2.3.1 .Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai
2.4. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT
TỈNH NINH BÌNH
2.4.1. Về mô hình tổ chức
Do đặc thù riêng của khu vực đô thị là đất gắn liền với nhà nên không thể tách riêng rẽ công tác đăng ký quyền sử dụng đất với quyền sở hữu nhà.
Là một đơn vị sự nghiệp có thu VPĐKĐĐ Ninh Bình tổ chức hoạt động theo các phòng chuyên môn và 8 phòng chi nhánh: Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Ninh Bình, Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Yên Khánh, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Yên Mô, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Nho Quan, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Gia Viễn, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Kim Sơn, Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Hoa Lư.
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai Ninh Bình có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo phân cấp quản lý cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định của pháp luật.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp tỉnh theo đề nghị của Giám đốc Văn phòng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp thành phố quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp thành phố theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường và Trưởng phòng nội vụ.
Biên chế của Văn phòng sử dụng đất là biên chế sự nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định. Việc quản lý, sử dụng biên chế của Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 112/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2004 của Chính phủ quy định cơ chế quản lý biên chế đối với đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn nghị định này.
2.4.2. Về chức năng nhiệm vụ
tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế và cơ chế tài chính của VPĐK đất đai, tại điều 1 quy định:
+ VPDĐQSDĐ Ninh Bình do UBND tỉnh Quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ.
+ VPDĐQSDĐ Ninh Bình được thành lập ở tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập, có chức năng tổ chức thực hiện đăng ký cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, chỉnh lý biến động về sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng và quản lý hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện theo thông tư 15/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC ngày 04 tháng 4 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức biên chế và cơ chế tài chính của VPĐK đất đai, tại điều 2 quy định:
+ Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của VPĐK đất đai Ninh Bình theo đề nghị của Giám đốc Văn phòng.
+ VPĐK đất đai Ninh Bình có thẩm quyền thực hiện các thủ tục đối với các đối tượng là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
+ VPĐK đất đai Ninh Bình có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật (Quyết định số 11/2015/QĐ-UBND ngày 15/5/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình).
2.4.3. Về cơ chế tài chính
VPĐK đất đai Ninh Bình thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và các văn bản hướng dẫn nguồn kính phí của VPĐK đất đai Ninh Bình do ngân sách nhà nước cấp.
Chuyển nguyên trạng kế hoạch, kinh phí nhà nước cấp và các nguồn tài sản khác, tài sản, trang thiết bị, hồ sơ, tài liệu và thông tin dữ liệu có liên quan (Quyết định 934-QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ngày 13 tháng 7 năm 2016).
2.4.4. Tình hình hoạt động
- Đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất:
Trong những năm qua, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức và cá nhân trên địa bàn toàn tỉnh đạt kết quả tốt, cụ thể như sau:
+ Đối với đất nông nghiệp: Tính đến ngày 01/01/2018 đã cấp được 6.208 giấy chứng nhận QSD đất cho hộ gia đình, cá nhân với diện tích 53.100 ha, chiếm 54,16% tổng diện tích đất nông nghiệp và 428 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức với diện tích 5668.40 ha, chiếm 4,86% tổng diện tích đất nông nghiệp. Công tác dồn điền, đổi thửa đã được quan tâm nhằm khắc phục tình trạng manh mún về ruộng đất, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn được triển khai đồng bộ và đạt kết quả tốt từ 924.486 thửa đất nông nghiệp (bình quân 5,62 thửa/hộ) trước khi dồn điền, đổi thửa giảm xuống còn 421.558 thửa (bình quân 4,2 thửa/hộ), giúp các hộ nông dân thuận tiện trong quá trình đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, phục vụ công cuộc hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
+ Đối với đất lâm nghiệp: Tính đến ngày 01/01/2018 đã cấp được 1526 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, với diện tích 1.358,20 ha, chiếm 7,45% diện tích đất lâm nghiệp và cấp được 20 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, .
+ Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản: Tính đến ngày 01/01/2018 đã cấp được 59.426 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, với diện tích 2.815,26 ha, chiếm 49,19% diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản và cấp được 217 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức với diện tích 179,37 ha, chiếm 3,13% diện tích đất nuôi trồng thuỷ sản.
+ Đối với đất nông nghiệp khác: Tính đến ngày 01/01/2018 đã cấp được 25 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, với diện tích 8,69 ha, chiếm 4,68% diện tích đất nông nghiệp khác và 11 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức với diện tích 7,74 ha, chiếm 4,90% diện tích đất phi nông nghiệp khác.
+ Đất chuyên dùng: Tính đến ngày 01/01/2018 đã cấp được 2102 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, với diện tích 2.989,68 ha, chiếm 18,58% diện tích đất chuyên dùng.
+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Tính đến ngày 01/01/2018 đã cấp được 1.215 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 307,12 ha, chiếm 90,08% diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng.
+ Đất phi nông nghiệp khác: Tính đến ngày 01/01/2018 đã cấp được 04 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, với diện tích 79,28 ha, chiếm 73,26% diện tích đất phi nông nghiệp khác.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. Những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai đã được thực hiện thường xuyên.
- Đăng ký biến động:
+ Đăng ký biến động những trường hợp mua bán chuyển nhượng đất đai các đơn vị thực hiện tương đối tốt do các văn bản pháp quy có đầy đủ (luật Dân sự, luật Công chứng, luật Thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ...). Tuy nhiên quy định về đăng ký biến động bản đồ địa chính thì không có quy định cụ thể của nhà nước như phương pháp cập nhật biến động bản đồ, cách luân chuyển hồ sơ đăng ký biến động, mức thu lệ phí đăng ký biến động,…
+ Việc phối hợp thực hiện chỉnh lý biến động hầu hết chưa được thực hiện, nhiều địa phương tại Ninh Bình hồ sơ địa chính của cấp xã thì đầy đủ và cơ bản được cập nhật biến động nhưng tại cấp thành phố và cấp tỉnh thì lại không được cập nhật, chỉnh lý. Công tác kiềm tra việc cập nhật, chỉnh lý biến động bị buông lỏng dẫn đến tình trạng sau khi đo đạc chỉnh lý biến động, lập hồ sơ địa chính (cả dạng số) xong lại phải lập dự án đo đạc lập hồ sơ địa chính lại (Sở Tài nguyên và Môi trường Ninh Bình).