Đánh giá mô hình hoạt động của chi nhánhVPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại thành phố tam điệp, ninh bình (Trang 74 - 90)

Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp (2018) Từ kết quả điều tra cho thấy có phần lớn ý kiến của người dân đến giao dịch tại Chi nhánh VPĐKĐĐ nhận xét hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ ở mức tốt với 83,3% tương ứng với 75 phiếu, còn 15,6% tương ứng với 14 phiếu ý kiến cho rằng trong suốt thời gian thực hiện thủ tục hành chính ở VPĐK đất đai ở mức trung bình và 1,1%cho rằng ở mức yếu.

4.4.3. Đánh giá của cán bộ Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp

4.4.3.1. Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất của Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp

Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố được quan tâm đầu tư đầy đủ: có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photocopy để sao hồ sơ; tuy nhiên diện tích làm việc vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu lưu trữ tài liệu. Chi nhánh VPĐKĐĐ đầu tư trang thiết bị bảo quản để triển khai việc lưu trữ hồ sơ địa chính phục vụ việc khai thác khi thẩm tra hồ sơ và cung cấp thông tin đất đai.

Bảng 4.12. Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất của Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp

STT Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Đáp ứng được yêu cầu 12 87,71

2 Bình thường 2 12,29

3 Không đáp ứng được yêu cầu 0 0

Tổng số phiếu điều tra 14 100

Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp (2018) Kết quả điều tra cho thấy có 87,71% ý kiến cho biết điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác được đầu tư đầy đủ đáp ứng được yêu cầu của công việc, còn lại 12,29% ý kiến cho rằngđiều kiện cơ sở vật chất đáp ứng bình thường yêu cầu của công việc.

4.4.3.2. Đánh giá về sự phối hợp giữa chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp và các cơ quan liên quan

- Về sự phối hợp giữa chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp và cán bộ địa chính phường, 100% ý kiến cán bộ công tác tại chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp đều cho biết: các hoạt động động chuyên môn đều có liên quan, thời gian đảm bảo hoàn thành công việc và sự phối hợp giữa 2 bên liên kết chặt chẽ.

- Về sự phối hợp với phòng TN&MT thành phố Tam Điệp, toàn bộ cán bộ công tác tại chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp đều nhất trí cho rẳng sự phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động chuyên môn, từ đó đã đảm bảo được yêu cầu của công việc.

- Về sự phối hợp của Chi cục thuế trong hoạt động chuyên môn của chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp, toàn bộ cán bộ biên tại chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp nhận thấy thông báo thuế được công khai đúng thời gian quy định.

Theo ý kiến đánh giá của cán bộ tại chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp khi thực hiện các hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ cần đến sự phối hợp của các đơn vị khác các vướng mắc thường phát sinh trong giai đoạn tại chính chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp.

4.4.3.3. Về nhân lực, thời gian làm việc

Từ khi thành lập đến nay số cán bộ, viên chức, lao động hợp đồng làm việc tại chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp là không có sự thay đổi về số

lượng. Với tổng số 14 người đang làm việc tại văn phòng, trong đó có 7 biên chế (bao gồm 3 lãnh đạo) và 07 cán bộ hợp đồng. Trước tình hình khối lượng công việc ngày càng một nhiều do nhu cầu sử dụng đất của người dân tăng cao do vậy việc tồn đọng hồ sơ, chậm trong việc giải quyết hồ sơ là điều khó tránh khỏi, là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp.

Bảng 4.13. Đánh giá về thời gian làm việc

STT Đối tượng

Tổng số phiếu

Thời gian làm việc

8h/ngày 8-10h/ngày >10h/ngày Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ 1 Lãnh đạo 3 0 0 2 66,6 1 33,4 2 Viên chức 4 0 0 2 50 2 50 3 Hợp đồng 7 0 0 4 57,14 3 42,86 Tổng 14 0 0 8 57,14 6 42,86

Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp Theo quy định của luật lao động thời gian làm việc theo quy định của người lao động là không quá 8h/ngày. Tuy nhiên với khối lượng hồ sơ giao dịch hàng ngày tại văn phòng đăng ký đất đai là rất nhiều nên để đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật thì yêu cầu thời gian giải quyết hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật thì yêu cầu thời gian làm việc của cán bộ cũng tăng so với mức yêu cầu trung bình. Tại văn phòng đăng ký cường độ làm việc >8h/ngày diễn ra thường xuyên với 8/14 phiếu đánh giá chiếm 57,14%. Có 6/14 phiếu đánh giá thời gian làm việc tại văn phòng là trên 10h/ngày, chiếm 42,86%.

4.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH VPĐKĐĐ THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP NINH BÌNH THÀNH PHỐ TAM ĐIỆP NINH BÌNH

4.5.1. Những mặt đạt được

- Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, một trong những nội dung đó là thực hiện xử lý công việc tại chi nhánh VPĐKĐĐ. Tuy nhiên, áp dụng cơ chế này như thế nào cho hiệu quả, thực sự tiến bộ lại là một vấn đề cần quan tâm cả trong quy định pháp luật và trong tổ chức thựchiện.

- Ý kiến của người sử dụng đất đã có ít nhất một lần đến giao dịch tại chi nhánh VPĐKĐĐ đều có những nhận xét và đánh giá tích cực về mô hình này. Đa số người dân đến làm thủ tục hành chính đều cảm thấy được lợi ích, sự thuận tiện và những cải thiện rõ ràng mà mô hình “Một cửa” mang lại.

- Năng lực công tác, tính chuyên nghiệp trong giải quyết công việc của đội ngũ cán bộ từng bước được nâng cao, đặc biệt trong việc sử dụng các phần mềm chuyên môn, trong việc nắm bắt và vận dụng các quy định pháp luật, quy trình, quy phạm chuyên ngành...

4.5.2. Những mặt còn tồn tại

4.5.2.1. Chính sách pháp luật đất đai

Trên thực tế hiện nay có quá nhiều văn bản pháp luật trong lĩnh vực đất đai, hơn nữa những văn bản này luôn thay đổi, cơ quan chuyên môn cấp thành phố triển khai đến các xã, phường và đến người dân để hoàn chỉnh hồ sơ tại thời điểm mất một khoảng thời gian khá dài do vậy, khi người dân có nhu cầu thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai thường không nắm vững và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết, do đó phải đi lại nhiều lần. Khi làm xong thì đã có nhiều văn bản áp dụng không còn phù hợp.

Cải cách hành chính có tác động trực tiếp đến đối tượng người sử dụng đất. Thông qua cơ chế một cửa, người dân có điều kiện nhận được sự hướng dẫn, giải thích chu đáo hơn về thủ tục muốn thực hiện. Tuy nhiên do đặc thù của thành phố là địa bàn rộng lớn và nhiều đơn vị hành chính cấp xã mà trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều, một số bộ phận người dân còn gây phiền hà, thiếu hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp GCN.

4.5.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, nguồn nhân lực

Theo quy định của pháp luật, khi đã thành lập VPĐK, các thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả về đăng ký quyền sử dụng đất đang làm theo cơ chế “Một cửa” quy đinh tại Quyết định 181/2003/QĐ-TTg được chuyển giao cho VPĐK thực hiện. Vì vậy, từ sau thời điểm được thành lập, tổ chức đăng ký quyền sử dụng đất ở địa phương phải thực hiện quá nhiều công việc dẫn tới quá tải so với số lượng biên chế hiện có.

Do tổ chức hai cấp và có sáu mảng chức năng nên hoạt động của VPĐK rất phức tạp, trong khi tổ chức và con người lại thiếu, chưa được trang bị kỹ năng xử lý. Chưa có biện pháp tích cực để khắc phục hiện tượng chồng chéo, trùng lặp

trong công việc, thậm chí nhiều công đoạn không đúng quy định. Các tồn tại của quá khứ để lại còn quá lớn chưa thể giải quyết trong thời gian ngắn. Đồng thời, do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của một số đợn vị khác nên VPĐK không chủ động giải quyết nhất điểm các công việc do mình đảm trách theo mô hình một cửa.

Hệ thống dữ liệu về đất đai đặc biệt là dữ liệu về không gian còn chưa đầy đủ, có độ chính xác không cao và chưa được chuẩn hóa một cách trọn vẹn. Trình độ tin học của các cán bộ chuyên môn không đồng đều, năng lực phát triển phần mềm chưa mạnh. Công nghệ số mặc dù được nhắc đến nhiều nhưng chưa được khẳng định trong hệ thống quản lý nhà nước ở nước ta. Do chưa được chuyên môn hóa, thiếu thông tin. Hoặc các thông tin biến động đất đai không được theo dõi, cập nhật thường xuyên hoặc có thông tin nhưng không đầy đủ nên còn nhiều hạn chế khi thực hiện chức năng cung câp thông tin.

Do đội ngũ cán bộ chuyên môn từ cấp xã, phường đến cấp thành phố còn mỏng trong khi phải thực hiện cùng một lúc khối lượng công việc nhiều. Số lao động hợp đồng dài hạn chiếm tỷ lệ lớn nên sự ràng buộc công việc không mang tính ổn định. Việc nhiều, người không đủ, trình độ chuyên môn có phần hạn chế dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết là nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả hoạt động của VPĐK.

4.5.2.3. Tổ chức, cơ chế hoạt động

Do đội ngũ cán bộ chuyên môn từ cấp huyện đến cấp xã, phường còn mỏng trongkhi phải thực hiện cùng một lúc khối lượng công việc nhiều. Hơn nữa cán bộ của VPĐKĐĐ nói chung chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được tập huấn nhiều về chuyên môn nghiệp vụ nên thời gian đầu thực hiện nhiệm vụ còn gặp nhiều khó khăn. Số lao động hợp đồng thời hạn một năm hoặc theo thời vụ chiếm tỷ lệ lớn nên sự ràng buộc công việc không mang tính ổn định. Việc nhiều nơi trình độ cán bộ chuyên môn yếu, cấp trên không tin cấp dưới hồ sơ gần như phải kiểm tra lại từ đầu có phần hạn chế dẫn đến việc tồn đọng hồ sơ, kéo theo sự trì trệ về tiến độ giải quyết.

4.5.2.4. Đối tượng giải quyết

Người sử dụng đất là đối tượng chịu tác động trực tiếp của cải cáchhành chính. Qua mô hình này, người dân nhận được sự hướng dẫn, giải thích tận tình. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai người dân không đều,

một số bộ phận chủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSD đất.

Hơn nữa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đất đai nói chung và các quy định của pháp luật về tổ chức đăng ký QSD đất các cấp ở địa phương nói riêng chưa được coi trọng. Nhận thức của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai về tổ chức này chưa sâu. Dẫn đến tình trạng người dân thực hiện thủ tục hành chính tại VPĐKĐĐ phải bổ sung thông tin nhiều lần, kéo dài thời hạn giải quyết thủ tục hành chính theo quy định của phápluật.

4.5.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thành phố Tam Điệp, Ninh Bình phòng đăng ký đất đai thành phố Tam Điệp, Ninh Bình

4.5.3.1. Giải quyết về chính sách pháp luật

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật có liên quan đến người sử dụng đất. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các hoạt động của mô hình chi nhánh VPĐKĐĐ. Chủ trương cải cách hành chính trong quản lý đất đai của Đảng và nhà nước. Cũng như quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất trong việc đăng ký quyền sử dụng đất. Đồng thời, nâng cao nhận thức, hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai đối với đội ngũ cán bộ, công chức và lao động công tác tại chi nhánh VPĐKĐĐ thông qua việc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại kiến thức pháp luật cho các thành viên.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ này để tìm ra những tồn tại, phát sinh và sớm có hướng giải quyết cụ thể.

Thống nhất nhận thức và quyết tâm hành động một cách nhất quán và triệt để trong việc phân biệt cụ thể giữa hoạt động hành chính công và dịch vụ công với mục tiêu tạo sự thông thoáng trong các hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ.

Tăng cường phối hợp hơn nữa với các cơ quan liên quan trong việc đăng ký, cấp GCN.

Đẩy nhanh công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập và quản lý hồ sơ địa chính tạo hành lang pháp lý quan trọng trong các hoạt động của chi nhánh VPĐKĐĐ. Tập trung giải quyết các trường hợp cấp GCN lần đầu còn tồn đọng để đạt mục tiêu đã đề ra và hạn chế bức xúc của nhân dân, tạo dư luận không tốt đối với đơn vị dịch vụ công. Cập nhật thường xuyên, kịp thời hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính.

4.5.3.2. Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật

Để thực hiện những công việc liên quan đến chi nhánh VPĐKĐĐ một trong những điều không thể thiếu là cơ sở vật chất, trang thiết bị. Đầu tư trang thiết bị phải đảm bảo đáp ứng những phương tiện tối thiểu, bao gồm: thiết bị đo đạc phục vụ thành lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và sổ sách địa chính, thực hiện chuẩn hóa dữ liệu đã có và chuẩn hóa quy trình thu thập, cập nhật thông tin đất đai, xây dựng các công cụ phần mềm, hỗ trợ cho công tác thu thập và cập nhật thông tin đất đai,... Bổ sung cơ sở vật chất như: máy tính, máy in,...

4.5.3.3. Giải pháp về cơ chế phối hợp

Để hệ thống chi nhánh VPĐKĐĐ đất đai được vận hành có hiệu quả hơn trong việc thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành; để việc phối kết hợp giữa chi nhánh VPĐKĐĐ với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương như UBND các cấp, Phòng Tài nguyên và môi trường, chi cục thuế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả và thông suốt trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ chế hoạt động của văn phòng, cần phải thực hiện:

Cơ chế phối hợp và chế tài thực hiện các văn bản pháp luật của Nhà nước giữa Văn phòng đăng ký đất đai với Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND các cấp, cơ quan thuế và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan trong việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn phải đảm bảo nguyên tắc đồng bộ.

Phối hợp, hướng dẫn UBND xã, phường thực hiện các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh VPĐKĐĐ; hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ địa chính xã, thị trấn thực hiện chế độ kiểm tra việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính do cán bộ địa chính xã, thị trấn thực hiện. Cung cấp cho UBND xã, phường các tài liệu, thông tin cần thiết phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ ngành của địa phương.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Thành phố Tam Điệp là thành phố có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế - xã hội; có nhiều biến động trong sử dụng đất đai, là vùng cửa ngõ của Thủ đô. Vì vậy, đòi hỏi Thành phố Tam Điệp phải có một cơ quan dịch vụ công về đất đai mạnh, hoạt động hiệu quả để hỗ trợ giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến quản lý, sử dụng đất đai, đáp ứng yêu cầu giao dịch quyền sử dụng đất, làm lành mạnh thị trường bất động sản và tạo dư luận tốt nhất về việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai trên phạm vi cả nước.

2. Việc sử dụng đất của Thành phố Tam Điệp đã và đang đi đúng hướng theo xu thế CNH - HĐH đất nước giảm dần diện tích đất nông nghiệp, tăng diện tích đất phi nông nghiệp phát triển công nghiệp và dịch vụ. Công tác quản lý đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại thành phố tam điệp, ninh bình (Trang 74 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)