Công tác khuyến nông ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 42)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2.2.Công tác khuyến nông ở Việt Nam

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2.Công tác khuyến nông ở Việt Nam

2.2.2.1. Sự hình thành và phát triển của tổ chức khuyến nông Việt Nam

Nông nghiệp là ngành sản xuất truyền thống và phát triển cùng nền văn minh lúa nước ở nước ta. Vì vậy khuyến nông Việt Nam đã có từ rất sớm và có bước phát triển ngày càng lớn mạnh.

Trong thời kỳ phong kiến, công tác khuyến nông đã đặc biệt được chú trọng. Thời tiền Lê, hàng năm vua Lê Hoàn đã tự mình xuống ruộng cày đường

cày đầu tiên cho vụ sản xuất đầu xuân. Năm 1226, dưới thời Trần lập chức quan “Khuyến nông sứ” là viên quan chuyên chăm lo khuyến khích phát triển nông

nghiệp. Năm 1789, vua Quang Trung ban bố chiếu khuyến nông sau khi đại phá

quân Thanh nhằm phục hồi lại ruộng bị bỏ hoang. Chiếu khuyến nông đã thu được nhiều kết quả to lớn. Chỉ sau 3 năm hầu hết ruộng hoang đã được khôi phục, sản xuất phát triển, bổ sung chế độ cấp công điền (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).

Năm 1960 ở miền Nam (dưới thời Mỹ ngụy) thành lập “Nha khuyến nông” trực thuộc Bộ Nông nghiệp cải cách điền địa nông mục. Trong khi đó ở miền Bắc, Bộ Nông nghịêp thường xuyên đưa sinh viên xuống giúp các HTX làm công

tác Đông xuân, chọn giống lúa, trồng ngô - khoai, làm bèo dâu, tiêm phòng cho

gia súc - gia cầm…

Từ năm 1964, Bộ Nông nghiệp chính thức có chủ trương thành lập các

đoàn chỉ đạo, đưa sinh viên mới tốt nghiệp xuống cơ sở (các HTX, nông lâm

trường) xây dựng các mô hình và mở các lớp tập huấn cho cán bộ chủ chốt của

địa phương về công tác sản xuất, công tác thuỷ lợi.

Năm 1981, Ban bí thư Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị 100 chính thức thực

hiện chủ trương “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động”. Đến

tháng 12/1986 Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhìn thẳng vào sự

thật với tinh thần “đổi mới”, rút ra bài học hành động phù hợp với quy luật khách

quan để thực hiện chủtrương đổi mới cơ chế quản lý, đưa nông nghiệp đi lên sản xuất hàng hoá.

Ngày 05/04/1988 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết 10 về “đổi mới quản lý trong nông nghiệp”. Từđó, nhờ việc nắm vững và thực hiện Nghị quyết 10 (Khoán

10) đã đem lại những tác dụng tích cực cho sản xuất. Lực lượng lao động không ngừng tăng lên, KHCN được tạo điều kiện đi vào sản xuất, KTTB được chuyển giao rộng rãi, công tác khuyến nông đi vào nề nếp. Khoán 10 đã đem lại hiệu quả nhanh chóng, tạo ra một bước ngoặt mới trên mặt trận nông nghiệp. Hộ nông dân trở thành

đơn vị kinh tế tự chủ, tự quyết định kết quả sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy mà những đòi hỏi của hàng triệu hộ nông dân trong cả nước về hướng dẫn kỹ

thuật, về quản lý, về giống cây trồng - vật nuôi, về chính sách khuyến khích sản xuất, về thị trường… tăng lên gấp bội. Tổ chức và phương thức hoạt động của ngành nông nghiệp không đủ, không thoả mãn được yêu cầu nói trên, cần có sự thay đổi và bổ sung (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).

Nghị định 13/CP của Chính phủ ra ngày 02/03/1993 về công tác khuyến nông, Thông tư 02/LB/TT hướng dẫn việc tổ chức hệ thống khuyến nông và hoạt

động khuyến nông đã kịp thời đáp ứng được những đòi hỏi nói trên. Hệ thống

khuyến nông của Việt Nam chính thức được thành lập năm 1993. Ở cấp Trung ương có cục khuyến nông (TTKNQG), cấp tỉnh có TTKN tỉnh, cấp huyện có Trạm khuyến nông huyện, cấp xã có mạng lưới khuyến nông cơ sở.

Ngày 26/04/2005 bằng việc ban hành Nghị định 56/2005/NĐ-CP về công tác khuyến nông, khuyến ngư thì hệ thống khuyến nông Việt Nam đã thêm một

bước được hoàn thiện cả về cơ cấu lẫn nội dung hành động. Hệ thống khuyến

nông Nhà nước đã nhanh chóng phối hợp với các cơ quan, ban ngành có liên

quan, nhất là các tổ chức quần chúng. Trong hoạt động, khuyến nông Việt Nam

đang tiếp tục đón nhận kinh nghiệm của khuyến nông các nước tiên tiến, làm cho

hoạt động khuyến nông trong nước ngày càng phong phú, bộ mặt nông thôn và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp phát triển không ngừng.

Ngày 08 tháng 01 năm 2010 Chính phủ ban hành nghị định số

02/2010/NĐ-CP về công tác khuyến nông, trong đó có một số điều chỉnh, sửa đổi

cho phù hợp hơn với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của đất nước và điều kiện kinh tế hộ nông dân.

2.2.2.2. Tổ chức hệ thống khuyến nông – khuyến lâm Việt Nam

Từ sau khi có Nghị định 13/CP ngày 2/3/1993 của Chính phủ và Thông tư

02 ngày 2/8/1993, tổ chức khuyến nông Việt Nam được thành lập.

a. Đặc điểm khuyến nông Việt Nam

- Là tổ chức thống nhất từ Trung ương đến cơ sở, lực lượng khuyến nông

cơ sở ngày càng tăng cường và củng cố.

- Công tác khuyến nông được xã hội hóa: ngoài lực lượng khuyến nông

Nhà nước còn có tổ chức khuyến nông tự nguyện, khuyến nông các viện, trường,

các tổ chức, đoàn thể tích cực tham gia hoạt động khuyến nông.

- Công tác khuyến nông được các cấp Đảng, chính quyền quan tâm ủng hộ,

đây là nhân tố tích cực góp phần thắng lợi cho hoạt động công tác khuyến nông ở

b. Hệ thống tổ chức khuyến nông (1) Ở Trung ương

- Trung tâm khuyến nông Quốc gia là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ nông

nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung tâm khuyến

nông Quốc gia do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

Sơ đồ 2.1. Hệ thống khuyến nông Việt Nam (từ 3/11/2003 trở lại đây)

Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (2015)

Trung tâm

KN quốc gia

Cấp Trung ương Trực thuộc Bộ NN và PTNT

Trung tâm

khuyến nông

Cấp tỉnh, thành phố Trực thuộc Sở NN và PTNT

Trạm khuyến

nông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cấp huyện, thị xã Trực thuộc UBND huyện,

thị xã

Khuyến nông tự nguyện làng xã

Cấp làng xã Trực thuộc UBND xã phường

KNV làng xã HTX nông nghiệp CLB khuyến nông Các Hội đoàn Các thể Doanh nghiệp Nông dân

(2) Ở cấp tỉnh

Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của tổ chức khuyến nông, khuyến

ngư địa phương được quy định tại Nghị định 02/2010/NĐ-CP, Bộ Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:

(i). Tổ chức khuyến nông ở cấp tỉnh là Trung tâm khuyến nông hoặc

Trung tâm khuyến nông – khuyến ngư trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn;

(ii). Trung tâm khuyến nông cấp tỉnh chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Trung tâm khuyến nông Quốc gia

(iii). Về biên chế cần có đủ số lượng, cơ cấu và chất lượng cán bộ để đáp ứng yêu cầu thực hiện các hoạt động khuyến nông tại địa phương (Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015).

(3) Ở cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)

- Xây dựng Trạm khuyến nông hoặc Trạm khuyến nông – khuyến ngư

- Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Chủ tịch UBND cấp tỉnh

quy định Trạm khuyến nông thuộc Trung tâm khuyến nông tỉnh hoặc UBND cấp huyện quản lý; số lượng, cơ cấu cán bộ của Trạm khuyến nông được bố trí phù hợp với nhu cầu khuyến nông trên địa bàn huyện

(4) Tổ chức khuyến nông cơ sở

- Mỗi xã, phường, thị trấn có ít nhất 1 nhân viên khuyến nông. Đối với các

xã vùng sâu, vùng xa, các xã đa ngành nghề có thể bố trí từ 2 nhân viên khuyến

nông trở lên

- Ở thôn, bản có cộng tác viên khuyến nông. Cộng tác viên khuyến nông

có thể là cán bộ kiêm nhiệm như trưởng thôn, trưởng bản, đội trưởng sản xuất, thành viên của tổ chức quần chúng hoặc là người được nông dân tín nhiệm đề cử

- Nhân viên khuyến nông ở các xã đồng bằng phải có trình độ từ trung cấp trở lên; ở các xã vùng sâu, vùng xa ít nhất có trình độ phổ thông trung học trở lên hoặc là nông dân có kinh nghiệm sản xuất, có uy tín và khả năng khuyến nông

- Nhân viên khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông do UBND cấp xã

tuyển chọn và quản lý, đồng thời có sự hướng dẫn chuyên môn của Trạm khuyến

2.2.2.3. Công tác khuyến nông ở một số địa phương trong cả nước

a. Huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương

Xã hội hóa công tác khuyến nông được coi là một trong những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ khuyến nông viên. Kinh nghiệm từ cách làm của Hải Dương cho thấy, khi thu hút các thành phần kinh tế cũng tham (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

gia, nông dân sẽ được tiếp cận, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và tham gia áp dụng

các mô hình sản xuất hiệu quả.

- Liên kết làm khuyến nông

Năm 2008, nông dân xã Tân Quang (huyện Ninh Giang) bắt đầu trồng ngô

giống cho Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương. Trước mỗivụ sản xuất,

chính quyền xã vân động, tuyên truyền nhân dân tham gia sản xuất; thực hiện việc quy vùng và đảm bảo cách ly với diện tích trồng ngô thương phẩm.

Nông dân sản xuất ngô giống được Công ty tổ chức tập huấn kỹ thuật.

Hợp đồng bao tiêu sản phẩm giữa công ty và HTX Dịch vụ nông nghiệp Tân Quang được ký kết ngay từ đầu vụ, với mức giá ổn định. Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương cấp hạt giống và ứng trước tiền mua hạt giống cho nông dân. Trong quá trình sản xuất, Công ty phân công nhân viên kỹ thuật thường xuyên chột tại địa phương để hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch ngô

cho nông dân (Trường Giang, 2015).

Ông Vũ Duy Hưng, chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Tân Quang

cho biết: “Công ty cổ phần Giống cây trồng Trung ương liên kết với địa phương trồng ngô giống đã giúp nông dân tiếp cận, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tạo nguồn thu nhập khá và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa

phương” Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Ninh giang, Vũ Văn Tiến cho

biết, trong mỗi vụ sản xuất, trên địa bàn huyện thường có 3-4 mô hình khuyến

nông có sự tham gia của các đơn vị tổ chức như: các công ty giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật; viện nghiên cứu, trường đại học... Trong vụ

đông này, Trạm Khuyến nông huyện kết hợp với công ty TNHH Xuất nhập khẩu

hạt giống An Điền làm mô hình trình diễn giống cà chua Hồng Châu, quy mô 0,5

ha tại thị trấn Ninh Giang và xã Tân Quang. Kết quả cho thấy, giống cà chua

Hồng Châu có khả năng chống chịu sâu, bệnh tốt, năng suất cao. Việc xã hội hóa hoạt động khuyến nông giúp ngành nông nghiệp tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế.

Trong những năm qua, Trạm khuyến nông huyện Ninh Giang đã có hàng chục mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật canh tác, quy trình công nghệ cho các địa phương trong tỉnh huyện. Kết quả chuyển giao khoa học, kỹ thuật nổi bật nhất là các giống lúa mới như: P6,

HT6, PC6, Bắc thơm nguyên chủng; kỹ thuật gieo lúa bằng giàn sạ hàng

(Trường Giang, 2015).

- Tăng cường sự giám sát của Nhà nước

Theo Trạm khuyến nông huyện Ninh Giang, trong những năm qua, hoạt động xã hội hóa khuyến nông diễn ra khá mạnh mẽ. Trong mỗi vụ sản xuất có hàng chục mô hình khuyến nông có sự tham gia của các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, tổ chức chính trị-xã hội,... Các tổ chức, cơ quan, đơn vị thường xuyên tham gia hoạt động khuyến nông. Cách thức tham gia hoạt động khuyến nông của các tổ chức, đơn vị thường thông qua các chương trình, dự án, mô hình

trình diễn, mô hình khảo nghiệm, các lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

về giống cây trồng - vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi cho nông dân. Hoạt động xã hội hóa khuyến nông đã thu hút các nguồn lực để

phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, góp phần nâng cao

kiến thức, kỹ năng canh tác cho nông dân, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu

quả kinh tế trong sản xuất(Trường Giang, 2015).

b. Huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên

Thực hiện tốt công tác dự tính, dự báo tình hình sâu bệnh trên cây trồng, bên cạnh việc tăng cường cán bộ giám sát đồng ruộng, Chi cục BVTV tỉnh đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, tập huấn KHKT trong sản xuất nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho bà con nông dân. Qua các điểm trình diễn, hội thảo đầu bờ, từng bước đào

tạo nông dân thành nhà khoa học, nắm bắt phương pháp thâm canh cây trồng, phát hiện, diệt trừ các đối tượng dịch hại trên đồng ruộng, bảo vệ cây trồng (Nguyễn Công Cường, 2014).

Ông Mạch Ngọc Bình, Phó Chi cục trưởng, Chi cục BTVT cho biết: "Xác

định công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là yếu tố quan trọng. Để nâng cao chất lượng sản xuất nông nghiệp, được sự quan tâm của Sở Nông nghiệp - PTNT, những năm qua, Chi cục BVTV tỉnh triển khai và đẩy mạnh các hoạt

động khuyến nông: chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM; áp dụng sản xuất theo kỹ thuật "3 giảm, 3 tăng"; chương trình bảo tồn và phát triển nguồn gen

cây trồng (BUCAP); chương trình canh tác lúa cải tiến (SRI) và mô hình sản xuất rau an toàn. Có thể khẳng định, việc chuyển giao KHKT đã thay đổi nhận thức cho nông dân, áp dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật tiên tiến vào thực tiễn sản xuất".

Thông qua hoạt động IPM, Chi cục đã tổ chức 178 lớp IPM trên cây trồng,

trong đó 133 lớp trồng lúa nước; 24 lớp trồng lúa nương; 6 lớp trồng ngô; 2 lớp trồng đậu tương; 2 lớp phục tráng giống lúa nương, 11 lớp rau màu thu hút trên 5.300 học viên. Tham gia chương trình, nông dân được hướng dẫn các khâu chọn giống, làm đất, gieo hạt, chăm sóc, phòng trừ dịch bệnh. Đến năm 2008, toàn tỉnh có khoảng 6.500ha cây trồng các loại được áp dụng chương trình IPM, đạt trên 25% tổng diện tích đất nông nghiệp. Những chân ruộng áp dụng IPM, năng suất và sản lượng cây trồng tăng 8%; lãi suất tăng khoảng 17%/ha so với chân ruộng làm theo tập quán truyền thống (Nguyễn Công Cường, 2014).

Từ mô hình "3 giảm, 3 tăng" triển khai trên địa bàn huyện Điện Biên năm

2014, đến vụđông xuân vừa qua, toàn huyện có 18 đội sản xuất ở16 xã, phường triển khai chương trình" 3 giảm, 3 tăng" thành mô hình và nhân rộng ra cánh

đồng, tổng diện tích 122ha, với 682 nông dân tham gia. Áp dụng chương trình, lượng giống giảm trung bình 18 - 22kg/ha; lượng phân đạm giảm 10 - 15kg/ha. Mức độ sâu bệnh chính trong vụ sản xuất như: tập đoàn rầy, bọxít đen, bệnh khô vằn, đạo ôn, bạc lá giảm rõ rệt, chi phí thuốc trừ sâu giảm 120.000 - 190.000

đồng/ha; năng suất tăng 2 tạ/ha, do đó hiệu quả kinh tế tăng trên 1,4 triệu

đồng/ha. Chi cục BVTV duy trì 8 câu lạc bộ "3 giảm, 3 tăng" và BVTV nhằm

giúp nông dân có điều kiện trao đổi kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất... Chương

trình BUACAP và canh tác lúa cải tiến SIR trên lúa ruộng, Chi cục BVTV đã tập

huấn KHKT cho hơn 400 nông dân. Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nông dân thực

hiện các thử nghiệm, nghiên cứu trên đồng ruộng về phục tráng giống, so sánh giống. Các điểm trình diễn KHKT trên đồng ruộng, nông dân lồng ghép thử

nghiệm SIR vào chương trình BUCAP như: kỹ thuật tỉa dặm mật độ thưa, dặm sớm kết hợp rút nước ở một số chân ruộng.

Hướng tới sản xuất rau sạch, bảo vệ sức khỏe con người và môi trường sinh thái, Chi cục BVTV đang xây dựng và triển khai chương trình sản xuất rau

an (RAT) toàn trên địa bàn huyện Điện Biên, 350 nông dân được tập huấn quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 35 - 42)