Bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 42)

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hoạt động khuyến nông, chúng tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Hệ thống tổ chức khuyến nông phải hoàn thiện và đồng bộ từ trên xuống

dưới, có chế độ đãi ngộ phù hợp.

như điều kiện sản xuất của từng địa phương.

- Nâng cao cả về số lượng và chất lượng CBKN, nhất là CBKNCS, liên

tục bồi dưỡng, đào tạo kiến thức, kỹ năng chuyên môn cho CBKN.

- Phải có sự kết hợp hài hòa giữa phương pháp khuyến nông có sự tham

gia của nông dân và phương pháp khuyến nông theo chương trình mục tiêu để nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông. Đồng thời đáp ứng được nhu cầu của người nông dân.

- Nội dung hoạt động khuyến nông phải bám sát chủ trương, định

hướng của ngành nông nghiệp, thực hiện thu-chi cần phải rõ ràng, phù hợp

và có hiệu quả.

- Thường xuyên tuyên truyền các thông tin về khuyến nông, nông nghiệp

để người dân có thể nắm bắt kịp thời, chính xác những thông tin mới nhất.

- Đa dạng hóa, phong phú các hình thức khuyến nông, kết hợp hài hòa các

phương pháp khuyến nông để người nông dân nhận biết tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm vềđiều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình ở vùng Trung du phía Bắc Việt Nam, ở cực Đông nam của tỉnh Hoà Bình, cách thành phố Hoà Bình khoảng 85 km, thành

phố Ninh Bình đường quốc lộ 1A khoảng50km, cách thủ đô Hà Nội, sân bay quốc

tế nội bài khoảng 100 km, cách thành phố Sơn la tỉnh Sơn La khoảng 250 km…

Yên Thủytiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Kim Bôi (Hoà Bình)

- Phía Nam giáp huyện Nho Quan (Ninh Bình), huyện Thạch Thành (Thanh Hoá)

- Phía Đông giáp huyện Lạc Thuỷ (Hoà Bình)

- Phía Tây giáp huyện Lạc Sơn (Hoà Bình)

Huyện có thị trấn Hàng Trạm (huyện lị) và 12 xã: Bảo Hiệu, Đa Phúc, Đoàn Kết, Hữu Lợi, Lạc Hưng, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Thịnh, Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Lạc, Yên Trị.

Yên Thuỷ có sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu, Hữu Lợi chảy về sông Nho Quan, có đường quốc lộ chạy cắt giữa huyện hướng tâm tại thị trấn huyện ly tạo thành hai trục giao thông liên kết giữa huyện với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn. Huyện Yên thuỷ nằm ở vị trí cửa ngõ huyết mạch với quốc lộ 12B đi qua địa bàn huyện dài 22,0km dọc 5 xã, thị trấn (Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm) nối vùng Tây bắc với quốc lộ 1A là nơi tiếp giáp

với 2 vùng kinh tế lớn,và đường Hồ Chí Minh con đường chiến lược Bắc - Nam đi

qua 4 xã, thị trấn dài 22,5 km bao gồm (Lạc Thịnh, Yên Lạc, Bảo Hiệu, Lạc Hưng, Thị trấn Hàng Trạm) đã nâng vị trí của Yên Thuỷ lên tầm chiến lược quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận chuyển

hàng hoá (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, 2017). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng

Yên Thuỷ là huyện duy nhất của tỉnh Hoà Bình tiếp giáp với vùng lãnh thổ:

hùng vĩ cho nên Yên Thuỷ có một địa hình thuận lợi: tiếp giáp với vùng kinh tế có dân số đông, lực lượng lao động, khoa học kỹ thuật, tài chính khả năng đầu tư lớn là những tiềm năng thuận lợi có thể khai thác phục vụphát triển kinh tế - xã hội. Yên

Thuỷ có vị trí quốc phòng rất quan trọng trong khu vực. Độ cao trung bình 24m so

với mặt nước nước biển. Chiều dài trung bình là 26.0km, chiều rộng trung bình là

12,0 km, phân thành 3 vùng sản xuất chuyên canh:

Vùng 1: Gồmcác xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Thị trấn là vùng trung tâm kinh tế, chính trị, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ của huyện.

Vùng 2: Gồm các xã Đa phúc, Hữu Lợi, Đoàn kết, Yên Trị, Phú Lai, Ngọc Lương đây là vùng có diện tích rừng và vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng, là vùng có sản lượng lạc, ngô, mía cao nhất huyện.

Vùng 3: Gồm các xã: Lạc Hưng, Bảo Hiệu, Lạc Lương, Lạc Sỹ cách trung

tâm huyện trên 10 km, địa hình cao, dốc, kinh tế chủ yếu là sản xuấtlâm nghiệp,

trồng rừng và cây ăn quả. Hiện giờ đường Hồ Chí Minh đi qua hai xã Bảo Hiệu, và Lạc Hưng đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu hàng hoá (Phòng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, 2017).

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu và thuỷ văn

Yên Thủymang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, cao nhất 280C, thấp nhất 170C, lạnh nhất từ tháng 11 đến

tháng 2 năm sau, mùa hè nóng và mưa nhiều, nóng nhất vào tháng 5, tháng 6.

Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (do ảnh hưởng cơn bão số 5 năm 2007) do ảnh hưởng của áp thấp gây ra mưa to đến rất to ở các tỉnh Bắc Bộ

và Bắc Trung bộ. Trên địa bàn huyện Yên Thủy lượng mưa đo được ngày

31/10/2012 lượng mưa tại huyện 221,4mm, vào mùa mưa do sự chia cắt của địa hình thành nhiều rải hẹp nên dễ gây lụt lội.

Độ ẩm: Trung bình từ 75-86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7-8

trong năm, độ ẩm này có khi lên tới 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4

tháng 11 các tháng này chỉ đạt khoảng 65-70%.

Nhìn chung các yếu tố khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, lựơng mưa, độ ẩm của huyện thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng có

giá trị kinh tế cao, chăn muôi phát triển, cho phép gieo trồng nhiều vụ trong một năm, là cơ sở thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên vẫn có có những mặt không thuận lợi làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển nông nghiệp.

Do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm đã gây hiện tượng hạn hán trong mùa khô (vụ đông xuân) và vụ hè thu. Hai vụ hạn này

làm nguồn nước ngầm và dòng Sông bôi xuống thấp ảnh hưởng đến sản xuất lúa

và hoa mầu. Nhưng lại bị úng lụt vào tháng 7 và tháng 8 làm thiệt hại từ 20- 30%

sản lượng cây lương thực, thậm chí có các xã vùng ven Sông bôi mất trắng diện tích lúa và hoa mầu, làm thiệt hại nhà cửa và chăn nuôi.

Nhiệt độ có năm xuống thấp kèm theo sương muối làm cho cây trồng bị

ảnh hưởng, chi phí sản xuất cao, năng xuất cây trồng thấp (Phòng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, 2017). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất cần được lưu ý để bố trí cây trồng và

phát triển cho hợp lý. Nhìn chung giải đất chuyển tiếp giữa vùng núi với đồng

bằng, có nét đặc trưng của vùng trung du miềm núi Bắc Bộ.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình đất đai của huyện Yên Thủy

Yên Thuỷ có tổng diện tích tự nhiên là 28.172,74 ha, bằng 6% diện tích

của tỉnh. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 8.900,71 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 14.043,13 ha.

Yên Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông) nhiệt độ, độ ẩm phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp như: Đậu tương, mía, cam, chanh, lạc và các loại cây ăn quả, cây công gnhiệp khác nhau, các khu vực núi cao khí hậu mát mẻ vào mùa hè đều có khả năng thành lập khu nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Tuy nhiên những lợi thế này còn nằm ở dạng tiềm năng.

Với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 8.900 ha, đất lâm nghiệp có rừng là 14.043,13 ha Yên Thuỷ là một trong hai huyện duy nhất của tỉnh Hoà Bình có diện tích rừng nằm trong vườn quốc gia Cúc Phương, rừng có ý nghĩa kinh tế lại có ý nghĩa bảo vệ rừng, văn hoá, du lịch. Việc bảo vệ vườn Quốc gia Cúc phương và vùng đệm trên diện tích của huyện rất quan trọng, có thể dựa vào lợi thế này để lập dự án đầu tư, phát triển kinh tế, du lịch.

Bảng 3.1. Diện tích đất đai huyện Yên Thủygiai đoạn 2015-2017 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ

A.Tổng diện tích đất tự nhiên 28.172,74 100 28.172,74 100 28.172,74 100 100,00 100,00 100,00

I. DT đất nông nghiệp 25.042,50 88,89 25.113,51 89,14 24.343,61 86,41 100,28 96,93 98,59

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 8.184,23 32,68 8.540,82 34,01 8.900,71 36,56 104,36 104,21 104,29

1.2. Đất nông nghiệp khác 1.937,65 7,74 1.937,65 7,72 1.045,25 4,29 100,00 53,94 73,45

1.3. Đất nuôi trồng thủy sản 201,08 0,80 355,78 1,42 354,52 1,46 176,93 99,65 132,78

1.4. Đất lâm nghiệp 14.719,54 58,78 14.279,26 56,86 14.043,13 57,69 97,01 98,35 97,68

II. Đất phi nông nghiệp 1.939,47 6.88 1.979,28 7,03 2.495,25 8,8 102,05 126,07 113,43

2.1. Đất chuyên dùng 501,21 25,84 542,23 27,40 581,46 23,30 108,18 107,23 107,71

2.2. Đất thổ cư 1.136,45 58,60 1.277,24 64,53 1.327,14 53,19 112,39 103,91 108,06

2.3. Đất phi nông nghiệp khác 301,81 15,56 159,81 8,07 586,65 23,51 52,95 367,09 139,42

III. Đấtchưa sử dụng 1.190,77 4,23 1.164,57 4,13 1.511,01 5,33 97,80 129,75 112,65

Nguồn: Chi cụcthống kê huyện Yên Thủy

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Dân số và lao động là nhân tố chủ lực điều tiết quá trình sản xuất và quyết định kết quả của quá trình sản xuất. Do đó, trình độ của con người quyết định rất lớn đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Tình hình dân số và lạo động của huyện

Yên Thủythể hiện qua bảng 3.2.

Qua bảng 3.2 cho thấy, Yên Thủy có tốc độ phát triển bình quân dân số

qua 3 năm tăng 1,07%. Cùng với việc gia tăng về dân số thì số hộ cũng tăng tốc độ bình quân 3 năm tăng 1,57%. Số hộ nông nghiệp là 31.436 hộ chiếm 79,38%,

số hộ phi nông nghiệp là 8.168 hộ chiếm 20,62% (2017). Do số hộ tăng lên, nên

số hộ trong các ngành nghề cũng tăng nhưng số hộ nông nghiệp giảm bình quân 0,67%, trong khi đó các hộ phi nông nghiệp tăng mạnh 15,93%. Năm 2017 toàn

huyện có tổng số 80.845 lao động, trong đó lao động nông nghiệp là 57.394 lao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động chiếm 67,28%, còn lại là lao động ngành nghề khác. Tốc độ lao động tăng

các ngành nghề khác khá cao, đặc biệt là CN - TTCN tăng bình quân 3 năm là

15,66%. Điều dễ nhận thấy là trong tình trạng đất canh tác có xu hướng ngày

càng giảm đi thì người lao động cần phải tìm cho mình một công việc khác ngoài nông nghiệp nếu họ muốn nâng cao thu nhập. Đây là một xu hướng tốt trong việc phân công lại lao động, chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn, nhưng cũng là một thách thức lớn đối với các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và đời sống của cư dân nông thôn.

Bảng 3.2. Tình hình biến động dân số và lao động của huyện Yên Thủygiai đoạn 2015- 2017

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) Số

lượng

Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu

(%) Số lượng Cơ cấu (%) 16/15 17/16 BQ I.Tổng số hộ Hộ 38.385 100 39.024 100 39.604 100,00 101,66 101,49 101,57

- Trong đó hộ nông nghiệp Hộ 31.862 83,01 31.758 81,38 31.436 79,38 99,67 98,99 99,33

II.Tổng số nhân khẩu Người 162.313 100 164.075 100 165.788 100,00 101,09 101,04 101,07

III. Tổng số lao động Lao động 80.060 100 80.425 100 80.845 100,00 100,46 100,52 100,49

1.Lao động nông nghiệp Lao động 59.178 73,92 57.208 71,13 54.394 67,28 96,67 95,08 95,88

2.Lao động CN – TTCN Lao động 11.787 14,72 13.465 16,74 15.765 19,50 114,24 117,08 115,66

3. Lao động TM – DV Lao động 9.095 11,36 9.752 12,13 10.686 13,22 107,22 109,58 108,40

Nguồn: Chi cụcthống kê huyện Yên Thủy (2017)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của huyện

Mặc dù, huyện đang trong giai đoạn chuyểndịch cơ cấu kinh tế, giảm dần

tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tuy nhiên qua bảng 3.3 cho thấy kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống kinh tế của huyện. Mặc dù

diện tích đất canh tác có chiều hướng giảm dần do đó quá trình đô thị hoá, hình

thành các khu công nghiệp nhưng năng lực sản xuất và tiềm năng vẫn được phát huy, cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng, những thành tựu khoa học được ứng dụng rộng rãi vào sản xuất. Việc đầu tư thâm canh được thực hiện nên năng

suất cây trồng, vật nuôi ngày càng tăng. Qua bảng 3.2, năm 2017 tổng giá trị sản

xuất của huyện đạt 1.668,893 triệu đồng, tăng 26,67% so với năm 2015, bình

quân 3 năm tăng 12,57 %, trong đó nông nghiệp chiếm 21,26%.

Những năm gần đây do hình thành các khu công nghiệp mới, nên giá trị

ngành công nghiệp - xây dựng chiếm một tỷ trọng lớn, năm 2017 chiếm 52,35%

tăng so với năm 2015 là 26,91%.

Như vậy, với các chỉ tiêu trên cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện đang có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xu hướng phát triển tốt theo hướng CNH - HĐH, và ngành nông nghiệp cũng đã

phát triển theo hướng hàng hoá. Có được kết quả này là do việc mở rộng về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thay đổi mùa vụ theo hướng tăng tỷ lệ cây con lai, tạo mô

hình chuyên môn hoá cao.

Những năm qua, huyện Yên Thủy đã tập trung chỉ đạo có hiệu quả

Chương trình “Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và đảm bảo an sinh xã hội”; trong đó chú trọng việc cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi về mặt bằng, về thủ tục hành chính, đào tạo nghề cho người lao động; khắc phục những tác động bất lợi của khủng hoảng kinh tế thông qua việc miễn, giảm, giãn thu thuế, cho vay hỗ trợ lãi suất; đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, nước, giao thông…

Năm 2011 trên địa bàn huyện có một dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Ngày 23/5/2010, UBND tỉnh Hoà Bình đã có

văn bản số 589/UBND-ĐT đồng ý cho chủ trương cho tập đoàn BTG Slovensko,

một nhà đầu tư Slovakia, làm chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Lạc Thịnh,

huyện Yên Thuỷ, có diện tích 200 ha. Tập đoàn BTG cũng được tỉnh đồng ý cho chủ trương thực hiện các dự án thứ phát như: nhà máy sản xuất lò nhiệt điện sử

dụng trong nhà máy nhiệt điện có công suất 100-200 MW, nhà máy bia công suất

200 triệu lít/năm, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng cách nhiệt, chế biến sữa; sản xuất pin năng lượng mặt trời. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 378 triệu Euro (540triệu USD).

Bảng 3.3. Tình hình phát triển kinh tế huyện Yên Thủygiai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (% 16/15 17/16 BQ V. Tổng giá trị sản xuất Tr. Đồng 1.317.541 100,00 1.456.084 100,00 1.668.893 100,00 110,52 114,62 112,55 1. Ngành Nông nghiệp Tr. Đồng 337.535 25,62 345.404 23,72 354.771 21,26 102,33 102,71 102,52 2. Ngành CN – XD Tr. đồng 688.411 52,25 771.096 52,96 873.672 52,35 112,01 113,30 112,65 3. Ngành TM – DV Tr. Đồng 291.595 22,13 339.584 23,32 440.450 26,39 116,46 129,70 122,90 4. Một số chỉ tiêu bình quân - GTSX/Hộ Tr.đ/Hộ 34,32 37,31 42,14 108,71 112,94 110,80 - GTSX/Khẩu Tr.đ/Khẩu 8,12 8,87 10,07 109,33 113,43 111,36 - GTSX/LĐ Tr.đ/LĐ 16,46 18,10 20,64 110,01 114,02 112,00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 42)