuộc;

- Các hình thức thông tin tuyên truyền của trạm khuyến nông; các loại thông tin tuyên truyền mà hộ tham gia; số hộ biết về thông tin tuyên truyền; số hộ

tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền thường xuyên, số hộ không tham gia hoạt động thông tin tuyên truyền

b. Nhóm chỉ tiêu phản ánh đánh giá của hộ về kết quả công tác khuyến nông

- Các chỉ tiêu phản ánh mức độ đánh giá: phù hợp, chưa phù hợp, không phù hợp…; tốt, trung bình, kém…; hiệu quả, chưa hiệu quả…

Ngoài ra còn các chỉ tiêu phản ánh độ tuổi, trình độ học vấn, số lao động

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨUVÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN YÊN THỦY, TỈNH HÒA BÌNH

Bằng các phương pháp nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, thông qua hệ thống các chỉ tiêu, nguồn số liệu sơ cấp, thứ cấp được thu thập và điều tra, tác giả sẽ nghiên cứu để đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông trên địa

bàn huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình nhằm làm rõ các nội dung sau:

4.1.1. Khái quát về Trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

4.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

Căn cứ vào Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ ban hành về

công tác khuyến nông và thông tư hướng dẫn số 02/LB-TT ngày 2/8/1993 của

liên Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Thuỷ sản, Lâm nghiệp, Tài chính. Cũng như nhiều huyện khác trong cả nước thì công tác khuyến nông trên

địa bàn huyện được triển khai và đi vào hoạt động từ năm 1994 - 1995 với những

nội dung ngày càng hoàn thiện và phong phú. Là một huyện nông nghiệp song do có vị trí địa lý thuận lợi và có hệ thống giao thông phát triển mạnh nên quá trình

CNH - HĐH của huyện ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ, theo đó những TBKT về nông nghiệp được áp dụng và triển khai ngày càng nhiều. Từ đó làm cho nền kinh tế trong huyện nói chung và ngành nông nghiệp của huyện nói riêng ngày càng phát triển vượt bậc.

Năm 2003, thực hiện quyết định số 252/2003/QĐ-UB 2003 của UBND

tỉnh Hòa Bình về việc thành lập các Trạm khuyến nông ở các huyện, thị xã.

Huyện Yên Thủyđã tách Phòng Nông nghiệp thành Trạm khuyến nông để công

tác khuyến nông có hiệu quả hơn. Trạm khuyến nông huyện chịu sự quản lý điều

hành của UBND huyện và chịu sự quản lý chuyên môn của Trung tâm khuyến

nông tỉnh Hòa Bình. Mặc dù trạm được thành lập muộn nhưng những nội dung

hoạt động khuyến nông cũng đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, để công tác khuyến nông thực sự đi vào

trong cuộc sống, tạo được lòng tin đối với người dân thì cơ quan khuyến nông huyện đã cố gắng nỗ lực trong mọi hoạt động chuyên môn của mình. Ngoài ra

trạm còn như phối hợp với trạm Bảo vệ thực vật, trạm giống, Công ty giống cây trồng, vật nuôi, Công ty nông sản để tiếp nhận và chuyển giao TBKT và phục vụ nhu cầu của bà con nông dân.

Trạm Khuyến nông huyện là đơn vị sự nghiệp khoa học chuyên ngành, có tư cách pháp nhân; có con dấu và mở Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành; chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Hòa Bình và các cơ quan chức năng có liên quan.

* Chức năng, nhiệm vụ của Trạm Khuyến nông

Chức năng và nhiệm vụ của Trạm Khuyến nông là giúp UBND huyện triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình về khuyến nông trên địa bàn huyện, thị xã. Cụ thể:

1. Đưa những TBKT theo các chương trình, dự án khuyến nông vào sản xuất

đại trà trên địa bàn huyện phụ trách;

2. Xây dựng các mô hình trình diễn;

3. Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân;

4. Tổ chức tham quan, học tập các điển hình tiên tiến;

5. Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trường cho CBKNCS;

6. Xây dựng các CLBnông dân sản xuất giỏi hoặc nhóm hộ cùng sở thích.

4.1.1.2. Nguồn nhân lực của trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

- Nguồn nhân lực của trạm tương đối đông so với các trạm khác trong

tỉnh. Trạm có tổng số 14 CBKN, trong đó có 8 cán bộ nữ chiếm 57,14%. Số cán

bộ nữ nhiều hơn cán bộ nam, đôi khi điều này làm cho công tác khuyến nông trên địa bàn các xã gặp khó khăn, do cán bộ nữ thường bị giới hạn về thời gian và khả năng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên sự năng động và nhiệt tình của họ có thể giảm sút, tình hình khuyến nông trên địa bàn xã đó sẽ không được phản ánh một cách kịp thời và chính xác.

- Trong số các CBKN của trạm thì có 3 người có thời gian công tác dưới 5

năm (chiếm 21,43%), 6 người có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm (chiếm

42,86%) và 5 người có thời gian công tác trên 10 năm (chiếm 35,71%). Có thể thấy, số cán bộ có thời gian công tác từ 5 năm trở lên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cán bộ của trạm. Họ là những người tích lũy được khá nhiều kinh

- Các CBKN của trạm đều có 92,86% trình độ đại học trở lên, 7,14%

CBKN có trình độ cao đẳng, trung cấp. Họ đều có chứng chỉ B về tin học và

tiếng anh, được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau, phần lớn là ngành Thú

y chiếm 50%, chăn nuôi, trồng trọt, kinh tế đều chiếm 14,29%. Các cán bộ khuyến nông có thể trao đổi kinh nghiệm cho nhau, nhưng chỉ có một cán bộ khuyến nông được đào tạo theo đúng chuyên ngành khuyến nông. Đây cũng là một điều đáng chú ý trong việc đào tạo thêm các kỹ năng khuyến nông cho CBKN để làm tốt công tác khuyến nông, chuyển giao TBKT.

- Phần lớn các CBKN đều đã được vào biên chế chiếm 85,71%, riêng chỉ

có 2 cán bộ chiếm 14,29% vẫn là cán bộ hợp đồng. Điều này khuyến khích các

cán bộ hăng hái, tích cực làm việc hơn, hoàn thành tốt công việc được giao vì những cán bộ biên chế có lương ổn định; những cán bộ hợp đồng có tiền lương thấp, họ có tâm lý lo âu, có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 56 - 61)