ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ DOANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 97)

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ THUẾ DOANH

NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANHTẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ PHÚ THỌ 4.4.1. Quan điểm định hướng đối với công tác quản lý thuế doanh nghiệp NQD tại Chi cục thuế Thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ

4.4.1.1. Quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh theo hướng hợp tác, minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới

Hợp tác, minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới, đây là phương châm chung của toàn ngành thuế Việt Nam nói chung và phương châm của Chi cục Thuế Thị xã Phú Thọ nói riêng.

Hợp tác: Giữa Chi cục Thuế và doanh nghiệp có sự liên kết theo hướng

tích cực, tự nguyện, hòa hợp với nhau trong công tác quản lý. Chi cục thuế tạo

điều kiện về tuyên truyền, hộ trợ chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính thuế để doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định, giảm chi phí về thủ tục hành chính thuế, doanh nghiệp hợp tác với Chi cục Thuế trong công tác hạch toán kế

toán và kê khai thuế trung thực, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn và chấp hành việc

kiểm tra, đôn đốc của cơ quan thuế.

Minh bạch: Chi cục thuế thực hiện quản lý thuế rõ ràng, công khai thủ tục hành chính thuế, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

Chuyên nghiệp: Cán bộ công chức Chi cục thuế không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức, học hỏi nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức, kỹ năng thành thạo; luôn tận tâm trong công việc và thân thiện với doanh nghiệp.

Liêm chính: Toàn thể cán bộ, công chức Chi cục thuế thực hiện luôn tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức nghề nghiệp, trung thực, đáng tin cậy.

mang lại giá trị tốt nhất cho mọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân.

4.4.1.2. Quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh đảm bảo dự toán thu NSNN, làm tốt công tác kê khai, quản lý nợ thuế, thanh tra, kiểm tra

- Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn Thị

xã Phú Thọ giai đoạn 2015 - 2020.

-Về công tác tham mưu, chỉ đạo, điều hành thu: Tranh thủ sự quan tâm chỉ

đạo trực tiếp của Thị uỷ, Hội đồng nhân dân, UBND Thị xã và Cục Thuế Phú Thọ. Các phòng ban chuyên môn của Cục, của thị xã, chính quyền các xã, phường; Chủ động rà soát, đánh giá phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tham mưu với HĐND, UBND thị xã xây dựng kế hoạch khai thác nguồn thu phù hợp và hiệu quả.

- Về công tác quản lý kê khai: Phấn đấu 100% các doanh nghiệp hoạt

động trên địa bàn đều thực hiện đăng ký thuế, kê khai thuế. Số doanh nghiệp kê khai đảm bảo đúng quy định đạt từ 98% trở lên.

- Quản lý tốt công tác nợ thuế: Chi cục cần xây dựng kế hoạch, đề ra biện

pháp quản lý và thu nợ có hiệu quả, nghiêm túc thực hiện các Đề án chống thất thu thuế trên địa bàn. Tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế. Nhằm hạn chế nợ mới phát sinh lớn, phấn đấu tổng số nợ thuế đến 31/12 hàng năm không vượt quá 5% so với số thực thu ngân sách năm.

Thực hiện các chính sách điều tiết vĩ mô của Chính phủ về những giải

pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

Nghiêm túc triển khai thực hiện Luật số 21/2012/QH13 sửa đổi bổ sung

một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật số 31/2013/QH13 Luật sửa đổi bổ sung

một số điều của Luật thuế GTGT;

- Thực hiện tốt chương trình phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết

kiệm, chống lãng phí trong cơ quan Thuế và chương trình công tác của Ngành. Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật của ngành, nghiêm túc thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Hàng năm nghiêm

túc kiểm điểm, phê và tự phê theo tinh thần Nghị Quyết trung ương 4.

- Vềcông tác tuyên truyền, hỗ trợ: Tăng cường công tác tuyên truyền trên

- Về công tác thanh tra, kiểm tra: Công tác kiểm tra đảm bảo 100% kế hoạch Cục giao, phấn đấu kiểm tra đạt tỷ lệ 20% trên số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn.

4.4.1.3. Quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh gắn với đơn giản thủ tục hành chính, hiện đại hóa công nghệ thông tin, làm tốt công tác tổ chức cán bộ, công chức

- Về thủ tục hành chính thuế: Tiếp tục thực hiện Đề án 30 về đơn giản hoá

các thủ tục hành chính thuế, tập trung vào thủ tục đăng ký thuế và thủ tục kê khai, nộp thuế, gắn với việc rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính.

Tiếp tục triển khai mở rộng dự án kê khai thuế qua mạng và nộp thuế qua

các ngân hàng thương mại.

Tổ chức thực hiệnđề án tập trung thu NSNN qua việc ứngdụng và kết nối

thông tin giữa 04 ngành: Thuế - Kho Bạc - Hải Quan - Tài chính.

-Về hiện đại hóa công nghệ thông tin: Triển khai mở rộng các đề án, dự

án quản lý thuế hiện đại, kê khai thuế qua mạng Internet và nộp thuế bằng

phương thức điện tử.

Nghiêm túc thực hiện đề án chiến lược phát triển ngành thuế giai đoạn 2016- 2020 thuộc thẩm quyền của Chi cục thuế theo đúng kế hoạch của Tổng

cục thuế, đặc biệt làchương trình ISO 9001: 2008.

-Về công tác tổ chức, cán bộ: Tiếp tục đổi mới, kiện toàn bộ máy tổ chức

giảm bớt khâu trung gian, sắp xếp đúng người đúng việc đảm bảo bộ máy hoạt động phù hợp tình hình đơn vị và đảm bảo có hiệu quả.

-Về công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ: Tăng cường công tác đào tạo

bồi dưỡng cán bộ, hàng tháng, hàng năm có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể dưới nhiều hình thức đào tạo.

4.4.2. Một số giải pháp quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanhtrên địa bàn Thị xã Phú Thọ

4.4.2.1. Giải pháp về quản lý công tác đăng ký, kê khai thuế, ấn định thuế, thu nộp thuế

Thường xuyên rà soát, thống kê, đối chiếu giữa số liệu quản lý thuế với số liệu cấp mới giấy chứng nhận ĐKKD do phòng Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cung cấp; hướng dẫn các doanh nghiệp mới chưa

đăng ký thuế thực hiện ngay việc đăng ký MST theo đúng quy định.

Tích cực hướng dẫn, hỗ trợ việc kê khai thuế của NNT, đảm bảo 100% NTT

đang hoạt động nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn; không xảy ra trường hợp nộp hồ sơ

khai thuếchậm hoặc xảy ra các trường hợp hồ sơ sai lỗi. Áp dụng các biện pháp đôn

đốc nộp hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh bằng các hình thức như thông qua điện thoại, tin nhắn, email (nếu có) sẽ giúp cho việc đôn đốc được kịp thời hơn, khắc phục hạn chế của hình thức thông báo bằng giấy truyền thống.

Xử phạt nghiêm 100% các trường hợp không nộp hoặc nộp chậm hồ sơ khai thuế nhằm nâng cao ý thức tự giác tuân thủ pháp luật thuế về kê khai thuế của NNT.

Nâng cao chất lượng kiểm tra hồ sơ khai thuế của các doanh nghiệp hàng tháng, quý, năm tại trụ sở cơ quan thuế, đảm bảo 100% hồ sơ khai thuế phải được kiểm tra, phân tích ban đầu tại cơ quan thuế, phát hiện kịp thời các dấu hiệu sai phạm của NNT để yêu cầu điều chỉnh, bổ sung, giải trình, ấn định thuế hoặc đề xuất kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp theo quy định.

Đầy mạnh công tác tuyên truyền, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp áp dụng hình thức khai thuế qua mạng Internet và nộp thuế bằng phương thức điện tử. Phấn đấu đến năm 2020, 100% các doanh nghiệp áp dụng kê khai thuế qua mạng Internet và nộp thuế bằng phương thức điện tử đạt 100% trên cả 03 tiêu chí (số doanh nghiệp, số chứng từ nộp thuế, số tiền thuế nộp bằng phương thức điện tử).

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng thông tin đảm bảo lưu giữ đầy đủ các thông tin

về NNT, thực hiện cấp MST, kê khai thuế, hỗ trợ NNT và kết nối thông tin với các cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý thu thuế.

Hệ thống thông tin về các đối tượng nộp thuế gồm: Thông tin đặc điểm, quy mô, tổ chức và cơ cấu doanh nghiệp, kết quả sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, hạch toán kế toán, tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế, thông tin vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật thuế nói riêng, các thông tin kinh tế khác có liên quan đến NNT.

Mở rộng và nâng cao chất lượng hình thức thu thuế qua ngân hàng thương mại nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NNT nộp tiền vào NSNN được nhanh chóng, thuận tiện.

* Xây dựng kế hoạch và chiến lược quản lý thu thuế trên địa bàn Chi cục thuế trước hết cần đề ra một kế hoạch quản lý thuế toàn diện. Các bước xây dựng kế hoạch quản lý thuế gồm 7 bước:

Sơ đồ 4.2.Các bước xây dựng kế hoạch quản lý thuế Bước 1: Khởi động

Khởi động thực chất là bước thực hiện khâu tổ chức và lên kế hoạch cho

công tác lập kế hoạchthu ngân sách của Chicục. Mục tiêu chính của bước này là chuẩn bị các điều kiện cho công tác lập kế hoạch chiến lược. Nội dung chính của bước khởi động bao gồm: Thành lập nhóm kế hoạch chủ chốt và các thành phần tham gia trong lập kế hoạch, trong đó bao gồm cả việc xây dựng cơ chế hoạt động và chức năng của các bên tham gia trong quy trình lập kế hoạch thu NSNN. Kế tiếp là phác thảo một quy trình lập kế hoạch. Bao gồm việc làm rõ phạm vi, quy trình, mục tiêu và những kết quả mong đợi của lập kế hoạch. (Thực tế kết

toán thu NSNN cả về pháp lệnh và phấn đấu).

Bước 2: Phân tích tiềm năng và thực trạng phát triển kinh tế xã hội của

địa phương.

Mục tiêu chính của bước này là nhận dạng được tình hình thực tế của địa phương và xác định địa phương đang đứng ở đâu trong quá trình phát triển. Trên

cơ sở đó dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của DN, dự báo khả năng đóng

góp vào NSNN của DN trên địa bàn.

Yêu cầu đặt ra cho bước này là phải có sự đánh giá hiện trạng một cách đúng đắn và toàn diện, có so sánh với quá khứ và với tình hình chung của cả nước trong bối cảnh hội nhập. Để đạt được yêu cầu trên, những nội dung sau đây cần được thực hiện: Phân tích tiềm năng của địa phương; đánh giá thực trạng

phát triển KTXH; phân tích các nhân tố tác động đến phát triển KTXH của địa

phương; cuối cùng là mô tả bức tranh toàn cảnh của địa phương ở điểm khởi đầu của kế hoạch.

Bước 3:Xác định tầm nhìn.

Xác định tầm nhìn là phác họa viễn cảnh tương lai mà đơn vị muốn đạt được. Tầm nhìn không phải là mục tiêu mà là ý tưởng mục tiêu của đơn vị, là trạng thái có thể đạt được trong điều kiện thuận lợi nhất. Tầm nhìn hướng về tương lai để biến hiện tại giống viễn cảnh mong đợi. Xác định tầm nhìn chính là định dạng tương lai phát triển mà công tác quản lý thuế có thể thực hiện được. Cần phân biệt giữa tầm nhìn với mục tiêu hay nhiệm vụ của kế hoạch. Tầm nhìn là ý tưởng chung là viễn cảnh mà đơn vị có thể đạt được nhưng không nhất thiết phải đạt được nếu như thực tế những điều kiện thực hiện không diễn ra như mong muốn.

Xác định tầm nhìn là cơ sở cho xác định hướng đi đúng cho quá trình thực hiện kế hoạch thu ngân sách của Chi cục thuế. Xác định tầm nhìn đúng sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ cũng như các quyết định kế hoạch một cách chính xác hơn; nó còn hỗ trợ việc liên kết hoạt động của con người

theo một hướng thống nhất, là cơ sở liên kết các ý tưởng của người lao động vào

một khung giá trị.

Bước 4:Xác định mục tiêu và chỉ tiêu

Mục tiêu là đặt định hướng đi cho công tác quản lý thuế của Chi cục thuế và xác định đích mà đơn vị có thể đạt tới trong thời kỳ nhất định;

Các mục tiêu thường được phân loại theo thời gian thực hiện hoặc định ra các điểm mốc thực hiện trong lộ trình đi của đơn vị: đó là các kế hoạch tháng, quý, năm.

Bước 5:Xác định phương án kế hoạch chiến lược thu ngân sách

Để trả lời câu hỏi chúng ta muốn đi đến đâu là phải có được một phương án kế hoạch thu ngân sách và cũng là khâu mở đầu cho việc trả lời câu hỏi: làm

thế nào để đến hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao. Phương án chiến

lược là thể hiện một cách đi, thông qua những hành động cụ thể để thực hiện đến các mục tiêu và chi tiêu kế hoạch đặt ra. Phương án chiến lược phải thể hiện cách thức đạt được các mục tiêu ưu tiên, nội dung cụ thể của các hành động

trong chuỗi hànhđộngcủa phương án,những kết quảkỳ vọng sẽđạtđược từ

những hành động.

Bước 6:Lập kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện

Sau khi có kế hoạch chiến lược, lập kế hoạch hành động mô tả tỉ mỉ các nhiệm vụ và hành động cụ thể, các bước thực hiện kế hoạch chiến lược, yêu cầu

và những cam kết về nguồn lực và công tác tổ chức thực hiện từng bước: những

việc cần làm, thứ tự thực hiện, thời gian làm, các bên tham gia trực tiếp, nguồn lực cần có và các đơn vị bảo đảm.

Sau khi đã mô tả chi tiết các hành động chiến lược cần thực hiện, cần tiếp tục lập kế hoạch cho công tác tổ chức thực hiện. Đây chính là việc tổ chức các hệ thống, các đơn vị, cá nhân và phối hợp hoạt động của những bên, những bộ phận trong hệ thống tổ chức có liên quan với nhau, thông qua những cơ chế, thể chế và cách thức tiến hành cụ thể nhằm tiến đến mục tiêu một cách có hiệu quả nhất.

Bước 7: Theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch

Theo dõi là việc thu thập có hệ thống các dữ liệu về những chỉ số nhất định để cung cấp thông tin cho lãnh đạo chi cục và các đơn vị liên quan về tiến độ thực hiện các mục tiêu đề ra.

Đánh giá là việc nhận định một cách có hệ thống về một kế hoạch chiến lược đang được thực hiện hoặc đã thực hiện xong. Đánh giá nhằm xem xét tính thích hợp của các mục tiêu đề ra, hiệu quả hoạt động, tính hữu hiệu, tác động và tính bền vững. Đánh giá cũng nhằm thẩm định việc hoàn thành mục tiêu. Đánh

giá nhằm cung cấp thông tin quan trọng để làm cơ sở rút kinh nghiệm cho xây

hiệu quả cao nhất.

4.4.2.2. Giải pháp về quản lý hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế

Công khai các thủ tục, hồ sơ về hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế tương ứng với từng trường hợp cụ thể để các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nắm rõ và thực hiện đúng quy định.

Công khai về điều kiện, nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế TNDN để doanh nghiệp nắm được và tự xác định số thuế được miễn, giảm trong hồ sơ khai thuế gửi cơ quan thuế.

Đối với công tác hoàn thuế, Chi cục Thuế cần đẩy mạnh công tác tuyên

truyền, hỗ trợ để các doanh nghiệp hiểu về điều kiện và thủ tục hoàn thuế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 80 - 97)