Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 68 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh

4.1.2. Thực trạng công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Thủy

4.1.2.1. Thông tin tuyên truyền

Thông tin tuyên truyền là một trong những biện pháp hữu hiệu để đưa ra những thông tin sản xuất mới đến hộ nông dân. Hình thức phát trên đài phát thanh xã thường được các CBKN áp dụng phổ biến. Công tác thông tin, tuyên truyền từ huyện đến cơ sở đã luôn được chú trọng. Trong năm 2015-2017 có nhiều chương trình khuyến nông cấp huyện được phát thanh trên chương trình truyền hình của tỉnh, đài truyền thanh của huyện, Báo Hòa Bình, Báo Nông nghiệp Việt Nam. Trong đó tập trung vào việc giới thiệu các mô hình sản xuất tiến tiến, đạt hiệu quả cao.

Ngoài ra đã biên soạn, in ấn và đấu mối với các ngành, các công ty để có

được hàng chục ngàn bản tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, tờ rơi, tờ bướm phát cho nông dân để áp dụng trong sản xuất. Việc in các tờ rơi, tờ bướm có nội dung cổ động để tuyên truyền cho hộ nông dân tuy mang lại kết quả cao nhưng chưa được các CBKN áp dụng nhiều do thiếu kinh phí.

Việc thông tin tuyên truyền được Trạm khuyến nông huyện phối hợp với các tổ chức được áp dụng liên tục trong 3 năm 2015-1017 với số lượng và chất lượng ngày càng tăng, hình thức phong phú đa dạng. Kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm khuyến nông huyện Yên Thủy được thể hiện qua bảng sau:

- Về tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi,

năm 2015 Trạm đã cấp phát được 4.200 tài liệu; năm 2016 cấp phát được 4.650

tài liệu tăng 10,71% so với năm 2015; năm 2017 cấp phát được 5.150 tài liệu

tăng 10,75% so với năm 2016. Trong 3 năm, Trạm đã cấp phát được 14.000 tài

liệu và tài liệu cấp phát trung bình mỗi năm tăng 10,73%/năm.

- Về lịch “ hướng dẫn cơ cấu cây trồng và thời vụ” năm 2015 Trạm đã cấp

phát 1.150 quyển; đến năm 2016, số lịch cấp phát là 1.250 quyển tăng 8,7% so

2016. Trong 3 năm, tổng số lịch “hướng dẫn cơ cấu cây trồng và thời vụ” được Trạm cấp phát 3.800 quyển và trung bình mỗi năm tăng với tốc độ tăng bình

quân là 10,34 %/năm.

- Về tờ rơi các loại: Trong năm 2015, số tờ rơi được cấp phát là 2.900 tờ;

đến năm 2016 là 3.100 tờ, tăng 6,9% so với năm 2015; năm 2017 Trạm cấp phát

3.350 tờ tăng 8,6% so với năm 2016. Trong 3 năm số lượng tờ rơi Trạm cấp phát

là 9.350 tờ và số lượng này liên tục tăng qua các năm với tốc độ bình quân là

7,48%/năm. Nội dung các tờ rơi chủ yếu tập chung vào hướng dẫn quy trình chăm sóc các loại cây, con, kỹ thuật xây dựng và sử dụng biogas...

Các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi ; lịch “Hướng dẫn

cơ cấu cây trồng và thời vụ” và tờ rơi các loại thường được cấp phát cho hộ nông dân thông qua hệ thống khuyến nông viên cơ sở hoặc qua các câu lạc bộ khuyến nông.

- Tạp chí khuyến nông thì chỉ được phát cho các xã lưu lại văn phòng hoặc

tủ sách của xã phục vụ cho số ít nông dân có điều kiện đến thăm và học tập. Loại tài liệu này được cấp phát theo tháng và mỗi xã nhận được 1cuốn/tháng.

- Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của xã đưa tin về khuyến

nông: Trong năm 2015 có khoảng 400 lượt tin được phát thông qua hệ thống loa

phát thanh của các xã; năm 2016 số lượng này tăng lên khoảng 420 lần phát và tăng 5% so với năm 2015; năm 2017 số lượng này tăng lên khoảng 450 lần phát

thanh ở các xã và tăng 7,14% so với năm 2016. Trong 3 năm, tổng số lần tuyên

truyền qua phát thanh ở các xã vào khoảng 1.270 lần và trung bình mỗi năm tăng

với tốc độ tăng bình quân là 6,07%/năm. Theo đánh giá của các cán bộ khuyến

nông của Trạm thì số lần đưa tin qua hệ thống loa phát thanh của các xã như vậy là vẫn còn ít.

- Về xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình huyện Yên Thủy: Trong

năm 2015, Trạm đã xây dựng được 27 chuyên mục; đến năm 2016 xây dựng

được 29 chuyên mục và tăng 7,41% so với năm 2015; năm 2017 Trạm đã xây

dựng được 32 chuyên mục và tăng 10,34% so với năm 2016. Các chuyên mục

này được xây dựng với thời lượng từ 8-10 phút.

- Về các bài viết trên báo Hòa Bình: Trong năm 2015 Trạm có 11 bài viết

trên báo; năm 2016 là 13 bài và năm 2017 là 15 bài. Trong 3 năm, số bài viết

này chủ yếu tập trung giới thiệu về các điển hình về làm kinh tế giỏi; hiệu quả của các cách làm mới hay năng suất, chất lượng của các giống cây trồng, vật nuôi mới; kết quả của công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ trên địa bàn huyện.

Tuy nhiên trao đổi với các cán bộ của Trạm được biết, trong hoạt động thông tin tuyên truyền của Trạm hiện nay, nội dung các ấn phẩm còn chủ yếu thiên về các kỹ thuật đơn thuần, trình bày chưa hấp dẫn do đó chưa thu hút được

người đọc, quy cách trình bày chưa thuận tiện cho việc sử dụng. Nguyên nhân

của hạn chế này một phần là do kinh phí cho thông tin tuyên truyền còn quá eo hẹp nên số lượng ấn phẩm chưa được xuất bản còn nhiều, chưa đến được với quảng đại quần chúng; phần khác do Trạm chưa có cán bộ phụ trách mảng thông tin tuyên truyền.

Bảng 4.4. Kết quả về thông tin tuyên truyền công tác khuyến nông huyện

Yên Thủygiai đoạn 2015 - 2017

Diễn giải ĐVT 2015 2016 2017 So sánh 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ

1. Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật (trồng trọt, chăn nuôi)

Tài liệu 4.200 4.650 5.150 110,71 110,75 110,73

2. Lịch "hướng dẫn cơ

cấu cây trồng và thời vụ" Quyển 1.150 1.250 1.400 108,70 112,00 110,34 3. Tờ rơi các loại Tờ 2.900 3.100 3.350 106,90 108,06 107,48

4. Tạp chí khuyến nông Quyển 18 19 20 105,56 105,26 105,41

5. Tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh của các xã đưa tin về khuyến nông

Số lần

phát 400 420 450 105,00 107,14 106,07

6. Xây dựng chuyên mục phát trên truyền hình huyện Yên Thủy

Chuyên

mục 27 29 32 107,41 110,34 108,87

7. Đưa bài viết trên báo

Hòa Bình Bài 11 13 15 118,18 115,38 116,77

Hoạt động thông tin tuyên truyền chưa thực sự được trạm và lãnh đạo địa phương quan tâm, chú trọng đúng mức. Các chương trình tuyên truyền chưa được tổ chức nhiều, chủ yếu thông tin tuyên truyền tới nông dân qua các CBKNCS và loa phát thanh của xã, thôn. Thường thì hoạt động thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh nhất vào đầu vụ, khi nông dân bắt đầu sản xuất, CBKNCS và ban lãnh đạo xã, thôn, xóm sẽ thông báo về các giống cây trồng, vật nuôi mới và mời bà con tham gia các lớp tập huấn và giới thiệu về cây trồng vật nuôi đó; và vào giữa vụ khi cây trồng, vật nuôi đang trong giai đoạn phòng trừ sâu hại, dịch bệnh.

Như vậy hoạt động thông tin tuyên truyền của trạm vẫn còn yếu, chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Các hoạt động thông tin tuyên truyền chỉ mang tính chất là có chứ chưa hiệu quả, chưa đáp ứng được nhu cầu của nông dân. Vì vậy, trạm và ban lãnh đạo địa phương cần quan tâm đẩy mạnh hoạt động

thông tin tuyên truyền hơn nữa, tích cực lien kết với các cơ quan truyền thông để

người dân có thể nắm bắt kịp thời các thông tin về khuyến nông và cập nhật một cách chính xác nhất

Vì vậy, để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin tuyên truyền trong thời gian tới, Trạm khuyến nông huyện Yên Thủy cần có kế hoạch tăng kinh phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực và phương pháp thiết kế , chế bản các ấn phẩm khuyến nông cho đội ngũ cán bộ khuyến nông. Bên cạnh đó, Trạm khuyến nông cần tăng cường phối hợp hơn nữa với đài truyền thanh huyện và cơ sởđể truyền tải những thông tin về

thực tiễn sản xuất, giới thiệu mô hình mới đang thực hiện có tiềm năng cho kết quả tốt và những mô hình thực hiện có kết quả cao, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật mới, giới thiệu các điển hình kinh tế giỏi để các hộ nông dân tham khảo và áp dụng.

4.1.2.2. Tập huấn kỹ thuật

a. Kết quả nâng cao hoạt động bồi dưỡng, tập huấn cho người sản xuất

Tập huấn kỹ thuật là một hoạt động phổ biến, thường xuyên của CBKN

trong việc chuyển giao KTTB mới vào sản xuất, nó đáp ứng được hai yêu cầu là giải quyết những khó khăn vướng mắc trong sản xuất và bồi thường kiến thức cho nông dân nhằm nắm bắt được quy trình kỹ thuật gieo trồng, chăm sóc nuôi dưỡng và phòng trừ sâu bệnh đối với cây trồng, vật nuôi. Do vậy, trong suốt thời

gian qua, công tác tập huấn luôn được cán bộ khuyến nông trên địa bàn huyện tiến hành thường xuyên và liên tục.

Đây là chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công tác khuyến nông, chính vì

thế ngay từ đầu năm Trạm khuyến nông đã xây dựng kế hoạch mở lớp tập huấn

chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trên các lĩnh vực cây trồng, vật nuôi theo định kỳ hoặc theo mùa vụ sản xuất. Xong một số hoạt động vẫn chưa được triển khai là do nguồn kinh phí còn hạn hẹp và một số là do đặc điểm sản xuất nông nghiệp của vùng và trình độ của cán bộ Trạm khuyến nông.

Kết quả tập huấn khuyến nông của Trạm khuyến nông thành phố trong 3

năm 2015-2017 được thể hiện qua bảng sau:

- Tổng số lớp tập huấn mở trong năm 2015 là 78 lớp, đến năm 2016 số lớp tập huấn trong huyện tăng lên 85 lớp và tăng 8,97% so với năm 2015. Năm 2017,

số lớp tập huấn trong huyện tăng lên là 93 lớp, và tăng 9,41% so với năm 2016. Trong 3 năm, đội ngũ khuyến nông của huyện đã tổ chức được 265 lớp tập huấn, số lượng các lớp tập huấn tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 9,19%/năm.

(1) Tập huấn phân theo các lĩnh vực trong sản xuất

- Trong lĩnh vực trồng trọt: Trong năm 2015 đã tổ chức được 41 lớp, chiếm tỷ lệ 52,56%. Năm 2016 trong toàn huyện đã tổ chức được 44 lớp, chiếm

tỷ lệ 51,76% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 7,32% so với năm 2015. Năm 2017 trong toàn huyện đã tổ chức được 48 lớp tập huấn kĩ thuật trồng trọt, chiếm tỷ lệ 51,61% và tăng 9,09% so với năm 2016. Trong 3 năm, toàn huyện đã tổ chức được 133 lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật trồng trọt, số lượng các lớp tập huấn tăng đều qua các năm với tốc độ tăng bình quân 8,71%;

- Trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản: năm 2015 đã tổ chức

được 33 lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật, chiếm tỷ lệ 42,31% tổng số lớp tập huấn trong năm. Năm 2016, số lượng lớp tập huấn trong lĩnh vực này đã tăng lên 36 lớp, chiếm tỷ lệ 42,35% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 9,09% so với năm 2015. Năm 2017 số lớp tập huấn trong lĩnh vực này là 39 lớp, chiếm tỷ lệ

41,94% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 8,33% so với năm 2016. Trong 3 năm, hoạt động hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện đã tổ chức 108 lớp tập huấn trong lĩnh vực chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, số lượng các lớp tập huấn tăng đều qua các năm với tỷ lệ tăng bình quân là 8,71%/năm.

- Trong lĩnh vực phát triển thị trường, chế biến và tiêu thụ nông sản: trong năm 2015 hoạt động động huyện nông đã tổ chức được 4 lớp tập huấn chiếm tỷ lệ 5,13% tổng số lớp tập huấn trong năm. Năm 2016, số lớp tập huấn trong lĩnh vực này tăng lên 5 lớp, chiếm tỷ lệ 5,88% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 25% so với năm 2015. Năm 2017, số lớp tập huấn trong lĩnh vực này là 6 lớp chiếm tỷ lệ 6,45% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 20% so với năm 2016. Trong 3 năm công tác khuyến nông trên địa bàn huyện đã tổ chức

được 15 lớp tập huấn trong lĩnh vực phát triển thị trường, chế biến và tiêu thụ

nông sản, số lượng các lớp tập huấn có tăng qua các năm với tốc độ bình quân là 22,47%/năm;

(2) Tập huấn phân theo đối tượng tổ chức

- Các lớp tập huấn do Trạm tổ chức: trong năm 2015 có 45 lớp tập huấn do Trạm tổ chức, chiếm tỷ lệ 57,69% tổng số lớp tập huấn trong năm. Năm 2016, số lượng lớp tập huấn do Trạm tổ chức đã tăng lên 48 lớp, chiếm tỷ lệ

56,47% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 6,67% so với năm 2015. Năm 2017, Trạm đã tổ chức được 53 lớp tập huấn trong toàn huyện chiếm tỷ lệ

56,99% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 10,42% so với năm 2016. Trong 3 năm, Trạm đã tổ chức được 146 lớp tập huấn và số lượng các lớp tập huấn có tăng qua các năm với tỷ lệ bình quân là 8,53%/năm.

- Các lớp tập huấn do cơ sở (các xã) tổ chức: trong năm 2015 có 33 lớp tập huấn, chiếm tỷ lệ 42,31% tổng số lớp tập huấn trong năm. Năm 2016, số

lượng này tăng lên 37 lớp, chiếm tỷ lệ 43,53% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 12,12% so với năm 2015. Năm 2017, số lượng các lớp tập huấn do cơ

sở tổ chức là 40 lớp, chiếm tỷ lệ 43,01% tổng số lớp tập huấn trong năm và tăng 8,11% so với năm 2016. Trong 3 năm, cơ sở đã tổ chức được 110 lớp tập huấn chuyển giao kĩ thuật trong sản xuất và số lượng này tăng qua các năm với tỷ lệ bình quân là 10,1%/năm.

Về số lượng người tham dự: trong năm 2015 với 78 lớp tập huấn đã thu hút được 4.280 hộ nông dân tham dự. Năm 2016, với việc tổ chức được 85 lớp tập huấn đã thu hút được 4.990 hộ nông dân tham dự và tăng 16,59% so với năm 2015. Năm 2017, với việc tổ chức được 93 lớp tập huấn đã thu hút được 5.710 hộ nông dân tham dự và tăng 14,43% so với năm 2016. Như vậy, trong

3 năm, hoạt động khuyến nông của huyện đã thu hút được 14.980 hộ nông dân tham gia các lớp tập huấn và số lượng hộ nông dân tham gia tập huấn tăng đều qua các năm với tỷ lệ bình quân là 15,5%. Tính bình quân số người tham gia dự trong mỗi lớp tập huấn là 61 người/lớp.

Về số lượng tài liệu được cấp phát: trong năm 2015 là 2.010 bản đến năm 2016 đã tăng lên là 2.350 bản và tăng 16,92% so với năm 2015. Năm 2017 số lượng tài liệu được cấp phát thông qua các lớp tập huấn là 2.680 bản và đã tăng 14,04% so với năm 2016. Trong 3 năm tổng số tài liệu được cấp phát cùng với hoạt động tập huấn là 7.040 bản với số lượng các bản tăng đều

qua các năm có tỷ lệ tăng bình quân là 15,47%/năm. Các tài liệu được cấp phát chủ yếu là thông qua các lớp tập huấn của cán bộ khuyến nông Trạm, với các lớp tập huấn do cơ sở (xã) tổ chức thì không có tài liệu được cấp phát đi kèm trong quá trình tập huấn.

Trên thực tế hiện nay, phần lớn các lớp tập huấn vẫn được mở theo hình

thức khuyến nông hỗ trợ hoàn toàn về kinh phí và cấp phát dụng cụ học tập cho nông dân như sách, bút, do đó một bộ phận người dân tham dự các lợp tập huấn với ý thức học chưa cao và chưa đạt được những kết quả như mong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 68 - 88)