Kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước về quản lý thuế doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 39)

ngoài quốc doanh

2.2.2.1. Kinh nghiệm của Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh

Theo báo cáo của Cục thuế TP Hồ Chí Minh, năm 2016 tổng thu tính cân đối trên địa bàn đạt 103,64% so với dự toán pháp lệnh và tăng 11,46% so với cùng kỳ, trong đó: Thu nội địa tính cân đối (trừ dầu thô) đạt 106,35% dự toán pháp lệnh và tăng 18,72% so với cùng kỳ. Riêng thu từ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đạt 102,23% so với dự toán pháp lệnh và tăng 17,24% so với năm 2015. Để đạt được kết quả trên, Cục thuế đã áp dụng đồng bộ các biện pháp quản lý thuế như sau:

- Tập trung thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế, nâng cao chất

lượng công tác tuyên truyền, giải quyết thủ tục hành chính thuế đảm bảo công

việc được nhanh chóng thuận lợi hơn; hướng dẫn trả lời qua điện thoại, trả lời trực tiếp, trả lời bằng văn bản, trả lời qua đối thoại doanh nghiệp. Vào đầu các

năm đều tổ chức “Tuần lễ hỗ trợ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kê khai

quyết toán thuế", qua đó Cục thuế đã hướng dẫn giải quyết kịp thời các vướng

mắc của doanh nghiệp góp phần vào việc kê khai nộp thuế được tốt hơn và đã

nhận được sự đánh giá hài lòng của các doanh nghiệp.

Phối hợp với Ban khoa giáo Đài truyền hình thành phố thực hiện chuyên

mục “Phổ biến kiến thức thuế”; tham mưu với Uỷ ban nhân dân cấp huyện và

phối hợp Trung tâm xúc tiến thương mại - Đầu tư thành phố tổ chức đối thoại với

biến chính sách thuế; phối hợp với Sở Ban ngành và các doanh nghiệp trên địa bàn trong việc truyên truyền đảm bảo thông tin kịp thời cho người nộp thuế các

quy định của pháp luật về thuế được sửa đổi, bổ sung và ban hành...

- Cục Thuế thường xuyên rà soát thông tin doanh nghiệp, mã số thuế để

có biện pháp quản lý chính xác người nộp thuế. Phối hợp tốt với các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu để xác định chính xác số đơn vị đang hoạt động, ngừng, nghỉ kinh doanh, bỏ trốn, mất tích. Cập nhật số lượng tờ khai phải nộp vào dữ liệu của cơ quan thuế kịp thời, thông báo, nhắc nhở người nộp thuế nộp tờ khai thuế đúng quy định. Thực hiện triển khai các phần mềm ứng dụng hỗ trợ quản lý thuế, cập nhật báo cáo tiến độ xử lý dữ liệu tờ khai thuế trên hệ thống quản lý thuế (TMS) và trang Thông tin điện tử của Cục Thuế;

- Tăng cường thanh tra - Kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế; đặc biệt

tập trung các chuyên đề và phân tích các hồ sơ có dấu hiệu rủi ro lớn; các tập

đoàn, tổng công ty có doanh thu và số nộp ngân sách nhà nước lớn; tăng cường

kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực có số thu lớn,

tiềm ẩn rủi ro về trốn thuế, gian lận thuế cao như: các doanh nghiệp bán hàng đa

cấp, doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, dược phẩm, doanh nghiệp có hoàn thuế; các doanh nghiệp có hoạt động liên kết, doanh nghiệp lỗ có dấu hiệu chuyển giá; doanh nghiệp có giao dịch đáng ngờ; doanh nghiệp có rủi ro cao về in, phát hành, mua bán và sử dụng hóa đơn bất hợp pháp; doanh nghiệp nhiều năm chưa thanh

tra, kiểm tra; doanh nghiệp có ưu đãi miễn, giảm thuế… Số hồ sơ đã thanh tra:

1.481 hồ sơ, đạt 100,34% kế hoạch do Tổng cục Thuế và bằng 93% so với cùng kỳ năm 2015. Số thuế truy thu và phạt 939 tỷ đồng; số giảm khấu trừ 166 tỷ đồng; giảm lỗ 5.080 tỷ đồng. Số nộp ngân sách nhà nước 757 tỷ đồng, đạt 80,61% trên tổng số truy thu và phạt phải nộp ngân sách.

- Xây dựng kế hoạch và tăng cường biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng

chế nợ thuế theo quy định. Phân tích cụ thể từng khoản nợ để áp dụng các biện pháp thu nợ thích hợp, hiệu quả, hạn chế nợ mới phát sinh, giảm dần nợ khó thu. Thực hiện đôn đốc thu nợ đúng theo quy trình. Rà soát, đối chiếu các khoản nợ chờ xử lý, chờ điều chỉnh, ban hành 100% thông báo tiền thuế nợ và tiền chậm nộp. Phối hợp tốt với các đơn vị ngoài ngành trong công tác quản lý và cưỡng chế thu nợ. Tính đến thời điểm 31/12/2016, Cục Thuế đã thu được 10.821 tỷ đồng, trong đó: bằng biện pháp quản lý nợ là 6.422 tỷ đồng, bằng biện pháp cưỡng chế nợ thuế là 4.399 tỷ đồng.

- Đẩy mạnh triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Tính đến ngày 31/12/2016,

số lượng doanh nghiệp đã đăng ký dịch vụ Nộp thuế điện tử tại cổng thông tin của

Tổng cục Thuế đạt tỷ lệ 99,37% số doanh nghiệp đang hoạt động; Số lượng doanh nghiệp đã hoàn thành đăng ký dịch vụ Nộp thuế điện tử tại Ngân hàng thương mại đạt tỷ lệ 94,36% số doanh nghiệp đang hoạt động; Số lượng doanh nghiệp đã thực hiện nộp thuế đạt tỷ lệ 76,49% trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động

(Báo cáo tổng kết công tác thuế 2016 – Cục thuế TP Hồ Chí Minh). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.2.2. Kinh nghiệm của Cục thuế tỉnh Điện Biên

Theo Báo cáo của Cục Thuế Điện Biên, năm 2014 Cục thuế tỉnh Điện

Biên được Bộ Tài chính; HĐND - UBND tỉnh giao thu là 579 tỷ đồng tiền thuế,

phí, lệ phí trong đó bao gồm thu từ xổ số kiến thiết là 9 tỷ đồng. Kết quả thu Ngân sách tính đến 31/12/2014 toàn ngành thu được 665 tỷ 740 triệu đồng đạt

115% dự toán HĐND - UBND tỉnh giao, bằng 118,9% so với cùng kỳ.

Trong 14 khoản thu sắc thuế chủ yếu phát sinh, có 10/14 khoản thu đạt dự toán giao và có 9/14 khoản thu tăng so với cùng kỳ, còn 4/14 khoản thu sắc thuế đạt thấp so với kế hoạch và cùng kỳ năm trước như: Thu từ doanh nghiệp Nhà nước địa phương; thu từ khu vực đầu tư nước ngoài; Thuế Bảo vệ môi trường và Lệ phí trước bạ. Có 11/12 đơn vị hoàn thành và vượt dự toán thu ngân sách Nhà

nước năm2014, trong đó có 10/12 đơn vị thực hiện vượt dự toán trên 8%; 10/12

đơn vị thực hiện tăng so với cùng kỳ năm 2013.

Để đạt được kết quả trên là do sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ của cấp ủy,

chính quyền địa phương, sự phối hợp có hiệu quả của các ban, ngành liên quan,

cục thuế Điện Biên đã tập trung lãnh đạo, triển khai các biện pháp quản lý thu thuế một cách đồng bộ ngay từ những tháng đầu năm. Phối hợp với các cấp các ngành, quản lý tốt nguồn thu và tổ chức thu dứt điểm số thuế phát sinh, số thuế còn nợ đọng về lĩnh vực thuế ngoài quốc doanh. Hướng dẫn các chi cục cải tiến công tác quản lý, thu các khoản phí, các khoản thu khác để tăng thu ngân sách. Trong năm 2014, Cục thuế tập trung triển khai chuẩn hóa thông tin dữ liệu phục vụ chuyển đổi hệ thống quản lý thuế tập trung; mở rộng khai thuế qua mạng và triển khai tuyên truyền việc nộp thuế điện tử cho các Tổ chức, cá nhân Người nộp thuế trên địa bàn toàn tỉnh, đến31/12/2014 đạt trên 80% số doanh nghiệp khai thuế qua mạng, bên cạnh đó ngành thuế Điện Biên còn thực hiện tích cực việc cải cách thủ tục hành chính và rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính thuế cho Người nộp thuế theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và

Tổng Cục thuế; công khai thông tin 100% hộ khoán của các xã, phường, thị trấn trên trang Website Cục thuế Điện Biên; thường xuyên tuyên truyền, phổ biến và triển khai ngay các chính sách thuế mới sửa đổi, bổ sung đến cán bộ công chức thuế, đến các Tổ chức, cá nhân Người nộp thuế trên địa bàn toàn tỉnh, đồng thời động viên, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế với Ngân sách Nhà nước của người nộp thuế được Cục thuế thực hiện theo đúng quy định của Luật Quản lý thuế và các quy trình thanh tra, kiểm tra. Theo đó, công tác thanh tra, kiểm tra được thực hiện trên cơ sở phân tích, phân loại rủi ro,để thanh tra, kiểm tra có hiệu quả, ngành thuế cũng luôn quan tâm chú

trọng thực hiện nghiêm túc quy trình quản lý nợ của TổngCục thuế, như các biện

pháp thông báo nợ thuế, ra quyết định cưỡng chế,... (Nguyễn Tuấn Anh, 2014).

2.2.2.3. Kinh nghiệm Chi cục thuế quận Ba Đình – Hà Nội:

Chi cục thuế quận Ba Đình đã chủđộng phân công triển khai kiểm tra theo

chuyên đề kiểm tra đến từng Đội kiểm tra thuế, trong đó tập trung vào các doanh

nghiệp ngoài quốc doanh với 05 chuyên đề chủ yếu: Chuyên đề nhà hàng, khách

sạn, du lịch; Chuyên đề các đơn vị có số thu nộp NSNN lớn; Chuyên đề kinh

doanh dược phẩm, y tế; Chuyên đề các đơn vị có rủi ro cao về thuế; Chuyên đề

các đơn vị không phát sinh doanh thu. Các đơn vị được giao đầu mối có trách

nhiệm giám sát, đôn đốc việc thực hiện kiểm tra theo chuyên đề hàng tuần, tháng; Tổng hợp, đánh giá kết quả và đề xuất các giải pháp để thực hiện kiểm tra hiệu quả các chuyên đề.

Tăng cường phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an trong công tác chống thất thu; phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi gian lận, trốn thuế, đặc

biệt là hành vi mua bán, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp: từ năm 2014 – 2016, Chi

cục thuế đã chuyển hồ sơ phối hợp đến cơ quan Công an 31 vụ đề nghị xác minh hóa đơn liên quan đến 1.782 số hóa đơn có giá trị tiền hàng là 794 tỷ, thuế GTGT 79,4 tỷ; đề nghị phối hợp điều tra thuế là 17 vụ. Hoạt động SXKD của các doanh nghiệp diễn biến ngày càng đa dạng, phức tạp, qua công tác kiểm tra thuế đã phát hiện được nhiều hành vi vi phạm mới, có tính hệ thống và đang có dấu hiệu ngày càng gia tăng, khó lường và khó kiểm soát. Từ kết quả công tác kiểm tra, Chi cục thuế đã tổng hợp và hệ thống các hành vi vi phạm, một số trường hợp vi phạm cụ thể, điển hình đã được phát hiện và xử lý vi phạm về thuế và có một số trường

hợp phối hợp với cơ quan chức năng để xử lý giải quyết (Báo cáo chuyên đề

2.2.3. Bài học kinh nghiệm cho Thị xã Phú Thọ trong quản lý thuế đối với DNNQD

Từ những kinh nghiệm của một số quốc gia và địa phương cho thấy, để tăng cường việc tuân thủ pháp luật thuế, tăng thu cho NSNN, một số bài học rút ra áp dụng cho Chi cục thuế Thị xã Phú Thọ để công tác quản lý thuế doanh nghiệp ngoài quốc doanh được tốt hơn là:

Một là, tích cực chủ động đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ

biến, định hướng để các doanh nghiệp tự giác chấp hành chính sách, pháp luật về thuế. Khẩn trương cải cách thủ tục hành chính thuế, mở rộng và nâng cao chất lượng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính thuế, nhất là hình thức khai thuế điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là,đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, nhất là công tác kiểm tra hồ sơ

khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế; nghiên cứu tìm ra các biện pháp thích hợp để quản lý, tăng cường quản lý theo nguyên tắc rủi ro.

Ba là, nâng cao các biện pháp nghiệp vụ nhằm quản lý nợ thuế một cách

chặt chẽ, đôn đốc nợ thuế kịp thời, tổ chức thực hiện cưỡng chế nợ có hiệu quả.

Bốn là,tăng cường sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chắc

năng của nhà nước để quản lý sát sao, tăng tính răn đe đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật thuế.

Năm là, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hóa sâu. Đẩy

mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế; đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ góp phần đảm bảo hiệu quả trong giải quyết công việc.

Sáu là, sự đồng bộ của các chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo hàng

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thị xã Phú Thọ được chọn thành lập chính thức là ngày 05 tháng 05

năm 1903trên cơ sở làng Phú Thọ. Thị xã Phú Thọ thuộc vùng trung du và

miền núi phía Bắc, là nơi tiếp giáp giữađồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi, trung du, cách thành phố Việt Trì 25 km, cách sân bay quốc tế nội bài

80 km, cách cảng Hải phòng 190 km, cách thủ đô Hà Nội 100 km, về phía Tây

Bắcvà cách cửa khẩu quốc tế Lào Cai 200 km, cách thành phố Tuyên Quang

55 km, thành phố Yên Bái 50 km ở toạ độ 21024’ vĩ độ bắc và 105014’ kinh độ

đông. Phía Bắc của thị xã giáp huyện Thanh Ba và Phù Ninh, Phía Đông giáp

huyện Phù Ninh và huyện Lâm Thao. Phía Tây giáp huyện Thanh Ba, Phía

Nam giáp sông Hồng và huyện Tam Nông. Với vị trí trung tâm hình học của

tỉnh Phú Thọ, thị xã có những lợi thế giao lưu với các vùng lân cận. Xung

quanh thị xã Phú Thọ đã hình thành các nhà máy, các khu công nghiệp, các cơ quan nghiên cứu tài nguyên, các cơ quan nghiên cứu khoa học, các xí nghiệp quốc phòng, các trường đại học, trung học chuyên nghiệp các trường công

nhân kỹ thuật quân đội, các kho tàng quốc gia tập trung tạo điều kiện thuận lợi

cho thị xã phát triển.

Thị xã Phú Thọ có hệ thống giao thông khá thuận lợi cả về đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và kể cả đường hàng không khi cần. Trên địa bàn thị xã

Phú Thọ có quốc lộ 2, đường sắt Hà Nội - Lào Cai, đường cao tốc Nội Bài – Lào

Cai và đường Hồ Chí Minh đi qua, ngoài ra thị xã còn có nhà ga đường sắt, bến xe ô tô,... cho phép thị xã giao lưu thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Tây Bắc, các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài đường sắt, đường bộ thì tuyến du lịch đường thuỷ cũng có thể mở ra nhiều triển vọng, bởi thị xã Phú Thọ nằm trên tuyến du lịch quốc gia và quốc tế.

Thị xã Phú Thọ nằm trong vùng trung du Bắc Bộ, với địa hìnhbán sơn địa

theo dạng bát úp,nằm trên vùng giáp ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng và

vùng đồi núi thấp. Địa hình của thị xã Phú Thọ cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng. Khí hậu tại đây cũng mang bản sắc của vùng trung du Bắc Bộ, 4 mùa rõ rệt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ thống giao thông tại thị xã Phú Thọ rất phong phúgồm có đường bộ, đường thủy, đường sắt và đường hàng không. Đường bộ có quốc lộ 2 chạy

qua nối Hà Nội với các tỉnh vùng Tây Bắc. Đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai

chạy qua nối trung tâm thị xã với quốc lộ 2 và hàng chục tuyến đường tỉnh lộ,

huyện lộ với tổng chiều dài hàng trăm km. Đường sắt nổi bật với tuyếnHà Nội –

Lào Cai chạy qua với chiều dài 9,4km.Đường thủy trên sông Hồng có chiều dài

qua thị xã hơn 10 km nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao. Thị xã còn có 1 sân bay

quy mô nhỏ do quân đội quản lý, trong quy hoạch có tính đến mở rộng để sử

dụng dân sự khi cần thiết.

Thị xã Phú Thọ nằm trong vùng trung du Bắc Bộ. Với địa hình bán sơn địa, điển hình theo dạng “bát úp”, nằm trên vùng giáp ranh giới giữa Đồng bằng sông Hồng và vùng đồi núi thấp. Địa hình cao dần về phía Bắc và Tây Bắc, thấp dần về phía sông Hồng.

Về điều kiện khí hậu: Thuộc vùng khí hậu Trung Du Bắc Bộ, có nhiều đặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ (Trang 39)