Biểu đồ kết quả chẩn đoán dương tính giun móc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập phản ứng elisa phát hiện kháng thể chẩn đoán sớm bệnh giun móc ở chó (Trang 56 - 64)

Kết quả thí nghiệm cho thấy có sự chênh lệch rõ ràng giữa kết quả chẩn đoán của phương pháp ELISA và phương pháp phù nổi. Qua chẩn đoán bằng phương pháp ELISA, tỉ lệ dương tính với giun móc chó trong 39 cá thể đạt 69,23%. Đối với phương pháp phù nổi, tỉ lệ dương tính đạt 25,64%. Như vậy, tỉ lệ chẩn đoán mắc bệnh của phương pháp ELISA cao hơn rất nhiều so với phương pháp xét nghiệm phân. Các tác giả O. R. McCoy (1930) và Richard D. Bungiro et al.(2005) đã khẳng định rằng cần ít nhất từ 12 tới 17 ngày sau khi nhiễm ấu trùng mới có thể phát hiện trứng giun móc ở trong phân. Điều này cho thấy trong các trường hợp được chẩn đoán, một số cá thể mới nhiễm giun móc nhưng chưa tới giai đoạn thải trứng ra ngoài cơ thể. Như vậy phương pháp phát hiện trứng có độ nhạy kém hơn so với phương pháp huyết thanh học. Tuy nhiên, phương pháp ELISA chỉ có thể phát hiện kháng thể giun móc, không thể đưa ra kết luận là cá thể đó có bị nhiễm hay không vào thời điểm chẩn đoán vì kháng thể vẫn có thể tồn tại trong cơ thể vật chủ một thời gian sau khi đã khỏi bệnh. Mặc dù vậy,

phương pháp ELISA vẫn có ý nghĩa lớn trong việc hỗ trợ chẩn đoán và trong điều tra dịch tễ học.

Theo nghiên cứu của Richard D. Bungiro, JR. et al., 2005 thì khi tiến hành những nghiên cứu sơ bộ bằng ELISA trong phân có thể cung cấp phương tiện để hỗ trợ chẩn đoán nhiễm giun móc với cường độ thấp mà không thể phát hiện bằng các xét nghiệm phân thông thường, thay vào đó có thể ước tính chính xác hơn về tỷ lệ nhiễm giun móc. Trong một số trường hợp nhiễm trùng thực nghiệm với giun móc A. caninum thì phương pháp ELISA có kết quả dương tính 100% so với các xét nghiệm phân thông thường dựa trên phát hiện trứng trong phân. Ngoài ra, ELISA cũng có khả năng phát hiện nhiễm giun móc trong các giai đoạn trước, trên thực tế phản ứng ELISA cho loài A. caninum đã phát hiện nhiễm giun từ 2 tuần trước khi quan sát thấy trứng, điều này cho thấy phản ứng ELISA có khả năng phát hiện ở giai đoạn những con giun còn chưa phát triển đến dạng trường thành trong ruột (Elsemore et al., 2014)

Trong một nghiên cứu khác của Schad et al., 1982, phản ứng ELISA của loài A. caninum đều phát hiện số người nhiễm bệnh cao hơn so với phương pháp phù nổi thông thường (19 mẫu kháng nguyên dương tính và 13 mẫu dương tính với phương pháp phù nổi). Do đó, việc phát hiện kháng nguyên A. caninum mà không có trứng trong phân có thể được coi là đặc hiệu hơn. Nếu các mẫu dương tính với phương pháp phù nổi tiếp tục được kiểm tra bằng phương pháp ELISA thì rõ ràng có một tập hợp các mẫu dương tính với phương pháp phù nổi nhưng lại âm tính với phương pháp ELISA. Điều này có thể hữu ích trong việc giảm chẩn đoán nhầm căn bệnh.

Trong nhiều trường hợp, vật chủ vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh giun móc chó bất cứ lúc nào từ sự xâm nhập qua da của ấu trùng giun móc hay nuốt phải trứng hoặc ấu trùng giun móc ở giai đoạn gây nhiễm. Do đó, ngay cả khi vật chủ đã thường xuyên được phòng ngừa (sử dụng thuốc tẩy giun định kì) thì những con giun này vẫn có thể có một cơ hội nhỏ để phát triển đến giai đoạn trưởng thành và tiếp tục kí sinh trong ruột. Do đó phải tiến hành kiểm tra phân thường xuyên và có thể sử dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán chính xác căn bệnh để điều trị kịp thời.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

1. Kết quả xét nghiệm 180 mẫu phân thu được tại phòng khám và chăm sóc Thú cưng Gaia bằng phương pháp phù nổi cho thấy có 47 mẫu dương tính với giun móc trên tổng số 180 mẫu kiểm tra (chiếm 26.11%).

2. Thành phần kháng nguyên gun móc chó bằng phương pháp điện di SDS-PAGE phát hiện được 16 dải protein kháng nguyên thân của giun móc chó có khối lượng dao dộng từ 12kDa đến 180kDa. Thẩm tách miễn dịch Western Blot sử dụng màng polyvinylidene Fluoride đối với kháng nguyên thân giun móc xác định được 10 vạch protein có đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với kháng thể có khối lượng phân tử lần lượt là 12, 15, 28, 32, 40, 43, 50, 70, 95, 250kDa, Kháng nguyên chất tiết có 3 vạch protein là 50, 70, 95kDa.

Giá trị ngưỡng của phản ứng ELISA là 0,536. Độ nhạy, độ đặc hiệu của phản ứng lần lượt đạt 85% và 80%.

3. Kết quả của ứng dụng phương pháp ELISA trong việc chẩn đoán giun móc chó cho thấy kết quả dương tính đạt 69,23%.

5.2. KIẾN NGHỊ

- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phương pháp ELISA trong chấn đoán bệnh giun móc chó, sử dụng các nồng độ kháng nguyên và độ pha loãng kháng thể khác để cải tiến thí nghiệm hiện tại.

- Thực hiện phản ứng ELISA trên các cá thể bị nhiễm ấu trùng giun móc thể ngoài da để đánh giá khả năng chẩn đoán.

- Tiến hành gây nhiễm ấu trùng giun móc lên chuột ở cả hai thể nhiễm đường tiêu hóa và ngoài da. Sử dụng phương pháp ELISA để chẩn đoán từ ngày đầu tiên sau khi gây nhiễm để tìm ra khoảng thời gian cơ thể bắt đầu sản sinh ra kháng thể chống lại kháng nguyên giun móc, từ đó giúp tăng cao khả năng chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể.

- Thiết lập phản ứng ELISA tạo kit chẩn đoán bệnh giun móc trên chó và người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Bùi Khánh Linh, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hoàng Yến, Dương Đức Hiếu, Lê Thị Lan Anh, Nguyễn Văn Tú, Công Hà My và Nonaka Nariaka (2018). “Đánh giá thực trạng nhiễm một số loài giun tròn truyền lây từ chó sang người”. Tạp chí bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng. (2). tr.102.

2. Dương Đức Hiếu, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Quang An, Nguyễn Việt Linh, Trần Lê Thu Hằng , Bùi Khánh Linh và Phạm Ngọc Doanh (2016). “Khẳng định sự lưu hành của giun móc chó (Ancylostoma ceylanicum)”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật thú y. XXIII. (4).

3. Đỗ Dương Thái và Trịnh Văn Thịnh (1978). “Công trình nghiên cứu ký sinh trùng ở Việt Nam, tập 2”. NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội.

4. Đỗ Hài (1972). “Vài nhận xét về giun tròn (Nematoda) trên chó săn nuôi ở Việt Nam”. Tạp chí Khoa học & kỹ thuật nông nghiệp.

5. Đỗ Hài (1975). “Quan sát dịch bênh của chó Berger”. Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp. (8).

6. Lê Hữu Khương và Lương Văn Huấn (1998). “Giun móc ký sinh trên đàn chó ở thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí KHKT thú y. V. (4).

7. Ngô Huyền Thúy (1996). “Giun sán đường tiêu hóa của chó ở Hà Nội và một số đặc điểm của giun thực quản Spirocerca lupi”. Luận án phó tiến sỹ Nông nghiệp, Viện thú y quốc gia.

8. Nguyễn Hữu Hưng và Lê Trung Hoàng (2012). “Tình hình nhiễm giun tròn ký sinh ở chó tại thành phố Cần Thơ”. Tạp chí y dược học quân sự số chuyên đề kc.10 năm 2012.

9. Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Văn Đức và Nguyễn Thị Minh (1996). “Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam.”. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Thị Lê, Phạm Văn Đức, Nguyễn Thị Minh và Hà Duy Ngọ (1996). “Giun sán ký sinh ở gia súc Việt Nam”. NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

11. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thanh Hải và Nguyễn Thị Rật (1990). “Bệnh giun móc ở chó Việt Nam”. Công trình nghiên cứu khoa học và kỹ thuật (1990 – 1991). NXB Nông Nghiệp, Hà Nội.

12. Phạm Sỹ Lăng, Lê Thanh Hải và Phạm Thị Rật. (1993). “Một số nhận xét về những loài giun tròn ký sinh ở thú ăn thịt ở vườn thú Thủ Lệ và chó cảnh, Kỹ thuật phòng trị” (Công trình nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật 1990 - 1991). Viện thú y quốc gia.

13. Phạm Văn Khuê, Trần Văn Quyên và Đoàn Văn Phúc (1993). “Nhận xét về giun sán ký sinh của chó ở Hà Nội”. (Công trình nghiên cứu Đại học Nông nghiệp I). NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

14. Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ và Nguyễn Thị Lê (1977). “Giun sán ký sinh ở động vật Việt Nam”. NXB khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

15. Skrjabin, KI. and Petrov, AM. (1963). Nguyên lý môn giun tròn. tập 1, (do Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vịnh dịch). NXB Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

16. Trịnh Văn Thịnh (1963). “Ký sinh trùng Thú y”. NXB Nông thôn, Hà Nội.

17. Trịnh Văn Thịnh (1963). “Những nhận xét đầu tiên về sinh thái học của một số loài ký sinh ở gia súc nước ta”. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp (4). 18. Trịnh Văn Thịnh (1966). “Một số bệnh giun sán của gia súc”. NXB Nông thôn,

Hà Nội.

19. Trịnh Văn Thinh, Phạm Trọng Cưng, Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1982). “Giáo trình Ký sinh trùng học Thú y”. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

20. Trương Văn Hội, Thân Trọng Quang, Thái Phương Dương, Lê Vũ Chương, Lê Trọng Lưu, Phạm Văn Ký, Trần Văn Hương, Nguyễn Văn Hùng, Đỗ Thùy Dung và Nguyễn Hoàng Diệu (2017). “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến nhiễm giun móc/mỏ tại xã Vĩnh Hải, Huyện Ninh Hải, Tỉnh Ninh Thuận năm 2015”. Tạp chí phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng.(2). tr. 98.

21. Võ Thị Hải Lê và Nguyễn Văn Thọ (2011). “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó tại một số địa phương tỉnh Thanh Hóa”. Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thú y. XVIII. (6).

22. Võ Thị Hải Lê. “Tổng quan tình hình nghiên cứu về Ancylostoma caninum của chó ở trong nước và trên thế giới”. TP. Khoa học và HTQT.

23. Nguyễn QD. “Tình hình nhiễm giun ở đàn chó nuôi tại Hà Nội”. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y. XIX. (4).

24. Lê H và Lương V (1998). “Giun móc ký sinh trên chó ở thành phố Hồ Chí Minh”. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú y. V. (4).

25. Dương Đức Hiếu, Bùi Khánh Linh, Nguyễn Việt Linh, Vương Tuấn Phong, Lê Thị Lan Anh, Võ Văn Hải và Sử Thanh Long. “Một số đặc điểm hình thái học phân biệt loài giun móc Ancyclostoma ceylanicum lưu hành trên chó tại Hà Nội quan sát dưới kính hiển vi điện tử quét”. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y. XXIII. (8).

26. Võ Thị Hải Lê. (2009). “Tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó ở một số địa điểm thuộc tỉnh Nghệ An”. Tạp chí Khoa học và Phát triển. 7. (5).

27. http://case.vn/vi-VN/34/96/114/details.case

II. Tài liệu tiếng Anh:

1. Arundel H.J. (2000). “Veterinary anthelmintic”. Pubished by the University of Sydney. 2. Bethony J, Brooker S, Albonico M, Geiger SM, Loukas A, Diemert D., (2006).

“Soil-transmitted helminth infections: ascariasis, trichuriasis, and hookworm”. 3. Bruni A and Passalacqua A., (1954). “Presence of mesomucinase (hyaluronidase)

in Ancylostoma duodenale”. Boll Soc Ital Biol Sper.

4. Dagmawi Paulos, Mekonnen Addis, Abebe Fromsa and Berhanu Mekibib (2012). “Prevalence of gastrointestinal helminthes among dogs and owners perception about zoonotic dog parasites in Hawassa Town, Ethiopia”. Journal of Public Health and Epidemiology.

5. Dinh Ng-Nguyen, Sze Fui Hii, Van-Anh T Nguyen, Trong Van Nguyen, Dien Van Nguyen and Rebecca J Traub (2015). “Re-evaluation of the species of hookworms infecting dogs in Central Vietnam”. Parasite and Vectors.

6. Elliott, D. E., Summers, R. W., and Weinstock, J. V. (2007). “Helminths as governors of immune-mediated inflammation”. Int. J. Parasitol.

7. Haffner, A., Guilavogui, A. Z., Tischendorf, F. W., and Brattig, N. W. (1998). “Onchocerca volvulus: microfilariae secrete elastinolytic and males nonelastinolytic matrix-degrading serine and metalloproteases”.

8. M.A. Taylor, R.L. Coop and R.L. Wall (2016), Veterinary parasitology, Aptara Inc., New Delhi, India.

9. Mohammed AK Mahdy (2012). “Prevalence and zoonotic potential of canine hookworms in Malaysia”.

10. Ngui R, Lim YA, Traub R, Mahmud R, Mistam MS (2012). “Epidemiological and Genetic Data Supporting the Transmission of Ancylostoma ceylanicum among Human and Domestic Animals”.

11. P J Hotez, S Narasimhan, J Haggerty, L Milstone, V Bhopale, G A Schad and F F Richards., (1992). “Hyaluronidase from infective Ancylostoma hookworm larvae and its possible function as a virulence factor in tissue invasion and in cutaneous larva migrans”.

12. Tawin Inpankaew, Fabian Schär, Anders Dalsgaard, Virak Khieu, Wissanuwat Chimnoi, Chamnan Chhoun, Daream Sok, Hanspeter Marti, Sinuon Muth, Peter Odermatt, and Rebecca J. Traub (2014). “High Prevalence of Ancylostoma ceylanicum Hookworm Infections in Humans, Cambodia, 2012”.

13. O. R. McCOY (1931). “The egg production of two physiological strains of the dog hookworm, Ancylostoma caninum”.

14. Loukas A, Hotez PJ, Diemert D, Yazdanbakhsh M, McCarthy JS, Correa-Oliveira R, Croese J, Bethony JM., (2016) “Hookworm infection” .

15. John Croese, Stephen Fairley, Alex Loukas, John Hack, Pam Stronach., (1996) “A distinctive aphthous ileitis linked to Ancylostoma caninum”.

16. David A. Elsemore,1 Jinming Geng, Jennifer Cote, Rita Hanna, Araceli Lucio- Forster, Dwight D. Bowman., (2017) “Enzyme-linked immunosorbent assays for coproantigen detection of Ancylostoma caninum and Toxocara canis in dogs and Toxocara cati in cats”.

17. Alex Loukas, John Croese, Joan Opdebeeck and Paul Prociv., (1992) “Detection of antibodies to secretions of Ancylostoma caninum in human eosinophilic enteritis”. 18. John Croese, Alex Loukas, Joan Opdebeeck and Paul Prociv., (1994) “Occult Enteric

Infection by Ancylostoma caninum: A previously unrecognized zoonosis”.

19. Richard D. Bungiro Jr and Michael Cappello., (2005). “Detection of excretory/ secretory coproantigens in experimental hookworm infection”.

20. Kun-Yan Wei, Qiong Yan, Bo Tang, Shi-Ming Yang, Peng-Bing Zhang, Ming- Ming Deng and Mu-Han Lü., (2017). “Hookworm Infection: A Neglected Cause of Overt Obscure Gastrointestinal Bleeding.

21. Rebecca J. Traub, Ian D. Robertson, Peter Irwin, Norbert Mencke and R.C. Andrew Thompson., (2004). “Application of a species-specific PCR-RFLP to identify Ancylostoma eggs directly from canine faeces”.

22. In-Ho Kwon, Hyung-Su Kim, Jong-Hee Lee, Min-Ho Choi, Jong-Yil Chai, Fukumi Nakamura-Uchiyama, Yukifumi Nawa, and Kwang-Hyun Cho., (2003). “A serologically diagnosed human case of cutaneous larva migrans caused

23. Celia Maxwell, Rabia Hussain, T. B. Nutman, R. W. Poindexter, M. D. Little, G. A. Schad, E. A. Ottesen (1 Jul 1987). “The Clinical and Immunologic Responses of Normal Human Volunteers to Low Dose Hookworm (Necator americanus) Infection”. The American Journal of Tropical Medicine and Hygiene. 37. (1).

24. Jelinek T, Maiwald H, Nothdurft HD, Löscher T. “Cutaneous larva migrans in travelers: synopsis of histories, symptoms, and treatment of 98 patients” The Infectious Diseases of America 1994 December.

25. Van Riet E, Hartgers FC and Yazdanbakhsh M. “Chronic helminth infections induce immunomodulation: consequences and mechanisms.” 2007.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập phản ứng elisa phát hiện kháng thể chẩn đoán sớm bệnh giun móc ở chó (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)