Điều kiện kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2.Điều kiện kinh tế-xã hội

3.1.2.1. Tình hình đất đai của huyện Yên Thủy

Yên Thuỷ có tổng diện tích tự nhiên là 28.172,74 ha, bằng 6% diện tích

của tỉnh. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 8.900,71 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 14.043,13 ha.

Yên Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông) nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp như: Đậu tương, mía, cam, chanh, lạc và các loại cây ăn quả, cây công gnhiệp khác nhau, các khu vực núi cao khí hậu mát mẻ vào mùa hè đều có khả năng thành lập khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Tuy nhiên những lợi thế này còn nằm ở dạng tiềm năng.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 8.900 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 14.043,13 ha Yên Thuỷ là một trong hai huyện duy nhất của tỉnh Hoà Bình có diện tích rừng nằm trong vườn quốc gia Cúc Phương, rừng có ý nghĩa kinh tế lại có ý nghĩa bảo vệ rừng, văn hoá, du lịch. Việc bảo vệ vườn Quốc gia Cúc phương và vùng đệm trên diện tích của huyện rất quan trọng, có thể dựa vào lợi thế này để lập dự án đầu tư, phát triển kinh tế, du lịch.

Bảng 3.1. Diện tích đất đai huyện Yên Thủygiai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ

A.Tổng diện tích đất tự nhiên 28.172,74 100 28.172,74 100 28.172,74 100 100,00 100,00 100,00

I. DT đất nông nghiệp 25.042,50 88,89 25.113,51 89,14 24.343,61 86,41 100,28 96,93 98,59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.184,23 32,68 8.540,82 34,01 8.900,71 36,56 104,36 104,21 104,29

1.2. Đất nông nghiệp khác 1.937,65 7,74 1.937,65 7,72 1.045,25 4,29 100,00 53,94 73,45

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 201,08 0,80 355,78 1,42 354,52 1,46 176,93 99,65 132,78

1.4. Đất lâm nghiệp 14.719,54 58,78 14.279,26 56,86 14.043,13 57,69 97,01 98,35 97,68

II. Đất phi nông nghiệp 1.939,47 6.88 1.979,28 7,03 2.495,25 8,8 102,05 126,07 113,43

2.1. Đất chuyên dùng 501,21 25,84 542,23 27,40 581,46 23,30 108,18 107,23 107,71

2.2. Đất thổ cư 1.136,45 58,60 1.277,24 64,53 1.327,14 53,19 112,39 103,91 108,06

2.3. Đất phi nông nghiệp khác 301,81 15,56 159,81 8,07 586,65 23,51 52,95 367,09 139,42

III. Đấtchưa sử dụng 1.190,77 4,23 1.164,57 4,13 1.511,01 5,33 97,80 129,75 112,65

Nguồn: Chi cụcthống kê huyện Yên Thủy

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, trình độ của con người quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Tình hình dân số và lạo động của huyện

Yên Thủythể hiện qua bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 cho thấy, Yên Thủy có tốc độ phát triển bình quân dân số

qua 3 năm tăng 1,07%. Cùng với việc gia tăng về dân số thì số hộ cũng tăng tốc độ bình quân 3 năm tăng 1,57%. Số hộ nông nghiệp là 31.436 hộ chiếm 79,38%,

số hộ phi nông nghiệp là 8.168 hộ chiếm 20,62% (2017). Do số hộ tăng lên, nên

số hộ trong các ngành nghề cũng tăng nhưng số hộ nông nghiệp giảm bình quân 0,67%, trong khi đó các hộ phi nông nghiệp tăng mạnh 15,93%. Năm 2017 toàn

huyện có tổng số 80.845 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 57.394 lao

động chiếm 67,28%, còn lại là lao động ngành nghề khác. Tốc độ lao động tăng

các ngành nghề khác khá cao, đặc biệt là CN - TTCN tăng bình quân 3 năm là

15,66%. Điều dễ nhận thấy là trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày

càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc khác ngoài nông nghiệp nếu họ muốn nâng cao thu nhập. Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn.

Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Yên Thủygiai đoạn 2015- 2017 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) Số

lượng

Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ I.Tổng số hộ Hộ 38.385 100 39.024 100 39.604 100,00 101,66 101,49 101,57

- Trong đó hộ nông nghiệp Hộ 31.862 83,01 31.758 81,38 31.436 79,38 99,67 98,99 99,33

II.Tổng số nhân khẩu Người 162.313 100 164.075 100 165.788 100,00 101,09 101,04 101,07

III. Tổng số lao động Lao động 80.060 100 80.425 100 80.845 100,00 100,46 100,52 100,49

1.Lao động nông nghiệp Lao động 59.178 73,92 57.208 71,13 54.394 67,28 96,67 95,08 95,88

2.Lao động CN – TTCN Lao động 11.787 14,72 13.465 16,74 15.765 19,50 114,24 117,08 115,66

3. Lao động TM – DV Lao động 9.095 11,36 9.752 12,13 10.686 13,22 107,22 109,58 108,40

Nguồn: Chi cụcthống kê huyện Yên Thủy (2017)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Mặc dù, huyện đang trong giai đoạn chuyểndịch cơ cấu kinh tế, giảm dần

tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên qua bảng 3.3 cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế của huyện. Mặc dù

diện tích đất canh tác có chiều hướng giảm dần do đó quá trình đô thị hoá, hình

thành các khu công nghiệp nhưng năng lực sản xuất và tiềm năng vẫn được phát huy, cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, những thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Việc đầu tư thâm canh được thực hiện nên năng

suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Qua bảng 3.2, năm 2017 tổng giá trị sản

xuất của huyện đạt 1.668,893 triệu đồng, tăng 26,67% so với năm 2015, bình

quân 3 năm tăng 12,57 %, trong đó nông nghiệp chiếm 21,26%.

Những năm gần đây do hình thành các khu công nghiệp mới, nên giá trị

ngành công nghiệp - xây dựng chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2017 chiếm 52,35%

tăng so với năm 2015 là 26,91%.

Như vậy, với các chỉ tiêu trên cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang có

xu hướng phát triển tốt theo hướng CNH - HĐH, và ngành nông nghiệp cũng đã

phát triển theo hướng hàng hoá. Có được kết quả này là do việc mở rộng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi mùa vụ theo hướng tăng tỷ lệ cây con lai, tạo mô

hình chuyên môn hoá cao.

Những năm qua, huyện Yên Thủy đã tập trung chỉ đạo có hiệu quả

Chương trình “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo an sinh xã hội”; trong đó chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, về thủ tục hành chính, đào tạo nghề cho người lao động; khắc phục những tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế thông qua việc miễn, giảm, giãn thu thuế, cho vay hỗ trợ lãi suất; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, nước, giao thông… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2011 trên địa bàn huyện có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ngày 23/5/2010, UBND tỉnh Hoà Bình đã có

văn bản số 589/UBND-ĐT đồng ý cho chủ trương cho tập đoàn BTG Slovensko,

một nhà đầu tư Slovakia, làm chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Lạc Thịnh,

huyện Yên Thuỷ, có diện tích 200 ha. Tập đoàn BTG cũng được tỉnh đồng ý cho chủ trương thực hiện các dự án thứ phát như: nhà máy sản xuất lò nhiệt điện sử

dụng trong nhà máy nhiệt điện có công suất 100-200 MW, nhà máy bia công suất

200 triệu lít/năm, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng cách nhiệt, chế biến sữa; sản xuất pin năng lượng mặt trời. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 378 triệu Euro (540triệu USD).

Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Thủygiai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (% 16/15 17/16 BQ V. Tổng giá trị sản xuất Tr. Đồng 1.317.541 100,00 1.456.084 100,00 1.668.893 100,00 110,52 114,62 112,55 1. Ngành Nông nghiệp Tr. Đồng 337.535 25,62 345.404 23,72 354.771 21,26 102,33 102,71 102,52 2. Ngành CN – XD Tr. đồng 688.411 52,25 771.096 52,96 873.672 52,35 112,01 113,30 112,65 3. Ngành TM – DV Tr. Đồng 291.595 22,13 339.584 23,32 440.450 26,39 116,46 129,70 122,90 4. Một số chỉ tiêu bình quân - GTSX/Hộ Tr.đ/Hộ 34,32 37,31 42,14 108,71 112,94 110,80 - GTSX/Khẩu Tr.đ/Khẩu 8,12 8,87 10,07 109,33 113,43 111,36 - GTSX/LĐ Tr.đ/LĐ 16,46 18,10 20,64 110,01 114,02 112,00

Nguồn: Chi cụcthống kê huyện Yên Thủy (2017)

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, “trong giai đoạn I, tập trung giải phóng mặt bằng với diện tích khoảng 50% tổng diện tích Khu công nghiệp, chưa thu hồi ngay đất lúa, đất ở dân cư”. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Thuỷ đã tập chung chỉ đạo thực hiện song công tác kiểm kê, lập phương án bồi thường trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt, với tổng kinh phí 110,7 tỷ đồng.

Đây có thể nói là cơ hội để huyện Yên Thuỷ phát triển kinh tế xã hội, đẩy

nhanh tiến trình kinh tế của huyện góp phần tạo động lực và chuyển dịch nhanh

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá cũng như giải quyết việc làm cho lao động trong vài năm tới.

Qua đó đã góp phần thu hút được nhiều dự án đầu tư trên địa bàn. Đến

cuối năm 2017, toàn huyện có trên 5.800 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp và

kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm ổn định cho trên một vạn lao động, với thu nhập bình quân gần 4 triệu đồng/người/tháng.

Tính đến ngày 31/12/2017 có 100 doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp

đều có quy mô vừa và nhỏ, đăng ký hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xây lắp, thăm dò khai thác khoáng sản và thương mại dịch vụ.

Kinh tế tập thể tiếp tục được quan tâm, một số hợp tác xã đã chủ động thay đổi phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo

toàn được vốn, nâng cao thu nhập cho người lao động. Kinh tế tư nhân, kinh tế

hộ gia đình luôn được tạo điều kiện và khuyến khích phát triển; nhiều hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng để phát triển sản xuất kinh doanh, làm nghề thủ công, phát triển kinh tế trang trại hoặc thành lập doanh nghiệp tư nhân.

Về phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Trong những năm qua,

huyện Yên Thủy đã tập trung chỉ đạo thực hiện Chương trình “Nâng cao chất

lượng sản xuất nông nghiệp hàng hoá gắn với xây dựng nông thôn mới”, trong đó áp dụng các cơ chế hỗ trợ; khuyến khích ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật; tập trung khắc phục các yếu tố bất lợi về thời tiết, dịch bệnh; đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp; đưa các giống cây trồng, vật nuôi có giá

trị kinh tế cao vào sản xuất; tạo điều kiện phát triển kinh tế trangtrại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp; quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất rau hàng hoá; tạo điều kiện phát triển công nghiệp chế biến sau thu hoạch... Từng

bước đưa các mô hìnhtrồng mía, hoa, rau sạch, trồng nấm… vào sản xuất.

3.1.2.4. Tình hình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải

tìm kiếm các nguồn vốn để đầu tư xây dựng, cải thiện mạng lưới giao thông. Hạ

tầng giao thông của Yên Thủyđã có sự thay đổi khá toàn diện. Yên Thủy có trên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

500 km đường giao thông, trong đó có khoảng 100 km đường trục huyện, còn lại là đường liên thôn xóm và đường ra đồng ruộng. 13/13 xã thị trấn có đường ô tô

đến trung tâm, 80% đường xóm có đường ô tô, hệ thống đường trục huyện được

nhựa hóa, cấp phối phục vụ đắc lực sự phát triển KT -XH của địa phương. Các

tuyến giao thông liên xã như Lạc Hưng - Lạc Sỹ, Đa Phúc - Bãi Đa, Bảo Hiệu -

Hữu Lợi - Đoàn Kết...

Hàng năm, nhân dân trong huyện đóng góp hàng chục vạn ngày công trị

giá nhiều tỷ đồng làm đường giao thông. Toàn huyện đã làm được hơn 30 km

đường bê tông xi măng. Đặc biệt, huyện có 22,5km đường Hồ Chí Minh đã đưa

vào khai thác qua địa phận 4 xã, cùng với 20 km đường quốc lộ 12 B và hệ thống

giao thông liên xã khá cơ bản đã là động lực quan trọng giúp Yên Thủychứng tỏ

tiềm năng cơ hội trong con mắt nhà đầu tư.

Yên Thủytuy là vùng khó khăn của tỉnh, nhưng lại không ít tiềm năng. Yên

Thủyvừa có núi đá cao, vừa có rừng nguyên sinh, lại có thung lũng chạy dài theo

đường 12B, chia làm 3 vùng rõ rệt có thể phát triển CN -TTCN, phát triển các loại cây công nghiệp, chăn nuôi sản xuất hàng hóa; tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái; du lịch bản sắc, du lịch văn hóa có thể hình thành các tour tuyến với những sản phẩm du lịch đặc sắc có chất lượng cao. Mạng lưới giao thông của huyện được cải thiện đã góp phầntạo niềm tincho doanh nghiệp đến làm ăn trên địa bàn.

Cùng với việc chú trọng đầu tư xây dựng hệ thống giao thông theo hướng

đồng bộ, khép kín, gần đây, Yên Thủyquy hoạch các cụm công nghiệp, TTCN ở

Lạc Thịnh, Bảo Hiệu, trị trấn với diện tích 60 ha. Dự tính Khu Công nghiệp Lạc Thịnh sẽ nằm trong quy hoạch KCN của tỉnh nằm ở vị trí thuận lợi sẽ là điểm

đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Hiện nay, Yên Thủy đang khởi

động mạnh chính sách thu hút đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính

sách, cải cách hành chính, cải thiện môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư có đủ năng lực để tìm hiểu và triển khai các dự án đầu tư. Huyện có 6 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 20 doanh nghiệp đang hoàn tất các thủ tục đầu tư

ở tất cả các lĩnh vực CN-TTCN, du lịch thương mại, sản xuất nông nghiệp. Trong

đó có nhiều doanh nghiệp hoạt độnghiệu quả.

100% các tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã, thị trấn trong huyện đã được giải nhựa. Với phương trâm “ Nhà nước và nhân

dân cùng làm” hơn 2 năm qua cùng với việc cải tạo sửa chữa các tuyến đường liên thôn, liên xóm, với sự hỗ trợ của Nhà Nước toàn huyện đã bê tông hóa được 34 km với tổng kinh phí là: 5.682,0 triệu đồng, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn tỉnh và nguồn vốn của huyện, đã tổ chức nâng cấp được nhiều tuyến đường liên xã, liên thôn như tuyến đường nam cửa lũy xã Đoàn Kết, tuyến đường khu 7,

khu 10 thị trấn Hàng Trạm, đường công vụ Yên Hòa, Bảo Hiệu, đặc biệt là đường Hồ Chí Minh với chiều dài 22,5km đi qua 5 xã thị trấn của huyện, đường du lịch sinh thái Lạc Sỹ dài 15,3 km đi qua các xã (Lạc Lương, Bảo Hiệu, Yên Lạc, Thị trấn Hàng Trạm) đường phía nam huyện đi theo chân núi Trường Sơn

dài 20 km, đường liên xã (Lạc Thịnh - Đa Phúc - Lạc Lương), đã góp phần quan

trọng vào việc đảm bảo giao thông cho các xã ở vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển văn hóa xã hội và giao lưu kinh tế giữa các vùng.

3.1.2.5. Tình hình về văn hóa, y tế, xã hội

Ngành giáo dục và đào tạo đã tập trung thực hiện các nhiệm vụ như: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập. Thực hiện có

hiệu quả Chỉ thị số 33/2006/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ và cuộc vận động (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” gắn với cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, chất lượng dạy và học được nâng lên, số học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 46 - 55)