Kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 98 - 100)

5.2.1.1. Hoàn thiện về chính sách thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, trực tiếp điều tiết

thu nhập từ kết quả hoạt động SXKD của nền kinh tế nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, công tác thuế của nước ta hiện nay còn một số tồn tại, hạn chế. Chính sách thuế TNDN vẫn còn phức tạp, lồng ghép nhiều chính sách xã hội, nhiều mức miễn, giảm thuế làm hạn chế tính trung lập của thuế. Chính sách chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế. Cơ chế quản lý thuế cũng chưa qui định đầy đủ, rõ ràng về nghĩa vụ, trách nhiệm pháp luật và quyền lợi của NNT, cơ quan thuế và tổ chức, cá nhân có liên quan. Vì vậy, để nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phát triển bền vững thì chính sách thuế cần phải sửa đổi để giản nghĩa vụ thuế, tăng tích tụ vốn, khuyến khích đầu tư mở rộng và đầu tư theo chiều sâu, thống nhất nghĩa vụ thuế giữa DN trong nước với các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

5.2.1.2. Tạo môi trường pháp lý cho hoạt động của các doanh nghiệp NQD

Môi trường pháp lý vẫn đang là vấn đề bức xúc đối với cácdoanh nghiệp

NQD. Đối với lĩnh vực Thuế, quá trình nộp thuế đã đơn giản được các thủ tục nhưng cần được đơn giản hơn nữa để giảm bớt khó khăn phức tạp cho doanh

nghiệp. Nhà nước vẫn chưa thực sự đặt niềm tin trọn vẹn vào doanh nghiệp

NQD, sợ các doanh nghiệp trốn, lậu thuế nên mặc dù đã bãi bỏ mức khống chế

đối với chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại ... (kể từ ngày 01/01/2015)nhưng

một số khoản chi phí khác vẫn bị khống chế rất chặt chẽ, ví dụ: khống chế chi phí nghỉ mát, phúc lợi cho nhân viên, chi phí mua xe ô tô phục vụ kinh doanh (trừ các ngành vận tải hàng khách, khách sạn, du lịch), chi trang phục cho nhân viên

bằng tiền .... Việc đưa ra mức khống chế là chưa thực sự hợp lý nên bỏ khống

chế hoặc là qui định cụ thể mức độ khống chế cho từng loại hình kinh doanh.

Mặc dù chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới cơ chế, chính sách theo hướng thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp, nhưng việc thực thi

chính sách còn yếu kém. VD: theo quy định thì từ lúc doanh nghiệp nộp đủ hồ

sơ xin được hoàn thuế thì cơ quan thuế phải giải quyết trong thời hạn: không quá

06 ngày làm việc đối với trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau; không quá 40

ngày đối với trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế. Tuy nhiên, khi cơ quan thuế

chuyển quyết định hoàn thuế sang Kho bạc, nhiều trường hợp do chưa bố trí

được nguồn tiền từ quỹ hoàn thuế nên một số doanh nghiệp phải chờ tiếp từ 01

đến 03 tháng mớinhận được tiền hoàn thuế.

Thời gian hoàn thuế kéo dài làm cho doanh nghiệp không thể tận dụng nguồn tài chính của mình phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chính sách thuế không ổn định do thường xuyên sửa đổi bổ sung; việc

hướng dẫn thực hiện chưa thực sự chi tiết, trong khi thực tiễn lại có nhiều hoạt động phát sinh dẫn đến cách hiểu, cách thực hiện khác nhau, thiếu đồng bộ nên doanh

nghiệp dễ bị thiệt thòi (như trường hợp phân biệt sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên

khoáng sản đã chế biến thành sản phẩm khác để được hưởng thuế suất thuế GTGT

là 0% hay là sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế GTGTlà rất phức tạp).

Vì vậy, đề nghị Chính phủ tạo một môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp như:

- Chính sách thuế phải đảm bảo tính ổn định trong một thời kỳ nhất định.

Thực hiện hỗ trợ một cách gián tiếp bằng cách tổ chức các khóa học đào tạo cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ của cán bộ quản lý.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp bằng cách giảm dần và đi

đến xoá bỏ các thủ tục rườm rà phức tạp không cần thiết. Các quy định trong quản lý cần rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu.

- Tổ chức định kỳ các cuộc đối thoại với doanh nghiệp, qua từng chủ đề của cuộc đối thoại để tìm hiểu, phát hiện và tháo gỡ các vướng mắc và điều chỉnh chính sách kịp thời nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp. - Có chính sách ưu tiên cho doanh nghiệp NQD được tiếp cận nguồn vốn

vay ưu đãi.

- Chỉ đạo các Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác phối hợp cơ quan thuế trong việc kiểm soát dòng tiền lưu thông trong hệ thống ngân hàng, thông báo kịp thời cho cơ quan thuế những thông tin phục vụ cho việc quản lý thuế có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 98 - 100)