Mục đích của việc học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Mục đích của việc học tập

Học đại học là một trong những mục tiêu lớn của đại đa số các em học sinh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Trải qua một quá trình học tập vất vả, nhiều kỳ thi khác nhau cũng là để một lúc nà đó được trở thành sinh viên của ngôi trường mà mình mong ước. Tuy nhiên, khi đã đặt chân và cánh cửa của trường đại học, mỗi người có một mục đích học tập khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành một cuộc khả sát về mục đích của việc học đại học với 400 sinh viên đang học năm đầu và năm cuối của hai trường đại học: Đại học Khoa học Tự nhiên và Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Kết quả cuộc khả sát thu được như sau:

Bảng 2. 1: Mục đích học đại học của sinh viên

Mục đích của việc học đại học Số ngƣời trả lời Số %

- Muốn khẳng định mình 84 21,0

- Học tập để có tri thức 120 30,0

- Xu hướng chung của xã hội 47 11,8

- Mong muốn của cha mẹ 54 13,5

- Để thành đạt 89 22,2

- Ý kiến khác 6 1,5

Tổng 400 100,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Như vậy, có thể thấy rằng, hầu hết các sinh viên đều có định hướng rõ ràng trong việc học đại học của mình. Học tập để có tri thức là câu trả lời được các bạn sinh viên lựa chọn nhiều nhất: 120 người chiếm 30% trong tổng số 400 sinh viên. Đây là một tín hiệu đáng mừng khi những người trẻ tuổi biết định hướng rõ ràng và có tinh thần cầu tiến, muốn được tìm hiểu và khám phá những tri thức mới. Bên cạnh đó, học tập để thành đạt chiếm 22,2%, để khẳng định mình là người có địa vị, có ích trong xã hội chiếm 21,0% cũng là hai mục đích chiếm vị trí cao trong các mục đích học đại học của các bạn sinh viên. Đó là những mục đích chính đáng của

mỗi người bởi có thành đạt, có địa vị thì con người mới được xã hội coi trọng. Học tập theo mong muốn của cha mẹ cũng là một trong những nguyên nhân khiến các bạn sinh viên lựa chọn học đại học chiếm 13,5% trong tổng số 100,0%. Đây cũng không phải là điều quá bất ngờ bởi khi còn là những học sinh ngồi trên ghế nhà trường phổ thông trung học, thiếu những kinh nghiệm xã hội, thiếu thông tin đặc biệt là các em ở vùng nông thôn thì vai trò của cha mẹ rất quan trọng trong việc xác định vấn đề học đại học của con em mình. Đối với những bậc cha mẹ đó, cho con mình đi học với mong muốn thát khỏi cuộc sống vất vả ở nông thôn, muốn cuộc đời của con mình được sung sướng hơn cuộc đời của mình.

Trong xã hội hiện nay, học đại học không phải là một vấn đề mới mẻ và xa lạ so với mỗi người. Tốt nghiệp phổ thông trung học, học sinh lại đặt chân và cánh cửa của các trường Đại học, cao đẳng dường như đã trở thành một điều tất yếu xảy ra. Mặt khác, yêu cầu của công việc mang tính tri thức đòi hỏi con người phải tốt nghiệp trong một môi trường đào tạo bài bản, đã khiến cho việc học đại học chính là việc đánh giá năng lực của mỗi người, bất kể người đó học ngành gì, trường nào. Chính vì vậy, học tập theo xu hướng chung của xã hội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc đi học đại học của các bạn sinh viên hiện nay.

Mục đích vào đại học có sự khác nhau giữa nam và nữ. Kết quả nghiên cứu thu được tỷ lệ nam sinh viên vào đạo học để khẳng định bản thân cao hơn so với nữ giới, tương ứng nữ 40,5% và nam là 59,5%.

Bảng 2. 2: Tƣơng quan gi a nam và n trong mục đích vào đại học

Giới tính Mục đích vào đại học

Khẳng định bản thân Có tri thức Xu hướng xã hội Mong muốn giáo dục Thành đạt Nữ 40,5 58,3 100 90,7 0,0 Nam 59,5 41,7 0,0 9,3 100

Ngoài ra, các mục đích khác của nam và nữ cũng có sự khác nhau rõ rệt. Nếu như vào đại học của nam giới là do mong muốn thành đạt chiếm 100% thì của nữ giới vào đại học chủ yếu là do “xu hướng xã hội” và “mong muốn của cha mẹ”. Điều này có thể giải thích được theo yếu tố tâm lý giới tình. Nam giới mang cá tính mạnh hơn, mong muốn khẳng định bản thân nhiều hơn so với nữ giới. Nữ giới lại có xu hướng nhẹ nhàng và nghe theo lời khuyên của gia đình, theo xu hướng chung của xã hội nhiều hơn. Nữ giới vào đại học chủ yếu là theo “xu hướng xã hội” chiếm 100,0% Mong muốn có tri thức chiếm 58,3% và đặc biệt yếu tố liên quan đến “thành đạt” thì chỉ có nam giới lựa chọn.

Theo kết quả của nghiên cứu có thể thấy rằng: có sự khác biệt về mục đích vào đại học của Nam giới và nữ giới. Nam giới có xu hướng thể hiện cá tính và bản thân nhiều hơn, thích khẳng định khả năng của bản thân với gia đình, với mọi người xung quanh.

Biểu đồ 2. 1: Tƣơng quan gi a nam và n về mục đích vào đại học

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Cùng với đó nữ quan niệm của nữ giới cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố: quan niệm, trong bài viết “suy nghĩ về vai trò của phụ nữ trong giáo dục và đào tạo” của Lê Thị Kim Yến, Trường ĐH Kinh tế Công nghiệp Long An. Hiện nay chưa

phải đã hết những định kiến, nghi ngại, thậm chí là kỳ thị đối với phụ nữ, song nhìn toàn diện đều có sự thống nhất về nhận xét đối với người phụ nữ Việt Nam, đã có vai trò to lớn đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế và xã hội: Tỷ lệ nữ tham gia lực lượng lao động xã hội chiếm đến 78,2% so với nam giới là 86%. Có nhiều lĩnh vực trước đây chỉ dành riêng cho nam giới như nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, các ngành công nghệ mới thì ngày nay không còn là lĩnh vực nào mà người phụ nữ không có mặt. Phụ nữ đã và đang tham gia một cách tích cực vào đời sống xã hội trên những phương diện khác nhau. Tỷ lệ đại biểu quốc hội nữ đã tăng từ 3% trong nhiệm kỳ đầu lên gần xấp xỉ 26% trong nhiệm kỳ 12. Mặc dù vậy, khoảng cách về giới trong hoạt động xã hội hiện còn lớn, tỷ lệ nữ có học hàm, học vị chưa cao. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên sự bất bình đẳng trong xã hội.Trong xu thế hội nhập và phát triển, phụ nữ tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò to lớn của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Một khi nền kinh tế càng phát triển thì phụ nữ càng có nhiều cơ hội tham gia vào quá trình biến đổi cách mạng và sâu sắc, tạo điều kiện để phụ nữ tham gia vào quá trình biến đổi đó. Nhìn chung, vai trò của người phụ nữ ở phần lớn các nước trên thế giới và ở nước ta trong những thế kỷ qua đã có những thay đổi đáng kể. Phụ nữ đã có mặt trong nhiều lĩnh vực, ngoài phạm vi gia đình và nghề nghiệp, mặc dù sự tham gia đó còn khiêm tốn và thiếu đồng bộ. Không chỉ với vai trò là một công dân, người phụ nữ còn làm tốt vai trò người vợ, người mẹ, người con trong gia đình, có trách nhiệm lớn lao trong chia sẻ trách nhiệm và giữ gìn giá trị truyền thống văn hóa, bản sắc của mỗi một dân tộc.

Trong điều kiện đời sống còn gặp nhiều khó khăn, cùng những tác động phản diện của nền kinh tế thị trường, phụ nữ đã thể hiện tình thương và trách nhiệm, lòng nhân ái, đức hy sinh, kết hợp với sự hiểu biết, ứng xử khéo léo trong các mối quan hệ gia đình, họ tộc, trọn đạo hiếu thảo, là điểm tựa vững chắc cho chồng con công thành danh toại, trong đó có việc nuôi dạy con cái. Họ chính là những người phụ nữ có đầy đủ đức tính tốt đẹp, xứng đáng với sự đánh giá: “Phúc đức tại mẫu, nhân hiền tại mẫu”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)