Trứng của giun móc chó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập phản ứng elisa phát hiện kháng thể chẩn đoán sớm bệnh giun móc ở chó (Trang 27 - 29)

Nguồn: Joel Mills/Wikimedia

Chẩn đoán huyết thanh học: Có thể sử dụng các phương pháp như ELISA,

Western Blot,... để chẩn đoán bệnh giun móc chó chính xác hơn do có thể dựa vào sự hình thành kháng thể trong cơ thể ký chủ để phát hiện được rất sớm căn bệnh, ngay từ ngày thứ tư kể từ khi bắt đầu nhiễm giun (Richard D. Bungiro Jr et al., 2005).

2.2.8. Phòng và điều trị Phòng bệnh

Thực hiện vệ sinh phòng bệnh cho chó: Ăn sạch, uống sạch, ở sạch để tránh lây nhiễm ấu trùng giun móc. Chó thả rông, nuôi trong điều kiện ẩm ướt, vệ sinh kém thì tỷ lệ nhiễm giun móc cao từ 85% đến 95%. Ngược lại, nuôi chó trong điều kiện môi trường khô ráo, sạch sẽ thì tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó rất thấp từ 5% đến 10%.

Không thả rông chó và để chó thải phân ra ngoài môi trường tự nhiên để hạn chế phát tán mầm bệnh. Phân chó phải được xử lý bằng phương pháp ủ sinh học hoặc chôn, đốt… nhằm ngăn cản sự phát triển trứng thành ấu trùng gây nhiễm.

Định kỳ kiểm tra phân chó từ 3 đến 5 tháng một lần để phát hiện chó nhiễm giun móc để kịp thời tẩy giun khi chó chưa phát bệnh nặng. Trong điều kiện không kiểm tra phân được thì tẩy dự phòng theo định kỳ 4 tháng một lần (Phan Địch Lân, 2005).

Tẩy trừ định kỳ: Bằng thuốc Mebendazole dùng với liều 100mg/kgP, hiệu quả tẩy trừ giun móc là 93% (Phạm Sỹ Lăng, 1993).

Điều trị

Điều trị giun móc cho chó phải kết hợp với việc tẩy giun và sử dụng thuốc điều trị triệu chứng của chó bệnh một cách toàn diện. Một số nghiên cứu và ứng dụng thuốc tẩy giun móc của chó ở Việt Nam và thế giới đã sử dụng Levamisole ở mức liều 10 mg/kgP, uống hai lần trong 14 ngày có hiệu quả tẩy trừ giun tròn và sán dây ở chó (Arundel, 2000). Lindie B. Hess et al. (2019) nghiên cứu cho thấy sử dụng Moxidectin kết hợp với Pyrantel/Febantel/Praziquantel trong vòng 24h. Nghiên cứu tại Autralia, Arundel (2000) cho thấy: Disophenol ở mức liều 10 mg/kgP cho chó uống, có hiệu quả tẩy trừ cao với Ancylostoma caninumUncinaria stenocephala.

Cũng theo Arundel (2000), Pyrantel ở mức liều 5mg/kgP, có hiệu lực tẩy trừ cao với các sán dây, giun tròn đặc biệt là giun móc. Theo Phạm Sỹ Lăng (1993) xác nhận Mebendazole dùng cho với liều 100mg/kgP, hiệu quả tẩy trừ giun móc là 93%.

2.3. PHẢN ỨNG ELISA 2.3.1. Giới thiệu 2.3.1. Giới thiệu

Enzyme-linked immunosorbent assay, hay còn gọi là ELISA, là kỹ thuật chẩn đoán dựa trên miễn dịch học rất phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực, từ y học, y dược, thú y, sinh học, kiểm định thực phẩm, môi trường… ELISA phổ biến rộng rãi nhờ vào những đặc tính có lợi cho thực nghiệm của nó: dễ thực hiện, tốc độ nhanh, chi phí thấp, dễ sản xuất, an toàn với độ nhạy và độ đặc hiệu chấp nhận được. Tiền thân của ELISA là kỹ thuật miễn dịch học phóng xạ RIA, được phát triển bởi Rosalyn Sussman Yalow và Solomon Aaron Berson (1960). Mặc dù phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, tuy nhiên việc đánh đấu bằng phóng xạ yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp, tốn kém, đồng thời khả năng gây nguy hiểm của phóng xạ đã đưa đến nhu cầu tìm kiếm các phương pháp cải tiến thay thế. Để thay cho việc sử dụng chất đánh dấu phóng xạ, người ta đã sử dụng kỹ thuật liên kết kháng nguyên hoặc kháng thể với một enzyme có khả năng thực hiện một phản ứng nhận biết. Quy trình liên kết enzyme được phát triển bởi Stratis Avrameas và G.B. Pierce. Bên cạnh đó, việc cần phải loại bỏ các kháng nguyên, kháng thể thứ cấp không gắn dẫn tới kỹ thuật cố định các kháng nguyên, kháng thể sơ cấp được công bố bởi Wide và Jerker Porath năm 1966. Năm 1971, hai nhóm nghiên cứu Peter Perlmann và Eva Engvall cùng với Anton Schuurs và Bauke van Weemen đã độc lập công bố các bài báo tổng hợp các kỹ thuật trên thành ELISA.

2.3.2. Nguyên lý

Theo nguyên lý cơ bản của miễn dịch học, mỗi một kháng nguyên có nhiều yếu tố kháng nguyên (epitope), mỗi một epitope có khả năng kết hợp với một kháng thể tương ứng với nó. Hầu hết các kháng nguyên đều có một hoặc vài epitope đặc trưng cho nó, dựa trên đó mà người ta có thể xác định được kháng nguyên. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của kháng nguyên trong cơ thể trong một số trường hợp có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đơn dòng đặc hiệu để chống lại kháng nguyên đó. Thông qua việc xác định kháng thể này người ta cũng có thể gián tiếp xác định kháng nguyên trong cơ thể. Dựa trên cơ sở đó, kỹ thuật ELISA được thiết lập nhằm chẩn đoán sự hiện diện của một kháng nguyên hay kháng thể. Để xác định một yếu tố cần chẩn đoán (kháng nguyên, kháng thể) người ta sử dụng một hoặc nhiều yếu tố phát hiện (kháng thể, kháng nguyên, bổ thể) có phản ứng miễn dịch đặc hiệu với yếu tố cần chẩn đoán. Các yếu tố phát hiện này được đánh dấu bằng enzyme sao cho phản ứng miễn dịch với yếu tố cần chẩn đoán sẽ tạo nên sự thay đổi có thể nhận biết được bằng mắt thường hay thậm chí định lượng được bằng các công cụ so màu khác khi cho cơ chất của enzyme đánh dấu vào.

2.3.3. Phân loại

ELISA trực tiếp

ELISA trực tiếp: Đây là dạng đơn giản nhất của phương pháp ELISA. Trong đó, kháng nguyên cần phát hiện sẽ được gắn trực tiếp lên bề mặt giá thể và sẽ được phát hiện bằng một kháng thể duy nhất (kháng thể này đã được gắn enzyme).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập phản ứng elisa phát hiện kháng thể chẩn đoán sớm bệnh giun móc ở chó (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)