Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác khuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 28 - 31)

2.1.4.1. Yếu tố về phía hộ nông dân

Mặc dù Đảng, Chính phủ và Nhà nước đã nhận thức rõ được tầm quan trọng của hoạt động khuyến nông, song nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của khuyến nông vẫn còn hạn hẹp. Tùy vào tuổi tác, văn hóa, chuyên môn, kinh nghiệm, quan điểm và nguồn lực khác nhau mà mỗi cá nhân có một cách nhận thức khác nhau. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác

2.1.4.2. Yếu tố về phía cán bộ khuyến nông

CBKN là lực lượng nòng cốt, là những người trực tiếp chuyển giao TBKT tới bà con nông dân. Vì vậy, nếu CBKN có nhận thức về tiếp thu các TBKT mới, giống mới còn hạn chế, thiếu năng động thì việc chuyển giao TBKT, mở rộng diện tích sản xuất sẽ gặp khó khăn. CBKN có trình độ chuyên môn thấp, hạn chế về kỹ năng giao tiếp, khả năng truyền thụ và yếu về phương pháp khuyến nông sẽ

làm cho việc kết nối giữa nông dân với khuyến nông hạn chế.

Cán bộkhuyến nông là người kết nối các cơ quan và cộng đồng trong quá

trình chuyển giao kiến thức và công nghệ đến cộng đồng nông thôn. Các yếu tố

cá nhân có ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động khuyến nông bao gồm: động

cơ làm công tác khuyến nông; kỹ năng về thiết kế giảng dạy và truyền đạt; kỹ năng về sự hỗ trợ hoạt động; kỹ năng giảng dạy khuyến nông; kỹ năng hoạch định chương trình; kỹ năng thực hiện chương trình; kỹ năng đánh giá chương

trình; khả năng về công tác xã hội; khả năng về quan hệ đối ngoại; chuyên môn

của cán bộ khuyến nông;...(Phạm Bảo Dương, 2014).

2.1.4.3. Yếu tố về thể chế, cơ chế và chính sách

a. Chính sách của Đảng và Nhà nước

Khi Chính phủ ban hành một chính sách thì cần phải phù hợp với tâm tư, nguyện vọng cũng như đáp ứng được lợi ích cho người nông dân, khuyến khích họ tích cực tham gia sản xuất, ứng dụng những TBKT, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình cũng như toàn xã hội. Chính sách có hợp với lòng dân thì họ mới tích cực tham gia sản xuất.

Môi trường thể chế và chính sách của Nhà nước, của tỉnh và của huyện tạo ra hành lang pháp lý cho các hoạt động khuyến nông được triển khai trên địa bàn. Chính sách là công cụ điều tiết hữu hiệu nhằm hướng các hoạt động khuyến nông và các hoạt động khác có liên quan trong nông nghiệp, phục vụ các mục tiêu chiến lược phát triển nông nghiệp trong từng giai đoạn. Nhằm khuyến khích, thúc đẩy các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong nông nghiệp, Chính phủ có thể sử dụng một hệ thống các nhóm chính sách khác nhau như chính sách đất đai, chính sách đãi ngộ với cán bộ khuyến nông viên cơ sở, chính sách đầu tư cho nghiên cứu và chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, chính sách hỗ trợ cho các chương trình/dự án khuyến nông, chính

b. Sự quan tâm của chính quyền địa phương và các cơ quan, tổ chức trong và ngoài ngành

Sự quan tâm này được thể hiện thông qua công tác tuyên truyền, vận động, chỉ đạo, điều hành sản xuất để người nông dân nắm được các chủ trương, chính sách và lợi ích của việc tiếp thu TBKT. Đồng thời quan tâm, giúp đỡ người dân giải quyết những khó khăn trong sản xuất. Nếu sự quan tâm này được thể hiện đúng mức

thì người dân sẽdễ dàng tiếp xúc với TBKT hơn (Nguyễn Duy Hoan, 2013).

c. Vốn đầu tư cho khuyến nông

Vốn đầutư (Nguồn kinh phí) là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động

khuyến nông, bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội nói chung và các hoạt động kinh tế nói riêng để tiến hành các hoạt động thì đều cần phải có kinh phí. Để triển khai hoạt động khuyến nông thường được huy động từ 3 nguồn: Ngân sách Trung

ương, ngân sách địa phương và huy động từ các nguồn đầu tư khác. Nguồn kinh

phí từ ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương được cấp theo các chương

trình dự án khuyến nông; các hợp đồng dịch vụ khuyến nông lớn; tài trợ và đóng

góp từ các tổchức, cá nhân trong và ngoài nước...Ở Việt Nam, đây là 2 nguồn kinh

phí chủ đạo trong triển khai các hoạt động khuyến nông, nguồn kinh phí dồi dào thúc đẩy cho triển khai các hoạt động khuyến nông. Nguồn kinh phí được huy động từ các tổ chức khác: Tổ chức khuyến nông tự nguyện, doanh nghiệp, người dân được hưởng lợi từ các chương trình, dự án góp phần làm giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, thúc đẩy sự tham gia tích cực của các cá nhân và cộng đồng

và các hoạt động khuyến nông tại địa phương(Nguyễn Hữu Thọ, 2014).

2.1.4.4. Yếu tố về điều kiện tự nhiên

a. Đặc điểm tự nhiên

Mỗi một địa phương có điều kiện đất đai, nước, khí hậu, thời tiết, nhiệt độ

và phong tục, tập quán sản xuất khácnhau phù hợp với từng loài sinh vật. Nhiệm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vụ của khuyến nông là cần phải chọn ra giống cây trồng vật nuôi thích hợp để tăng cao năng suất, nâng cao thu nhập và hiệu quả kinh tế cho nông dân (Nguyễn Hữu Thọ, 2014).

b. Khí hậu, thời tiết

Đối tượng của nôngnghiệp là sinh vật, chịu sự tác động trực tiếp của biến

đổi thời tiết và khí hậu. Khi thời tiết, khí hậu thuận lợi thì sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển tốt. Ngược lại, khi khí hậu biến đổi khó lường sẽ làm cho năng suất

2.1.4.5. Yếu tố về xã hội

- Thị trường tiêu thụ nông sản: Một số loại nông sản tìm thị trường đầu ra là rất khó. Do đó, nhiệm vụ của công tác khuyến nông là cần chọn loại nông sản phù hợp với nhu cầu thị trường và tình hình sản xuất của địa phương để người dân có thể sản xuất tốt hơn

- Dịch vụ khuyến nông;

- Giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra: Giá cả các yếu tố đầu vào, đầu ra ảnh

hưởng đến quyết định có nên áp dụng mô hình kỹ thuật vào trong sản xuất không của người dân. Khi giá đầu vào thấp, đầu ra cao thì người dân tích cực đầu tư vào trong sản xuất của gia đình mình, ngược lại, khi giá đầu vào cao, đầu ra thấp thì người dân sẽ ngừng đầu tư. Điều này làm cho công tác khuyến nông khó có thể

được đẩy mạnh.

- Thông tin thị trường;

- Cơ sở hạ tầng của địa phương;

- Các tổ chức đoàn thể ở địa phương(Nguyễn Hữu Thọ, 2014).

2.1.4.6. Yếu tố về vốn và kỹ thuật

a. Khoa học kỹ thuật phát triển

Khoa học kỹ thuật không ngừng phát triển từng ngày, trong khi nhận thức của người dân còn hạn chế. Điều này đòi hỏi CBKN phải tích cực tuyên truyền cũng như phổ biến những TBKT mới cho người dân, để họ có thể cập nhật thông tin một cách chính xác nhất và áp dụng TBKT mới vào trong sản xuất của gia đình, nâng cao hiệu quả kinh tế.

b. Sự khan hiếm và chất lượng của nguồn giống

Chất lượng nguồn giống tốt đảm bảo đem lại chất lượng cao trong sản xuất. Tuy nhiên, một số loại giống cây trồng, vật nuôi lại phải nhập khẩu, do lượng sản

xuất trong nước còn thấp, giá giống cao, không ổn định nên gâykhó khăn cho công

tác cung ứng giống trong hoạt động khuyến nông (Nguyễn Duy Hoan, 2013).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 28 - 31)