Kết quả khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp bằng phương thức điện tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 67)

chế; mục tiêu hướng tới tỷ lệ các doanh nghiệp NQD nộp thuế bằng phương thức điện tử và số tiền thuế nộp bằng phương thức điện tử phải đạt ở mức là 100% cho các năm

tiếp theo.Hiện tại tỷ lệ này đang đạt là 94,4% và 95% vào năm 2016.

Bảng 4.10. Kết quả khai thuế, nộp thuế của doanh nghiệp bằng phương thức điện tử phương thức điện tử STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tốc độ phát triển (%) 15/14 16/15

I Chỉ tiêu bằng số tuyệt đối

1 Số DN đang hoạt động DN 175 192 196 109,7 102,1

2 Số thuế đã thu nộp NS Trđ 14.562 21.500 25.645 147,6 119,3

3 Số DN kê khai điện tử DN 170 192 196 112,9 102,1

4 Số DN nộp thuế điện tử DN 3 154 185 5.133,3 120,1

5 Số tiền thuế nộp bằng điện tử Trđ 60 17.200 24.363 28.762,5 141,6 II Chỉ tiêu bằng số tương đối

6 Tỷ lệ DN khai điện tử (3/1) % 97,1 100,0 100,0 102,9 100,0 7 Tỷ lệ DN nộp thuế điện

tử (4/1) % 1,7 80,2 94,4 4.678,8 117,7

8 Tỷ lệ tiền thuế nộp điện

tử (5/2) % 0,4 80,0 95,0 19.480,9 118,7

4.2.2.2. Công tác quản lý nợ thuế

Tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp NQD trên địa bàn Thị xã Phú

Thọ, giai đoạn 2014 - 2016 được thể hiện ở Bảng 4.11. Nhìn vào bảng ta thấy

tình hình nợ thuế có xu hướng tăng qua các năm. Nếu như năm 2014, số NNT nợ

thuế là 45 thì năm 2015 là 56, năm 2016 là 64. Số nợ thuế cũng tăng dần qua các

năm từ 8.682 triệu đồng (năm 2015) lên 14.767 triệu đồng (năm 2016).

Bảng 4.11. Tình hình quản lý nợ thuế các doanh nghiệp NQD của Chi cục thuế TX Phú Thọ ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

I Tổng thu ngân sách nhà nước 68.192 89.519 135.885

II Tổng nợ thuế đến ngày 31/12 14.516 8.682 14.767 1 - Nợ chờ xử lý - 305,0 - 2 - Nợ khó thu 3.845 5.940,0 6.753,0 3 - Nợ có khả năng thu 10.671 2.437 8.014 + Nợ trong hạn 7.328 1.621 6.255 + Nợ quá hạn 3.343 816 1.759 III So sánh (%)

1 - Tổng nợ cuối năm so tổng thu NS 21,3 9,7 10,9

2 - Nợ chờ xử lý so tổng thu NS - 0,3 -

3 - Nợ khó thu so tổng thu NS 5,6 6,6 5,0

4

- Nợ có khả năng thu so tổng thu NS 15,6 2,7 5,9

+ Nợ trong hạn so tổng nợ thuế có khả

năng thu 68,7 66,5 78,1

+ Nợ quá hạn so tổng nợ thuế có khả

năng thu 31,3 33,5 21,9

Nguồn: Chi cục thuế TX Phú Thọ (2014-2016)

Đến 31/12/2016 tổng số nợ thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh

trên địa bàn Thị xã Phú Thọ là 14.767 triệu đồng, chiếm 10,87% so với tổng thu

NSNN tại địa bàn. Trong năm 2016, Chi cục Thuế đã phát hành 1.800 lượt gọi

Bảng 4.12. Các biện pháp đôn đốc thu nợ đã áp dụngđối với doanh nghiệp

NQD của Chi cục thuế TX Phú Thọ

ĐVT:Số lượt

STT Biện pháp thực hiện Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 1 Gọi điện nhắc nhở 460 480 1.800

2 Thông báo nợ thuế 435 448 1.656

3 Phong tỏa tài khoản 0 0 8

4 Thông báo hóa đơn không có giá trị sử dụng 0 5 11

5 Đề nghị thu hồi giấy đăng ký kinh doanh 0 0 0

6 Biện pháp khác 0 0 0

7 Cộng 895 933 3.475

Nguồn: Chi cục thuế TX Phú Thọ (2014-2016)

Nhận xét: Từ thực tế công tác quản lý nợ thuế như đã nêu ở trên cho thấy, tổng số nợ thuế có xu hướng tăng cả về số lượng NNT nợ và số tiền thuế nợ. Điều này chứng tỏ, công tác quản lý nợ thuế của Chi cục Thuế Thị xã Phú Thọ

chưa đáp ứng yêu cầu thu NSNN đặt ra, cần có các chính sách kịp thời để ngăn

chặn tình hình nợ thuế của NNT trong những năm tới.

4.2.2.3. Công tác quản lý thông tin người nộp thuế

Quản lý thông tin về người nộp thuế bao gồm việc quản lý các thông tin, tài liệu liên quan đến nghĩa vụ thuế của người nộp thuế; Thông tin về người nộp thuế là cơ sở để thực hiện quản lý thuế, đánh giá mức độ chấp hành pháp luật của người nộp thuế, ngăn ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật về thuế.

Việc quản lý thông tin người nộp thuế tại Chi cục Thuế Thị xã Phú Thọ giao cho các đội chức năng quản lý người nộp thuế. Đối với doanh nghiệp, thông tin người nộp thuế do Đội kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế xác minh và chịu trách

nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin; Thông tin NNT là hộ, cá nhân

kinh doanh do đội thuế liên xã, phường phụ trách xác minh, kiểm soát và chịu trách nhiệm về tính trung thực của thông tin. Việc bảo mật thông tin về NNT được thực hiện theo quy định của pháp luật và chỉ công khai khi NNT vi phạm pháp luật về thuế như: Trốn thuế, gian lận thuế, chây ỳ không nộp tiền thuế đúng thời hạn; Vi phạm pháp luật về thuế làm ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ nộp thuế của tổ chức, cá nhân khác; Không thực hiện các yêu cầu của cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật.

4.2.2.4. Công tác kiểm tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế

Công tác kiểm tra thuế nhằm chống thất thu thuế là một trong những chức năng quan trọng và là nhiệm vụ trọng tâm được Chi cục thuế chú trọng, với nhiều

giải pháp triển khai cụ thể, hiệu quả, góp phần vào việc hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ thu ngân sách hàng năm.

Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với các hành vi vi phạm các thủ tục

về thuế như: Vi phạm về chậm nộp hồ sơ khai thuế, không nộp thông báo phát

hóa đơn, chậm nộp tiến thuế; khai sai làm giảm số thuế phải nộp; hành vi trốn thuế, gian lận tiền thuế. Các hành vi trên được phát hiện qua công tác kiểm tra hoặc công tác quản lý hóa đơn ấn chỉ, quản lý hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Đối với các vi phạm trên Chi cục Thuế thực hiện xử lý theo quy định của Pháp luật hiện hành.

- Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra

Kế hoạch Kiểm tra hàng năm do Chi cục thuế xây dựng ngay từ cuối năm trước và báo cáo về Cục thuế phê duyệt. Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra hiện nay đã có sự thay đổi căn bản: từ việc xây dựng kế hoạch một cách đơn giản, hệ thống chỉ tiêu sơ sài, thiếu đánh giá nguồn nhân lực và theo cơ chế chuyên quản khép kín trước đây đã tiến đến một phương pháp xây dựng kế hoạch

kiểm tra khoahọc, dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ rủi ro, mức độ

tuân thủ pháp luật của NNT.

Dựa trên nguồn dữ liệu hiện tại sử dụng để phân tích rủi do, bằng kinh nghiệm của cán bộ kiểm tra, tham khảo kinh nghiệm về các hành vi vi phạm của

NNT được phát hiện qua kiểm tra; bộ phận lập kế hoạch kiểm tra của Chi cục đã

xây dựng thêm các tiêu chí động (kết hợp với 21 tiêu chí tĩnh theo quy định của Tổng cục thuế) để phân tích rủi ro NNT phục vụ công tác lập kế hoạch kiểm tra. Căn cứ Hệ thống tiêu chí xác định rủi ro về thuế, thang điểm từng tiêu chí để tổng hợp kết quả đánh giá rủi ro và xếp loại rủi ro từ cao xuống thấp đồng thời căn cứ vào nguồn nhân lực hiện có nhằm lựa chọn đối tượng để kiểm tra thuế. Nhìn chung, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra của Chi cục thuế Thị xã Phú Thọ đảm bảo đúng quy định, quy trình và chất lượng được nâng lên.

- Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế: Cán bộ thực hiện phân tích hồ sơ khai

thuế, báo cáo tài chính lưu tại cơ quan thuế và nắm bắt thông tin vềdoanh nghiệp

tích rủi ro và định hướng được công việc phải thực hiện khi tiến hành kiểm tra, thanh tra thực tế tại cơ sở của NNT.

- Kiểm tra, thanh tra thuế tại trụ sở NNT: Thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở NNT trên cơ sở thu thập và phân tích thông tin, lựa chọn các đơn vị có dấu hiệu gian lận thuế để xây dựng kế hoạch và tiến hành kiểm tra, vừa không gây phiền hà cho các doanh nghiệp, vừa tránh lãng phí nguồn lực của cơ quan thuế. Với phương pháp này, từ năm 2014 đến năm 2016 số thuế truy thu đều tăng, năm sau cao hơn năm trước. - Kết quả kiểm tra thuế: Được thể hiện qua bảng 4.13.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 63 - 67)