Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 44 - 46)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Yên Thuỷ tỉnh Hoà Bình ở vùng Trung du phía Bắc Việt Nam, ở cực Đông nam của tỉnh Hoà Bình, cách thành phố Hoà Bình khoảng 85 km, thành

phố Ninh Bình đường quốc lộ 1A khoảng50km, cách thủ đô Hà Nội, sân bay quốc

tế nội bài khoảng 100 km, cách thành phố Sơn la tỉnh Sơn La khoảng 250 km…

Yên Thủytiếp giáp với các địa phương sau:

- Phía Bắc giáp huyện Kim Bôi (Hoà Bình)

- Phía Nam giáp huyện Nho Quan (Ninh Bình), huyện Thạch Thành (Thanh Hoá)

- Phía Đông giáp huyện Lạc Thuỷ (Hoà Bình)

- Phía Tây giáp huyện Lạc Sơn (Hoà Bình)

Huyện có thị trấn Hàng Trạm (huyện lị) và 12 xã: Bảo Hiệu, Đa Phúc, Đoàn Kết, Hữu Lợi, Lạc Hưng, Lạc Lương, Lạc Sỹ, Lạc Thịnh, Ngọc Lương, Phú Lai, Yên Lạc, Yên Trị.

Yên Thuỷ có sông Lạng bắt nguồn từ xã Bảo Hiệu, Hữu Lợi chảy về sông Nho Quan, có đường quốc lộ chạy cắt giữa huyện hướng tâm tại thị trấn huyện ly tạo thành hai trục giao thông liên kết giữa huyện với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh bạn. Huyện Yên thuỷ nằm ở vị trí cửa ngõ huyết mạch với quốc lộ 12B đi qua địa bàn huyện dài 22,0km dọc 5 xã, thị trấn (Lạc Thịnh, Yên Lạc, Phú Lai, Yên Trị, Ngọc Lương, thị trấn Hàng Trạm) nối vùng Tây bắc với quốc lộ 1A là nơi tiếp giáp

với 2 vùng kinh tế lớn,và đường Hồ Chí Minh con đường chiến lược Bắc - Nam đi

qua 4 xã, thị trấn dài 22,5 km bao gồm (Lạc Thịnh, Yên Lạc, Bảo Hiệu, Lạc Hưng, Thị trấn Hàng Trạm) đã nâng vị trí của Yên Thuỷ lên tầm chiến lược quan trọng về kinh tế cũng như quốc phòng tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông và vận chuyển

hàng hoá (Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, 2017).

3.1.1.2. Địa hình thổ nhưỡng

Yên Thuỷ là huyện duy nhất của tỉnh Hoà Bình tiếp giáp với vùng lãnh thổ:

hùng vĩ cho nên Yên Thuỷ có một địa hình thuận lợi: tiếp giáp với vùng kinh tế có dân số đông, lực lượng lao động, khoa học kỹ thuật, tài chính khả năng đầu tư lớn là những tiềm năng thuận lợi có thể khai thác phục vụphát triển kinh tế - xã hội. Yên

Thuỷ có vị trí quốc phòng rất quan trọng trong khu vực. Độ cao trung bình 24m so

với mặt nước nước biển. Chiều dài trung bình là 26.0km, chiều rộng trung bình là

12,0 km, phân thành 3 vùng sản xuất chuyên canh:

Vùng 1: Gồmcác xã Lạc Thịnh, Yên Lạc, Thị trấn là vùng trung tâm kinh tế, chính trị, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ của huyện.

Vùng 2: Gồm các xã Đa phúc, Hữu Lợi, Đoàn kết, Yên Trị, Phú Lai, Ngọc Lương đây là vùng có diện tích rừng và vùng đệm vườn quốc gia Cúc Phương, sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp, trồng rừng, là vùng có sản lượng lạc, ngô, mía cao nhất huyện.

Vùng 3: Gồm các xã: Lạc Hưng, Bảo Hiệu, Lạc Lương, Lạc Sỹ cách trung

tâm huyện trên 10 km, địa hình cao, dốc, kinh tế chủ yếu là sản xuấtlâm nghiệp,

trồng rừng và cây ăn quả. Hiện giờ đường Hồ Chí Minh đi qua hai xã Bảo Hiệu, và Lạc Hưng đã tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu hàng hoá (Phòng

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, 2017).

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết, khí hậu và thuỷ văn

Yên Thủymang nét đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 230C, cao nhất 280C, thấp nhất 170C, lạnh nhất từ tháng 11 đến

tháng 2 năm sau, mùa hè nóng và mưa nhiều, nóng nhất vào tháng 5, tháng 6.

Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 (do ảnh hưởng cơn bão số 5 năm 2007) do ảnh hưởng của áp thấp gây ra mưa to đến rất to ở các tỉnh Bắc Bộ

và Bắc Trung bộ. Trên địa bàn huyện Yên Thủy lượng mưa đo được ngày (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31/10/2012 lượng mưa tại huyện 221,4mm, vào mùa mưa do sự chia cắt của địa hình thành nhiều rải hẹp nên dễ gây lụt lội.

Độ ẩm: Trung bình từ 75-86%, tháng có độ ẩm cao nhất vào tháng 7-8

trong năm, độ ẩm này có khi lên tới 90%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 4

tháng 11 các tháng này chỉ đạt khoảng 65-70%.

Nhìn chung các yếu tố khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, lựơng mưa, độ ẩm của huyện thích hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển nhiều loại cây trồng có

giá trị kinh tế cao, chăn muôi phát triển, cho phép gieo trồng nhiều vụ trong một năm, là cơ sở thuận lợi để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá. Tuy nhiên vẫn có có những mặt không thuận lợi làm ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển nông nghiệp.

Do lượng mưa phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm đã gây hiện tượng hạn hán trong mùa khô (vụ đông xuân) và vụ hè thu. Hai vụ hạn này

làm nguồn nước ngầm và dòng Sông bôi xuống thấp ảnh hưởng đến sản xuất lúa

và hoa mầu. Nhưng lại bị úng lụt vào tháng 7 và tháng 8 làm thiệt hại từ 20- 30%

sản lượng cây lương thực, thậm chí có các xã vùng ven Sông bôi mất trắng diện tích lúa và hoa mầu, làm thiệt hại nhà cửa và chăn nuôi.

Nhiệt độ có năm xuống thấp kèm theo sương muối làm cho cây trồng bị

ảnh hưởng, chi phí sản xuất cao, năng xuất cây trồng thấp (Phòng Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn huyện Yên Thủy, 2017).

Đây là yếu tố bất lợi cho sản xuất cần được lưu ý để bố trí cây trồng và

phát triển cho hợp lý. Nhìn chung giải đất chuyển tiếp giữa vùng núi với đồng

bằng, có nét đặc trưng của vùng trung du miềm núi Bắc Bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên thủy, tỉnh hòa bình (Trang 44 - 46)