Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 104 - 109)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên

4.3.6. Các giải pháp khác

Tăng cường kinh phí cho hoạt động khuyến nông

Hiệu quả hoạt động của CBKN bị hạn chế có một phần do yếu tố hạn hẹp

khuyến nông trong những năm qua rất hạn hẹp. Vì vậy, trong những năm tới để tăng cường đầu tư kinh phí cho khuyến nông theo chúng tôi cần thực hiện những biện pháp sau:

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa khuyến nông nhằm huy động kinh phí từ nhiều nguồn: Ngân sách nhà nước, các nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và

ngoài nước...Đặc biệt cần thực hiện kêu gọi nguồn vốn từcác doanh nghiệp đang

hoạt động trên địa bàn thành phố.

Phối hợp với các tổ chức tín dụng như: Ngân hàng NN và PTNT, ngân hàng chính sách xã hội, Quỹ tín dụng nhân dân, Quỹ tạo việc làm...nhằm tăng thêm nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi cho các hộ nông dân để đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất.

Để các hoạt động của CBKN thực sự mang kết quả thì những dự án khuyến nông cần thực hiện có sự đóng góp của người dân vì người nông dân chỉ thực sự quan tâm đến những dự án đó khi mà nó tác động đến số tiền mà họ đã bỏ ra. Với những mức yêu cầu đóng góp kinh phí trạm cần thực hiện minh bạch và rõ ràng để tránh những hiểu lầm không cần thiết. Cần phổ biến cho người dân rõ ràng về mức đóng góp và hình thức đóng góp và để người nông dân là người trực tiếp tham gia quản lý nguồn phí này.

Việc đầu tư kinh phí và xây dựng MHTD không nên dàn trải mà nên lựa chọn các mô hình thực sự có hiệu quả so với điều kiện thực tế ở địa phương.

Tăng cường sự phối hợp với các tổ chức thực hiện khuyến nông

Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan, thu hút các nguồn lực phục vụ hoạt động của CBKN.

Tăng cường sự liên kết 4 nhà, trong đó khuyến nông đóng vai trò cầu nối nhằm gắn kết giữa sản xuất với khoa học, với quản lý là tiêu thụ. Trạm khuyến nông huyện cần phối hợp với trung tâm khuyến nông tỉnh và các tổ chức khác tốt chức các cuộc hội thảo, diễn đàn, hội nghị để thúc đẩy sản xuất cũng như tăng cường thông tin cho nông dân.

UBND tỉnh, UBND huyện có chính sách ưu đãi về vốn, thuế, đất...cho các tổ

chức, cá nhân tổ chức hoặctham gia các hoạt động khuyến nông cho nông dân.

Trạm khuyến nông huyện tăng cường phối hợp với các Hội, Đoàn thể ( Hội nông dân, hội phụ nữ...) để triển khai các hoạt động khuyến nông. Các hoạt

động phối hợp cần được triển khai có hệ thống từ huyện đến xã, thôn bản để các CBKN có được sự hỗ trợ cần thiết trong hoạt động khuyến nông tại cơ sở.

Trạm khuyến nông tăng cường phối hợp với Đài phát thanh, đài truyền hình, báo, tạp chí để phổ biến các KTTB mới, các thông tin thị trường, các tấm gương sản xuất giỏi...để xây dựng các chuyên mục đào tạo từ xa trên báo, đài nhằm cung cấp kiến thức cho CBKN một cách kịp thời và nhanh nhất.

Trạm khuyến nông cần tăng cường phối hợp với các Trung tâm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản của tỉnh để chuyển giao những giống mới và phổ biến các quy trình sản xuất mới cho nông dân thông qua hệ thống CBKN và KNCS.

Huy động sự tham gia của người dân trong việc hoạch định chính sách, tổ chức thực hiện cũng như giám sát đánh giá các hoạt động khuyến nông. Tổ chức lấy ý kiến của nông dân về hoạt động của CBKN và các nhu cầu cần hỗ trợ để từ đó huyện cũng như tỉnh có những chính sách hỗ trợ kịp thời về hoạt động của CBKN.

Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Đội ngũ CBKN là nhịp cầu nối thông tin hai chiều giữa các cấp chính quyền và người dân, họ trực tiếp làm việc cùng nông dân, hướng dẫn nông dân áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Có thể khẳng định vai trò của các CBKN trong sản xuất của người nông dân là rất quan trọng trong nền kinh tế thị

trường và hội nhập kinh tế quốc tế, người làm công tác khuyến nông phải đáp

ứng những đòi hỏi cao hơn của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với người làm công tác khuyến nông là cần phải được đạo

tạo không những về kỹ thuật sản xuất mà còn phảinắm vững những kiến thức về

thị trường và cách tiếp cận thị trường, đặc biệt là thị trường nông sản. Vì vậy, người CBKN cần phải có kiến thức về rất nhiều lĩnh vực, vững về trình độ nghiệp vụ và năng lực làm việc, có kỹ năng tốt, biết tuyên truyền và vận động quần chúng, phấn đấu là những người cán bộ “giỏi một nghề nhưng biết nhiều việc”. Tăng cường năng lực cho người làm công tác khuyến nông về kiến thức và kỹ năng là cần thiết để hoàn thành công việc được giao nhằm nâng cao năng lực,

trình độ cán bộ khuyến nông huyện Yên Thủycần:

- Đội ngũ CBKN của trạm cần được nâng cao hơn nữa về năng lực, chuyên môn, đặc biệt là nâng cao kỹ năng tiếp cận cồng đồng và phương pháp

bộ chuyên ngành này còn thiếu và chưa đáp ứng được nhu cầu hiện tại.

- Cần có sự phối hợp của những chặt chẽ giữa CBKN tại trạm và KNCS.

- Có sự kết hợp giữa CBKN trẻ và CBKN đã công tác lâu năm. Đội ngũ

CBKN ở độ tuổi cao cần được thay thế cho phù hợp vớ đòi hỏi ngày càng cao của công tác khuyến nông. Đồng thời thay thế vào vị trí đó là cán bộ trẻ phù hợp với điều kiện và đặc điểm công tác.

- CBKN cần được nâng cao các kỹ năng khuyến nông, tránh tình trạng

giảng dạy thông tin 1 chiều tới người dân. Cầnphải thực hiện công tác giảng dạy

có sự tham gia.

- Ban lãnh đạo trạm cần quan tâm hơn nữa tới việc bổ sung lực lượng, đào

tạo đội ngũ CBKN, KNCS. Bên cạnh đó, cần phải có những chính sách khuyến khích kịp thời để động viên họ.

Giải pháp về nguồn lực vật chất và điều kiện làm việc

Các hoạt động của CBKN khác nhau sẽ có yêu cầu về nguồn lực vật chất

khác nhau. Hoạt động đào tạo, tập huấn cần bổ sung thêm các mẫu vật, tiêu bản, hình ảnh minh họa cho các buổi tập huấn nhằm tăng hiệu quả tiếp thu nội dung tập huấn. Xem xét cung cấp phương tiện phục vụ cho công tác khuyến nông của cán bộ khuyến nông. Hoạt động thông tin tuyên truyền, cần tăng cường về cả số lượng và chất lượng loa phát thanh vì đây là hình thức thông tin tuyên truyền mà người dân tiếp thu thông tin nhanh và dễ dàng nhất.

Bên cạnh đó, UBND xã cần tạo điều kiện về nơi làm việc, Trạm Khuyến

nông cần cung cấp các phương tiện, thiết bị phục vụ cho công việc để cán bộ KNCS có điều kiện phát huy hết khả năng của mình để họ an tâm công tác.

Chế độ phụ cấp, công tác phí, công tác thi đua khen thưởng

Công tác khuyến nông cơ sở là công việc tương đối vất vả, khó khăn. Để

nắmbắt được tình hình sản xuất, hỗ trợ nông dân kịp thời, hiệu quả, KNCS phải

thường xuyên xuống đồng ruộng với nông dân. Tuy nhiên, hiện nay ngoài khoản phụ cấp bình quân mỗi người còn thấp và họ không được nhận thêm bất kỳ một khoản nào khác. Mặt khác, chế độ phụ cấp lại không cấp phát kịp thời, gây nhụt yếu tinh thần và trách nhiệm của các cán bộ. Vì vậy mà một số CBKN không mặn mà với công việc ( ít xuống đồng ruộng, ít xuống với nông dân). Họ thường ở trên văn phòng UBND xã, khi nào có việc phân công họ mới đi triển khai thực

hiện. Để giải quyết vấn đề trên chúng tôi cho rằng cần có chính sách hỗ trợ phụ

cấp, công tác phí cho KNCS để nâng cao tinh thần trách nhiệm và tăng thời gian

làm việc dành cho nông dân.

Mức phụ cấp, công tác phí trả theo kết quả làm việc của KNCS để động

viên khuyến khích KNCS làm việc. Hàng tháng, UBND xã có bản nhận xét đánh

giá kết quả công việc của KNCS và có lấy ý kiến của một số nông dân gửi lên

trạm khuyến nông huyện xem xét. Đối với CBKN chuyên trách nếu kết quả làm việc tốt KNCS sẽ được hưởng phụ cấp, công tác phí là 150.000 đồng/tháng, kết quả khá là 100.000đồng/tháng, trung bình 50.000đồng/tháng. Đối với CBKN thôn bản thì nếu kết quả làm việc tốt thì sẽ được hưởng phụ cấp, công tác phí là 75.000 đồng/tháng, kết quả khá là 50.000đồng/tháng, kết quả trung bình là

25.000đồng/tháng. Kinh phí để trả phụ cấp cho CBKN chuyên trách đề nghị

UBND huyện hỗ trợ, cho CBKN thôn bản để nghị UBND xã hỗtrợ.

Để khuyến khích CBKN hoạt động, cần có chế độ khen thưởng cho

những CBKN hoạt động có thành tích tốt tương tự như đối với các cán bộ viên chức nhà nước.

Cuối năm CBKN tại Trạm và KNCS viết bản tự kiểm điểm kết quả công

tác cuối năm, có nhận xét đánh giá của UBND xã, phường trình Trạm khuyến

nông xem xét để đánh giá xếp loại thi đua. Trạm khuyến nông phối hợp với

UBND xã, phường đề nghị Chủ tịch UBND thành phố khen thưởng cho CBKN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 104 - 109)