Kết quả đăng ký biến động giai đoạn 2014-2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại thành phố tam điệp, ninh bình (Trang 64 - 65)

STT Loại hình biến động Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng 1 Chuyển quyền sử dụng đất Chuyển nhượng 139 183 273 519 1114

2 Cho thuê/cho thuê lại 102 134 280 284 800

3 Tặng cho 58 61 92 100 311 4 Góp vốn 25 39 47 92 203 5 Thừa kế 11 28 41 94 174 6 Chuyển mục đích 106 138 250 420 914 7 Tách/hợp thửa 29 35 56 103 223 8 Cấp đổi GCN 293 369 873 1012 2547 Tổng 763 987 1912 2634 6296

Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp (2018) Qua bảng cho thấy, từ năm 2014 – 2017 Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp đã tiếp nhận và giải quyết 6296 hồ sơ liên quan đến đăng ký biến động đất đai trên địa bàn thành phố, trong đó lượng hồ sơ tập trung nhiều nhất vào năm 2017. Loại hình biến động cấp đổi là cao nhất 2547 hồ sơ, loại hình biến động thừa kế là thấp nhất 174 hồ sơ. Do sau khi Tam Điệp lên thành phố thì nhu cầu của người dân tăng cao, kinh doanh BĐS phát triển mạnh mẽ.

Những đặc thù về quản lý và sự biến động sử dụng đất trên địa bàn thành phố đòi hỏi công tác cập nhật và chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất phải đầy đủ để đáp ứng cho yêu cầu quản lý chặt chẽ đất đai trong quá trình đô thị hóa. Do nhiều nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng mà việc chỉnh lý biến động trên hồ sơ địa chính chưa được đồng bộ và đầy đủ, mặc dù tại các mảnh bản đồ địa chính đã biến động trên 40% tuy nhiên việc chỉnh lý lên sổ sách chưa được thực hiện thống nhất, một số xã có sổ mục kê nhưng chưa cập nhật biến động.

4.3.3.3. Công tác lập và quản lý hồ sơ địa chính

Chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp được thành lập từ năm 2016, sau khi thành lập VPĐKĐĐ tiếp nhận toàn bộ hồ sơ địa chính từ Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Tam Điệp. Tuy nhiên, do công tác lưu trữ, quản lý hồ sơ địa chính chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hồ sơ, sổ sách địa chính bị thất lạc, rách nát, mối mọt, đặc biệt là các hồ sơ từ năm 1993 trở về trước. Bản đồ địa chính của các xã, phường được đo vẽ thành lập từ lâu nên bản đồ đã bị cũ, nhàu nát, độ chính xác không cao. Đến nay, một số xã đã tiến hành đo vẽ lại, chỉnh lý bản đồ địa chính nhưng ở bản đồ dạng số chiếm tỷ lệ thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu hiện nay. Trong thời gian từ khi thành lập chi nhánh VPĐKĐĐ thành phố Tam Điệp đến nay, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, hệ thống HSĐC chưa được hoàn thiện và cập nhật biến động đầy đủ. Hệ thống văn bản quy định của việc chỉnh lý hồ sơ địa chính còn chồng chéo, phức tạp, thay đổi nhiều lần. Chính vì vậy việc theo dõi biến động về sử dụng đất gặp nhiều khó khăn do bản đồ địa chính chưa có, hệ thống sổ sách chưa được hoàn thiện.

Sổ theo dõi biến động đất đai ghi đầy đủ các thông tin về người đăng ký biến động, thời điểm, các thông tin về thửa đất và nội dung biến động. Ngoài ra, để quản lý tốt HSĐC, VPĐKĐĐ đã lập các loại sổ theo dõi từng loại hồ sơ cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá hoạt động chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai tại thành phố tam điệp, ninh bình (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)