Phản ứng elisa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập phản ứng elisa phát hiện kháng thể chẩn đoán sớm bệnh giun móc ở chó (Trang 28 - 38)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.3. Phản ứng elisa

2.3.1. Giới thiệu

Enzyme-linked immunosorbent assay, hay còn gọi là ELISA, là kỹ thuật chẩn đoán dựa trên miễn dịch học rất phổ biến trong rất nhiều lĩnh vực, từ y học, y dược, thú y, sinh học, kiểm định thực phẩm, môi trường… ELISA phổ biến rộng rãi nhờ vào những đặc tính có lợi cho thực nghiệm của nó: dễ thực hiện, tốc độ nhanh, chi phí thấp, dễ sản xuất, an toàn với độ nhạy và độ đặc hiệu chấp nhận được. Tiền thân của ELISA là kỹ thuật miễn dịch học phóng xạ RIA, được phát triển bởi Rosalyn Sussman Yalow và Solomon Aaron Berson (1960). Mặc dù phương pháp này có độ nhạy và độ đặc hiệu rất cao, tuy nhiên việc đánh đấu bằng phóng xạ yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp, tốn kém, đồng thời khả năng gây nguy hiểm của phóng xạ đã đưa đến nhu cầu tìm kiếm các phương pháp cải tiến thay thế. Để thay cho việc sử dụng chất đánh dấu phóng xạ, người ta đã sử dụng kỹ thuật liên kết kháng nguyên hoặc kháng thể với một enzyme có khả năng thực hiện một phản ứng nhận biết. Quy trình liên kết enzyme được phát triển bởi Stratis Avrameas và G.B. Pierce. Bên cạnh đó, việc cần phải loại bỏ các kháng nguyên, kháng thể thứ cấp không gắn dẫn tới kỹ thuật cố định các kháng nguyên, kháng thể sơ cấp được công bố bởi Wide và Jerker Porath năm 1966. Năm 1971, hai nhóm nghiên cứu Peter Perlmann và Eva Engvall cùng với Anton Schuurs và Bauke van Weemen đã độc lập công bố các bài báo tổng hợp các kỹ thuật trên thành ELISA.

2.3.2. Nguyên lý

Theo nguyên lý cơ bản của miễn dịch học, mỗi một kháng nguyên có nhiều yếu tố kháng nguyên (epitope), mỗi một epitope có khả năng kết hợp với một kháng thể tương ứng với nó. Hầu hết các kháng nguyên đều có một hoặc vài epitope đặc trưng cho nó, dựa trên đó mà người ta có thể xác định được kháng nguyên. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của kháng nguyên trong cơ thể trong một số trường hợp có khả năng kích thích cơ thể tạo ra kháng thể đơn dòng đặc hiệu để chống lại kháng nguyên đó. Thông qua việc xác định kháng thể này người ta cũng có thể gián tiếp xác định kháng nguyên trong cơ thể. Dựa trên cơ sở đó, kỹ thuật ELISA được thiết lập nhằm chẩn đoán sự hiện diện của một kháng nguyên hay kháng thể. Để xác định một yếu tố cần chẩn đoán (kháng nguyên, kháng thể) người ta sử dụng một hoặc nhiều yếu tố phát hiện (kháng thể, kháng nguyên, bổ thể) có phản ứng miễn dịch đặc hiệu với yếu tố cần chẩn đoán. Các yếu tố phát hiện này được đánh dấu bằng enzyme sao cho phản ứng miễn dịch với yếu tố cần chẩn đoán sẽ tạo nên sự thay đổi có thể nhận biết được bằng mắt thường hay thậm chí định lượng được bằng các công cụ so màu khác khi cho cơ chất của enzyme đánh dấu vào.

2.3.3. Phân loại

ELISA trực tiếp

ELISA trực tiếp: Đây là dạng đơn giản nhất của phương pháp ELISA. Trong đó, kháng nguyên cần phát hiện sẽ được gắn trực tiếp lên bề mặt giá thể và sẽ được phát hiện bằng một kháng thể duy nhất (kháng thể này đã được gắn enzyme).

Hình 2.5: Sơ đồ tiến trình thực hiện phản ứng ELISA trực tiếp

- Ưu điểm: đơn giản nhất - Nhược điểm:

+ Độ đặc hiệu bị giới hạn vì thường thì kháng nguyên có ít nhất là 2 epitope (trình diện kháng nguyên) mà phương pháp này chỉ sử dụng 1 kháng thể gắn vào một epitope.

+ Phải đánh dấu cho từng kháng thể chuyên biệt với từng đối tượng.

ELISA gián tiếp

ELISA gián tiếp: Phương pháp này khác ELISA trực tiếp ở chỗ kháng thể bắt kháng nguyên không được gắn enzyme mà nó là mục tiêu gắn đặc hiệu của một kháng thể khác (kháng thể này mới là kháng thể được gắn với enzyme).

Hình 2.6: Sơ đồ tiến trình thực hiện phản ứng ELISA gián tiếp

Nguồn: http://case.vn

Ưu điểm: Kháng thể gắn enzyme có thể sử dụng để đánh dấu cho nhiều loại kháng nguyên nên tiện lợi và kinh tế hơn, dễ dàng thương mại hóa.

Nhược điểm: Độ đặc hiệu của từng kháng huyết thanh là khác nhau.Điều này dẫn đến kết quả khác nhau giữa các thí nghiệm và do đó cần phải thử nghiệm với nhiều kháng huyết thanh khác nhau để kết quả có thể tin tưởng được.

Sandwich ELISA

Đây là một dạng ELISA được sử dụng phổ biến nhất trong thực tiễn do nó cho phản ứng mạnh và nhạy. Được gọi là “sandwich” là do kết quả thí

nghiệm được đánh giá thông qua sự kết hợp của hai loại kháng thể là kháng thể bắt (capture antibodies) và kháng thể phát hiện (detection antibodies). Kỹ thuật này cũng được phân làm hai dạng là Direct sandwich ELISA (DAS- ELISA - Double antibody sandwich) và Indirect sandwich ELISA (TAS-ELISA – Triple antibody sandwich).

DAS-ELISA: đây là quá trình dính thụ động của kháng thể vào pha rắn (đáy giếng). Những kháng thể này sau đó kết hợp với các kháng nguyên được thêm vào. Những kháng nguyên được pha loãng trong blocking buffer nhằm ngăn sự bắt cặp không đặc hiệu của chúng vào đáy giếng. Ở đây, những thành phần của blocking buffer không chứa bất kỳ kháng nguyên nào mà có thể kết hợp với kháng thể bắt. Sau khi ủ và rửa, chỉ còn phức hợp kháng nguyên - kháng thể dính vào pha rắn.

Kháng thể bắt sau đó được thêm vào. Do vậy, đây là sự kết hợp trực tiếp với kháng nguyên đích và kháng thể bắt. Kháng thể thứ hai này có thể giống kháng thể một hoặc khác về nguồn động vật hay loài động vật sản xuất kháng thể. Sau khi ủ, rửa, thêm cơ chất vào và đọc trên máy đo quang phổ. Vì sử dụng một kháng thể gắn kết với enzyme nên hệ thống bị giới hạn về tính chuyên biệt và những thành phần gắn liền với kháng thể chuyên biệt. Điều này giới hạn sự linh hoạt của phương pháp, ví dụ như mỗi kháng thể được sử dụng phải được đánh dấu riêng (cho những kháng nguyên khác nhau). Theo cách này, direct ELISA bị giới hạn về sự chuẩn bị kháng thể. Hệ thống cũng bị giới hạn ở chỗ kháng nguyên phải có ít nhất hai epitope vì cả hai kháng thể bắt và phát hiện đều kết hợp trực tiếp với kháng nguyên.

Kháng thể bắt trên pha rắn và kháng thể phát hiện có thể chống lại những epitope khác nhau trên phức hợp kháng nguyên. Do đó, thuận lợi khi khảo sát sự khác biệt nhỏ giữa những kháng nguyên nếu sử dụng kháng thể phát hiện và kháng thể bắt khác nhau. Việc sử dụng cùng một kháng thể bắt và phát hiện có thể dẫn đến vấn đề khi có giới hạn về vị trí gắn kết sẵn có cho sự phát hiện. Kích thước và mối quan hệ không gian của các epitope trên kháng nguyên đích là rất quan trọng và có thể ảnh hưởng mạnh đến thử nghiệm.

Sandwich ELISA có thể được chia làm hai hệ thống:

Sandwich ELISA trực tiếp

Hình 2.7: Sơ đồ tiến trình thực hiện ELISA Sandwich trực tiếp

- Ưu điểm: Có thể phát hiện sự khác biệt nhỏ giữa các kháng nguyên nếu sử dụng kháng thể bắt và kháng thể phát hiện khác nhau.

Sandwich ELISA gián tiếp

Hình 2.8: Sơ đồ tiến trình thực hiện phản ứng ELISA Sandwich gián tiếp

Chuyên biệt hơn Direct sanwich ELISA do antispecies kháng thể được gắn enzyme không phản ứng với kháng thể bắt kháng nguyên.

Phản ứng ức chế /cạnh tranh

Phản ứng cạnh tranh mang nghĩa là hai chất tham gia phản ứng cùng ái lực bắt cặp với chất thứ ba, trong đó hai chất cạnh tranh phải được đưa vào đồng thời.

Sự khác biệt giữa ức chế và cạnh tranh. Cả hai phản ứng đều có sự tham gia của hai kháng thể phản ứng với kháng nguyên. Nếu một kháng thể được ủ trước phản ứng đó được gọi là ức chế (blocking/ inhibition assays). Phản ứng cạnh tranh mang nghĩa cả hai kháng thể được thêm vào đồng thời với nhau

Direct C-Elisa: Kiểm tra kháng nguyên

Direct C-ELISA kiểm tra kháng nguyên được mô tả ở hình 2.9

Trong hệ thống trực tiếp, lượng kháng nguyên trên bề mặt đĩa và lượng kháng thể gắn enzyme đã được chuẩn độ để tối ưu. Kháng nguyên và kháng thể gắn enzyme được thêm vào đĩa cùng một lúc để tạo ưu thế cạnh tranh.

Nếu kháng nguyên tương tự hoặc cùng như kháng nguyên đã được gắn trên đĩa thì kháng thể gắn enzyme sẽ gắn lên kháng nguyên này. Khi nồng độ của kháng nguyên cạnh tranh cao sẽ ngăn cản bất kỳ sự kết hợp của kháng thể gắn enzyme với kháng nguyên trên bề mặt đĩa (cạnh tranh 100%). Nếu nồng độ kháng nguyên cạnh tranh giảm (ví dụ: pha loãng) sự cạnh tranh sẽ giảm. Như vậy nồng độ kháng nguyên cạnh tranh càng cao thì độ hấp thu màu càng giảm.

Kháng nguyên cạnh tranh có thể được thêm trực tiếp vào đĩa nếu nó được pha loãng trong blocking buffer trước khi thêm kháng thể gắn enzyme.

Mức độ cạnh tranh theo thời gian phụ thuộc vào mối tương quan của nồng độ phân tử cần kiểm tra và kháng nguyên trên bề mặt đĩa (và mức độ tương đồng của kháng nguyên).

Sau khi ủ và rửa, lượng kháng thể được đánh dấu được định lượng sau khi thêm cơ chất. khi không có kháng nguyên trong mẫu kiểm tra hay không có sự tương đồng của kháng nguyên thì không có sự gắn kết với kháng nguyên được đánh dấu và không có sự cạnh tranh với kháng nguyên này. Kết quả là mẫu có chứa kháng nguyên thì sự cạnh tranh làm giảm cường độ màu còn đối chứng âm thì không.

Hình 2.9. Sơ đồ Direct C-ELISA kiểm tra kháng nguyên

Nguồn: http://case.vn

2.4.2. Direct C-Elisa: Kiểm tra kháng thể

Direct C-ELISA kiểm tra kháng thể được mô tả chi tiết ở hình 2.10

Direct C-ELISA kiểm tra kháng thể tương tự với Direct C-ELISA kiểm tra kháng thể. Sự cạnh tranh ở đây là giữa kháng thể trong mẫu và kháng thể được đánh dẫu với các vị trí trên kháng nguyên trên đĩa. Mẫu và kháng thể đánh dấu được trộn với nhau trước khi thêm vào đĩa.

Hình 2.10: Sơ đồ Direct C-ELISA kiểm tra kháng thể

Nguồn: http://case.vn

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy của phản ứng ELISA

- Số lượng kháng thể thứ nhất được gắn vào đáy giếng - Ái lực của kháng thể thứ nhất đối với kháng nguyên - Ái lực của kháng thể thứ hai đối với kháng nguyên

Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả ELISA

- Nếu các đối chứng âm cho kết quả dương tính thì có thể do sự nhiễm từ chất tạo màu hoặc từ kháng thể được đánh dấu hoặc chính các đối chứng bị nhiễm.

- Nếu màu không xuất hiện đối với đối chứng dương hoặc đối với mẫu thì phải kiểm tra lại tất cả hoá chất bao gồm: hạn sử dụng, nồng độ, điều kiện bảo quản

- Nếu màu xuất hiện quá thấp đối với đối chứng dương và cả mẫu kiểm tra thì phải kiểm tra lại kháng thể được gắn enzyme và nồng độ của chất tạo màu.

- Nếu có tạo màu đối với mẫu nhưng không tạo màu với đối chứng dương thì có thể kiểm tra lại nguồn gốc đối chứng, hạn sử dụng và điều kiện bảo quản.

- Khi chạy lại một thử nghiệm trong điều kiện đang gặp sự cố thì chỉ nên thay đổi một yếu tố thí nghiệm.

2.3.4. Phản ứng ELISA trong chẩn đoán giun móc

Mục tiêu trong chẩn đoán các căn bệnh ký sinh trùng là đánh giá xem vật chủ có bị nhiễm ký sinh trùng quan tâm hay không bằng việc sử dụng các phương pháp xét nghiệm phân (soi trực tiếp, phù nổi hoặc sa lắng) để định danh dựa vào các giai đoạn phân chia hình thái của trứng. Các phương pháp xét nghiệm này cho phép phát hiện đồng thời nhiều loại ký sinh trùng khác nhau. Tuy nhiên, đối với các phương pháp này sẽ cho kết quả không đúng trong một số trường hợp như: Mật độ giun móc trong cơ thể quá thấp hoặc là giai đoạn xâm nhiễm sớm nên gây khó khăn trong chẩn đoán bằng các xét nghiệm thông thường này. Do đó, nếu nhiễm giun móc ít, giun thải trứng không liên tục, nhiễm đơn tính loài giun móc hoặc giun trong giai đoạn chưa thành thục về tính và những điều này khiến cho các phương pháp kiểm tra phân trở nên ít nhạy cảm hơn hoặc thậm chí không có khả năng phát hiện ký sinh trùng. Trong các trường hợp này, các phương pháp chẩn đoán dựa vào kháng nguyên, kháng thể được hình thành. Trong các trường hợp nhiễm Ancylostoma spp. có 3 trường hợp có thể sử dụng phương pháp xét nghiệm kháng nguyên để phát hiện sự có mặt của quá trình nhiễm trùng:

- Khi giun móc ở giai đoạn chưa trưởng thành xuất hiện trong ruột do nhiễm mới hoặc qúa trình tái nhiễm từ ấu trùng.

- Trong trường hợp có số lượng giun rất thấp hoặc không có, nhiễm trùng đơn giới tính

- Khi trứng giả có mặt trong phân

Các trường hợp nhiễm giun móc này sẽ được phản ứng ELISA phát hiện trước khi chúng có khả năng phát triển và thải trứng qua phân.

Theo nghiên cứu về chẩn đoán giun móc bằng phương pháp ELISA của Celia Maxwell et al., (1987), một lượng nhỏ ấu trùng giun móc khi xâm nhập vào

cơ thể cũng đã đủ khả năng để làm gia tăng mạnh mẽ sự hoạt động của hệ miễn dịch trong cơ thể vật chủ. Các nghiên cứu về việc áp dụng phương pháp ELISA vào việc chẩn đoán giun móc tiếp tục được thực hiện càng ngày càng phổ biến trên toàn thế giới. Alex Loukas et al.(1992) đã áp dụng phương pháp này để chẩn đoán bệnh giun móc chó, đánh giá tác động của bệnh trong việc gây ra bệnh viêm ruột bạch cầu ái toan vào năm 1992 tại Úc. John Croese et al.(1994) tiếp tục sử dụng phương pháp này để chẩn đoán bệnh giun móc chó.

Vào hơn 15 năm trước tại Hàn Quốc, trường hợp nhiễm ấu trùng lây nhiễm dưới da lần đầu tiên được chẩn đoán bằng ELISA đã được công bố. Một cậu bé sau khi từ Cam-pu-chia về đã có những triệu chứng nổi vệt đỏ dưới da ngứa ngáy, kết quả chẩn đoán bằng phương pháp ELISA cho thấy sự tăng kháng thể đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thiết lập phản ứng elisa phát hiện kháng thể chẩn đoán sớm bệnh giun móc ở chó (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)