Khái quát về Trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 59 - 68)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh

4.1.1. Khái quát về Trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

4.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

Căn cứ vào Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ ban hành về

công tác khuyến nông và thông tư hướng dẫn số 02/LB-TT ngày 2/8/1993 của

liên Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, Thuỷ sản, Lâm nghiệp, Tài chính. Cũng như nhiều huyện khác trong cả nước thì công tác khuyến nông trên

địa bàn huyện được triển khai và đi vào hoạt động từ năm 1994 - 1995 với những

nội dung ngày càng hoàn thiện và phong phú. Là một huyện nông nghiệp song do có vị trí địa lý thuận lợi và có hệ thống giao thông phát triển mạnh nên quá trình

CNH - HĐH của huyện ngày càng diễn ra một cách mạnh mẽ, theo đó những TBKT về nông nghiệp được áp dụng và triển khai ngày càng nhiều. Từ đó làm cho nền kinh tế trong huyện nói chung và ngành nông nghiệp của huyện nói riêng ngày càng phát triển vượt bậc.

Năm 2003, thực hiện quyết định số 252/2003/QĐ-UB 2003 của UBND

tỉnh Hòa Bình về việc thành lập các Trạm khuyến nông ở các huyện, thị xã.

Huyện Yên Thủyđã tách Phòng Nông nghiệp thành Trạm khuyến nông để công

tác khuyến nông có hiệu quả hơn. Trạm khuyến nông huyện chịu sự quản lý điều

hành của UBND huyện và chịu sự quản lý chuyên môn của Trung tâm khuyến

nông tỉnh Hòa Bình. Mặc dù trạm được thành lập muộn nhưng những nội dung

hoạt động khuyến nông cũng đã đạt được những kết quả khả quan, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện.

Để nâng cao hiệu quả hoạt động, để công tác khuyến nông thực sự đi vào

trong cuộc sống, tạo được lòng tin đối với người dân thì cơ quan khuyến nông huyện đã cố gắng nỗ lực trong mọi hoạt động chuyên môn của mình. Ngoài ra

trạm còn như phối hợp với trạm Bảo vệ thực vật, trạm giống, Công ty giống cây trồng, vật nuôi, Công ty nông sản để tiếp nhận và chuyển giao TBKT và phục vụ nhu cầu của bà con nông dân.

Trạm Khuyến nông huyện là đơn vị sự nghiệp khoa học chuyên ngành, có tư cách pháp nhân; có con dấu và mở Tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành; chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông tỉnh

Hòa Bình và các cơ quan chức năng có liên quan.

* Chức năng, nhiệm vụ của Trạm Khuyến nông

Chức năng và nhiệm vụ của Trạm Khuyến nông là giúp UBND huyện triển khai, tổ chức thực hiện các chương trình về khuyến nông trên địa bàn huyện, thị xã. Cụ thể:

1. Đưa những TBKT theo các chương trình, dự án khuyến nông vào sản xuất

đại trà trên địa bàn huyện phụ trách;

2. Xây dựng các mô hình trình diễn;

3. Hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân;

4. Tổ chức tham quan, học tập các điển hình tiên tiến;

5. Bồi dưỡng nghiệp vụ, tập huấn kỹ thuật, kinh tế thị trường cho CBKNCS;

6. Xây dựng các CLBnông dân sản xuất giỏi hoặc nhóm hộ cùng sở thích.

4.1.1.2. Nguồn nhân lực của trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

- Nguồn nhân lực của trạm tương đối đông so với các trạm khác trong

tỉnh. Trạm có tổng số 14 CBKN, trong đó có 8 cán bộ nữ chiếm 57,14%. Số cán

bộ nữ nhiều hơn cán bộ nam, đôi khi điều này làm cho công tác khuyến nông trên địa bàn các xã gặp khó khăn, do cán bộ nữ thường bị giới hạn về thời gian và khả năng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nên sự năng động và nhiệt tình của họ có thể giảm sút, tình hình khuyến nông trên địa bàn xã đó sẽ không được phản ánh một cách kịp thời và chính xác.

- Trong số các CBKN của trạm thì có 3 người có thời gian công tác dưới 5

năm (chiếm 21,43%), 6 người có thời gian công tác từ 5 đến 10 năm (chiếm

42,86%) và 5 người có thời gian công tác trên 10 năm (chiếm 35,71%). Có thể thấy, số cán bộ có thời gian công tác từ 5 năm trở lên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số cán bộ của trạm. Họ là những người tích lũy được khá nhiều kinh

- Các CBKN của trạm đều có 92,86% trình độ đại học trở lên, 7,14%

CBKN có trình độ cao đẳng, trung cấp. Họ đều có chứng chỉ B về tin học và

tiếng anh, được đào tạo với các chuyên ngành khác nhau, phần lớn là ngành Thú

y chiếm 50%, chăn nuôi, trồng trọt, kinh tế đều chiếm 14,29%. Các cán bộ khuyến nông có thể trao đổi kinh nghiệm cho nhau, nhưng chỉ có một cán bộ khuyến nông được đào tạo theo đúng chuyên ngành khuyến nông. Đây cũng là một điều đáng chú ý trong việc đào tạo thêm các kỹ năng khuyến nông cho CBKN để làm tốt công tác khuyến nông, chuyển giao TBKT.

- Phần lớn các CBKN đều đã được vào biên chế chiếm 85,71%, riêng chỉ

có 2 cán bộ chiếm 14,29% vẫn là cán bộ hợp đồng. Điều này khuyến khích các

cán bộ hăng hái, tích cực làm việc hơn, hoàn thành tốt công việc được giao vì những cán bộ biên chế có lương ổn định; những cán bộ hợp đồng có tiền lương thấp, họ có tâm lý lo âu, có thể ảnh hưởng không tốt đến kết quả công việc.

Bảng 4.1. Nguồn nhân lực của trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

Chỉ tiêu Số lượng (người) Cơ cấu (%)

I. Tổng số cán bộ khuyến nông của trạm 14 100,00

II. Giới tính

Nam 6 42,86

Nữ 8 57,14

III. Thời gian công tác

Dưới 5 năm 3 21,43 Từ 5 đến 10 năm 6 42,86 Trên 10 năm 5 35,71 IV. Trình độ Trên Đại học 0 0 Đại học 13 92,86 Cao đẳng, trung cấp 1 7,14 V. Chuyên ngành Trồng trọt 2 14,29 Chăn nuôi 2 14,29 Thú y 7 50,00 Kinh tế 2 14,29 VI. Hình thức Cán bộ biên chế 12 85,71 Hợp đồng 2 14,29

Qua cơ cấu nguồn nhân lực của trạm ta có thể đưa ra một số nhận xét: Nguồn nhân lực của trạm như vậy là tương đối nhiều so với mặt bằng chung của các trạm khuyến nông trong cả nước. Đây là một thế mạnh của trạm, cần tận dụng triệt để lợi thế này. Ngoài ra, hầu hết các CBKN trong trạm đều là người trong huyện và CBKN ở xã nào thì phụ trách luôn ở xã đó nên tình hình của các xã luôn được phản ánh một cách đầy đủ và tương đối chính xác, điều đó cũng tạo thuận lợi hơn trong công việc của các cán bộ trong trạm.

Cán bộ của trạm đều có thâm niên công tác tương đối lâu năm, nhiệt tình nên có được những kinh nghiệm quý báu và đạt hiệu quả cao hơn trong

công việc.

Phần lớn CBKN của trạm đều đã được vào biên chế, điều này tạo tâm lý phấn khởi, ổn định, góp phần tăng hiệu quả trong công việc.

Tuy cán bộ của trạm tương đối nhiều nhưng hầu hết đều chưa qua đào tạo chính quy về chuyên ngành khuyến nông mà chỉ kiêm về trồng trọt hoặc chăn nuôi. Phần lớn họ tập trung vào chuyên môn, kỹ thuật của mình đã được đào tạo

nên đôi khi công tác chuyên về khuyến nông, phương pháp khuyến nông, khả

năng tiếp cận cộng đồng còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một sự thiếu hụt lớn liên quan đến kỹ năng chuyển giao TBKT của CBKN trạm.

Trạm còn một số cán bộ vẫn chưa được vào biên chế, lương tháng còn rất thấp nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ nhân viên trong công việc.

Một CBKN vẫn còn phải phụ trách một lúc 2 xã nên công việc có phần vất vả hơn. Trong thời gian tới trạm nên có công tác tuyển dụng thêm cán bộ.

* Nhiệm vụ của các CBKN

01 trạm trưởng phụ trách mọi hoạt động chung của trạm, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND huyện, báo cáo với Huyện uỷ, HĐND huyện khi được yêu cầu, chịu trách nhiệm trước UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trạm Khuyến nông huyện.

01 trạm phó trực tiếp phụ trách về chăn nuôi, chịu trách nhiệm về các công việc do trưởng trạm phân công theo quy định của pháp luật.

01 cán bộ chuyên môn trực tiếp phụ trách về trồng trọt và là người tư vấn, làm thay các việc mà CBKNCS còn yếu.

01 cử nhân kinh tế, đồng thời là chuyên viên quản lý Nhà nước phụ trách công tác kế toán, văn thư, lưu trữ văn phòng.

10 CBKNCS phụ trách mọi hoạt động khuyến nông ở các xã, thị trấn. Thường thì các cán bộ được phân công đến xã phù hợp với nơi ở của họ để tiện công tác quản lý, đánh giá cũng như thực hiện các hoạt động khuyến nông.

4.1.1.3. Nguồn kinh phí hoạt động và cơ sở hạ tầng của trạm khuyến nông huyện Yên Thủy

Kinh phí là một phần không thể thiếu để thực hiện mọi hoạt động, dù là nhiều hay ít. Nguồn kinh phí cho các hoạt động khuyến nông của huyện chủ yếu do TTKN tỉnh cấp và lấy từ nguồn ngân sách huyện. Trong tổng nguồn kinh phí

đó thì nguồn kinh phí do TTKN tỉnh cấp chiếm khoảng 2/3. Nguồn kinh phí này

được sử dụng cho các hoạt động như trong bảng sau: Qua bảng 4.2 cho thấy:

Nguồn kinh phí liên tục tăng qua các năm, qua 3 năm (2015-2017) trung

bình tăng 6,0%. Điều này chứng tỏ sự đầu tư của Nhà nước cũng như của các cấp vào hoạt động khuyến nông theo hướng tích cực. Hoạt động khuyến nông ngày càng được quan tâm và chú trọng hơn. Để thúc đẩy cho hoạt động khuyến nông phát triển thì cần duy trì bộ máy CBNV, kích thích họ làm việc chăm chỉ, hăng say và nhiệt tình hơn. Nguồn kinh phí dùng để trả lương cho CBNV chiếm trên 70% tổng nguồn kinh phí của trạm.

Tổng kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông bao gồm kinh phí cho: tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn, tham quan, hội thảo, in ấn tài liệu trung bình tăng 5,01 % trong 3 năm. Hoạt động tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn luôn là hai hoạt động được chú trọng đầu tư nhất. Trong các hoạt động khuyến nông thì nguồn vốn đầu tư cho hai hoạt động này luôn cao nhất. Do TBKT ngày càng thay đổi, trong khi nhận thức của nông dân còn hạn chế, cần phải tăng cường đưa TBKT, KHCN vào trong sản xuất của nông dân, góp phần nâng cao thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế của hộ cũng như góp phần vào chuyển

dịch kinh tế của huyện. Từ năm 2014-2016, Trạm tổ chức nhiều mô hình và đã

quan tâm hơn trong đưa cơ giới hóa vào trong nông nghiệp, vì vậy mà kinh phí cũng tăng lên.

Bảng 4.2. Tình hình sử dụng nguồn kinhphí của huyện cho khuyến nông trong 3 năm (2015-2017)

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) Giá trị (trđ) Cơ cấu (%) 2016/2015 2017/2016 BQ I. Tổng kinh phí 1.210 100,00 1.300 100,00 1.360 100,00 107,44 104,62 106,02 II. Tình hình sử dụng

1. Tổng kinh phí khuyến nông 127 10,50 150 11,54 168 12,35 118,11 112,00 115,01

Tập huấn 25 2,07 30 2,31 32 2,35 120,00 106,67 113,14

Xây dựng mô hình trình diễn 65 5,37 75 5,77 80 5,88 115,38 106,67 110,94

Hội thảo 10 0,83 13 1,00 18 1,32 130,00 138,46 134,16

Tham quan 12 0,99 15 1,15 18 1,32 125,00 120,00 122,47

In ấn tài liệu 15 1,24 17 1,31 20 1,47 113,33 117,65 115,47

2. Trả lương CBNV 940 77,69 985 75,77 1.010 74,26 104,79 102,54 103,66

3. Chi khác 143 11,82 165 12,69 182 13,38 115,38 110,30 112,82

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Thủy (2017)

Kinh phí cho các hoạt động khác trong 3 năm trung bình như sau: hoạt

động hội thảo tăng 34,16%; tham quan tăng 22,47%; in ấn tài liệugiảm 15,47%.

Tóm lại, có thể thấy kinh phí cho hoạt động khuyến nông vẫn còn chưa được sử dụng một cách hiệu quả, kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông còn chưa được hợp lý, một phần nguyên nhân này là do nhiều mô hình trong kế hoạch đề ra thì nhiều nhưng trong thực tế lại không xây dựng được, do nguồn giống năm thực hiện lại khan hiếm hoặc bà con nông dân không chịu hợp tác. Kinh phí của trạm chủ yếu dùng để trả lương cho CBNV và chi các hoạt động khác, trong khi các hoạt động khuyến nông như tập huấn và xây dựng mô hình

trình diễn. Vì vậy huyện cũng cần quan tâm hơn trong việc sử dựng nguồn vốn

một cách hiệu quả và có mối liên kết với nông dân hơn nữa.

4.1.1.4. Cơ sở hạ tầng của hệ thống khuyến nông huyện

Vấn đề cơ sở hạ tầng cũng được huyện quan tâm đáng kể. Trạm khuyến

nông thuộc UBND huyện và có 3 phòng làm việc: 01 phòng dành riêng cho trạm trưởng, 01 phòng dành cho trạm phó và thủ quỹ, 01 phòng dành để họp, khi không họp thì đó là phòng của cán bộ kế toán và cán bộ chuyên môn.

Phòng họp được trang bị 2 máy tính cho cán bộ kế toán và cán bộ chuyên môn cùng với các thiết bị như 1 tủ lạnh và 1 ti vi. Phòng trạm phó có 1 máy tính dành cho trạm phó và trưởng trạm cũng có một máy tính. Ngoài ra trạm còn có 1

bộ máy chiếu và một máy tính chuyên dùng choviêc tập huấn kỹ thuật.

4.1.1.5. Mạng lưới tổ chức và nội dung hoạt động của trạm khuyến nông huyện

* Mạng lưới tổ chức

Mạng lưới hoạt động của hệ thống khuyến nông huyện thể hiện mối

quan hệ giữa cơ quan khuyến nông với các cơ quan khác, các tổ chức đoàn

thể, các mặt trận, các hợp tác xã, các hộ gia đình trong quá trình thực hiện các hoạt động khuyến nông để chuyển giao TBKT, nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp cũng như nền kinh tế phát triển.Trạm khuyến nông huyện là đơn vị trực thuộc Trung tâm Khuyến nông tỉnh, thực hiện chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và chịu sự quản lý trực tiếp của Trung tâm Khuyến nông tỉnh. Cùng phối hợp với các cơ quan trong ngành như TTKN tỉnh, Phòng Nông nghiệp huyện, Công ty cung ứng

giống, Trạm BVTV, Trạm Thú y, HTX dịch vụ nông nghiệp,… để xây dựng

đồng thời hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tự nguyện tham gia xây dựng và

thực hiện các chương trình, dự án khuyếnnông của các tổ chức trong và ngoài

nước; phổ biến cho nông dân thực hiện các quy trình sản xuất thâm canh cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo chủ trương của Đảng, Nhà nước; tập huấn chuyển giao TBKT và những kinh nghiệm sản xuất giỏi, những biện pháp hay về phòng chống dịch bệnh; xây dựng các mô hình trình diễn, mạng lưới khuyến nông cơ sở có năng lực, trình độ để đạt được hiệu quả cao trong công tác khuyến nông, thúc đẩy hoạt động khuyến nông của huyện. Các mối liên kết trên được cụ thể hóa qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1. Mạng lưới tổ chức hoạt động của trạm

khuyến nông huyện Yên Thủy

Nguồn: Trạm khuyến nông huyện Yên Thủy (2017)

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo điều hành

Quan hệ phối hợp

UBND huyện Yên Thủy

Cơ quan ngoài ngành:

+ Cơ quan truyền thông huyện

+ Ngân hàng NN&PTNT

+ Các tổ chức, đoàn thể khác

Cơ quan trong ngành:

+ Trạm Thú y, trạm BVTV + Công ty giống cây trồng + HTX dịch vụ NN

+ Các Phòng ban NN

+ Trung tâm KN tỉnh

Cơ quan khuyến nông huyện

Yên Thủy

Nông dân sản

xuất điển hình KN viên cơ sở

Câu lạc bộ khuyến nông

Nông dân sản xuất đại trà

Cộng tác viên khuyến nông

Trạm phối hợp với các cơ quan ngoài ngành như cơ quan truyền thông, hội Phụ nữ, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc,… để truyền bá những chủ trương, chính

sách của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông thôn; cung cấp thông tin về

giống cây trồng, vật nuôi và cách phòng trừ dịch bệnh cho chúng; phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 59 - 68)