Các phẩm chất quan trọng trong gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 58)

Stt Các phẩm chất trong gia đình Số ngƣời lựa chọn Số %

1 Kính trên nhường dưới 398 99,5

2 Trách nhiệm 392 98,0 3 Tôn trọng lẫn nhau 374 93,5 4 Thờ cúng tổ tiên 372 93,0 5 Hạnh phúc 319 79,8 6 Bao dung 314 78,5 7 Bảo vệ lẫn nhau 302 75,5 8 Bình đẳng 300 75,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Trách nhiệm là yếu tố quan trọng thứ hai được lựa chọn 98,0%. Có trách nhiệm, những thành viên trong gia đình mới gắn kết, cùng nhau xây dựng gia đình theo những mục đích chung. Điều này khi chúng tôi so sánh tương quan giới tính, tương quan ngành học đều không có sự cách biệt đáng kể.

Tôn trọng lẫn nhau và thờ cúng tổ tiên là hai giá trị có lượt lựa chọn tương đương nhau 93,5% và 93,0%. Điều này một lần nữa cho thấy, dù ở xã hội hiện đại thì những giá trị truyền thống của gia đình như tôn trọng, uống nước nhớ nguồn, nhớ về công ơn của những đấng sinh thành... vẫn không hề bị mất đi. Điều này không có sự khác biệt giữa sinh viên trường Tự nhiên và sinh viên trường Nhân văn. Hầu hết các em đều coi trọng các giá trị này và cho nó là điều cần thiết trong cuộc sống gia đình mình.

Các phẩm chất khác như “hạnh phúc”, “bao dung”, “bình đẳng” và “bảo vệ lẫn nhau” cũng được đa số các sinh viên lựa chọn những phẩm chất này đều được đại đa số sinh viên đồng ý – từ 75,0% số người lựa chọn trở lên. Điều này cho thấy, để giữ gìn hạnh phúc gia đình, cần tổng hợp nhiều yếu tố và những phẩm chất cần thiết.

2.4. Định hƣớng giá trị của sinh viên trong đạ đức, cách ứng xử với gia đình, cộng đồng

2.4.1. Định hướng giá trị cuộc sống của sinh viên.

Như vậy, sinh viên hiện nay đều có những mục đích phấn đấu nhất định trong cuộc sống của mình. Họ phấn đấu để được giàu có là lựa chọn được các bạn sinh viên trả lời nhiều nhất 28,1%. Giàu có để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp và đầy đủ cho bản thân và gia đình mình là một nguyện vọng chính đáng. Phấn đấu để làm việc theo sở thích xếp thứ hai trong lựa chọn của các bạn sinh viên 26,4%. Hai giá trị này nhận được sự lựa chọn gần như tương đương nhau của các bạn sinh viên. Điều đó cho thấy, việc phấn đấu cho bản thân và gia đình là điều mà đa số các sinh viên lựa chọn.

Biểu đồ 2. 7: Mục đích phấn đấu trong cuộc sống của các bạn sinh viên

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Phấn đấu để có địa vị xã hội chiếm 25,0%, phấn đấu để phục vụ xã hội được hiểu là làm những công việc có ích cho cộng đồng được 18,0% các bạn sinh viên lựa chọn. Một số ý kiến cho rằng, họ phấn đấu để khẳng định mình là người có ích cho xã hội, để được thể hiện bản thân... Xét trong một phạm vi ý nghĩa, những lý do này đã được bao hàm trong những lý do mà chúng tôi đưa ra, tuy nhiên, nó đã được cụ thể hơn. Để đảm bảo tính khách quan trong các câu trả lời, chúng tôi vẫn tách ra thành một lý do riêng và đưa và phần “ý kiến khác” chiếm 2,5%.

28,1% 25,0% 26,4% 18,0% 2,5% Để được giàu có Có địa vị trong xã hội Làm việc theo sở thích Để phục vụ xã hội Khác

Bảng 2. 12: Nh ng yếu tố quan trọng nhất với cuộc sống theo đánh giá của sinh viên

Stt Các yếu tố quan trọng nhất % chung SV năm 1 SV năm 4

1 Việc làm và nghề nghiệp 83,8 79,2 88,4

2 Sức khỏe 82,3 81,0 83,6

3 Danh dự và nhân phẩm 81,3 83,7 78,9 4 Nghị lực trong cuộc sống 79,5 77,9 81,1 5 Lý tưởng và hoài bão 75,5 71,0 80,0

6 Quyền tự do cá nhân 71,7 74,8 68,6

7 Học vấn 67,8 66,6 69,0

8 Lòng nhân ái 65,3 67,2 63,4

9 Quan hệ xã hội 62,7 57,7 67,7

10 Tình đoàn kết cộng đồng 59,8 56,2 63,4 11 Giàu sang, danh vọng 48,3 54,4 42,2

12 Sống công bằng 34,5 37,0 32,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Hai yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất với mỗi sinh viên là “việc làm và nghề nghiệp” 83,8% số người lựa chọn và sức khỏe chiếm 83,0%. Xét về tương quan năm học, ở cả hai yếu tố này, sinh viên năm cuối đều đánh giá cao hơn sinh viên năm đầu 88,9% s với 79,2% và 83,6% so với 81%. Có thể thấy rằng, hầu hết sinh viên đều ý thức được rằng, ngài việc nâng cao kiến thức, học tập để sau này mình có được một việc làm và nghề nghiệp ổn định nhằm nuôi sống bản thân và gia đình mình. Không có việc làm và nghề nghiệp, con người sẽ trở thành vô dụng, dễ sa ngã và các tệ nạn xã hội “nhàn cư, vi bất thiện”. Sinh viên năm thứ tư lựa chọn hai yếu tố này nhiều hơn, có lẽ bởi họ đang trong giai đạn chuyển mình, chuẩn bị những hành trang để bước và cuộc sống mưu sinh nên họ ý thức được điều này cao hơn sinh viên năm nhất.

“Danh dự và nhân phẩm” là yếu tố quan trọng thứ ba trong cuộc sống của mỗi người 81,3% sinh viên lựa chọn. Sinh viên năm đầu coi trọng yếu tố này hơn so

với sinh viên năm cuối 83,7% so với 78,9%. Nghị lực trong cuộc sống cũng nhận được sự đánh giá cao của các bạn sinh viên 79,5%.

“Lý tưởng, hoài bão” và “quyền tự do cá nhân” là các yếu tố tiếp theo được những người trả lời đánh giá quan trọng. Có thể thấy, sinh viên hiện nay coi trọng và ý thức được giá trị bản thân mình.

Hai yếu tố “Giàu sang, danh vọng” và “sống công bằng” nhận được ít sự đồng thuận của những người được hỏi nhất. Điều này có vẻ phi lý, khi mục đích phấn đấu của sinh viên là để được giàu có và có địa vị trong xã hội nhưng giàu sang, danh vọng lại không phải là giá trị được họ coi trọng nhất. Lý giải điều này, một số sinh viên trả lời rằng:

“Em phấn đấu để được giàu có và có địa vị trong xã hội. Tuy nhiên, đó không phải là mục đích sống duy nhất của em. Giàu có, và danh vọng chỉ là những giá trị bề nổi, hơn hết, em muốn sống một cuộc sống vui vẻ, tràn ngập tình yêu thương với gia đình và mọi người xung quanh” (Nam, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên).

“Tiền tài, địa vị chỉ là những phương tiện để đạt được cuộc sống hạnh phúc, chứ nó không phải là giá trị sống thực sự. Em không phủ nhận vai trò của những yếu tố này trong việc tạ nên hạnh phúc gia đình. Tuy nhiên, điều mà em hướng tới chính là giá trị thật sự của cuộc sống mà có khi tiền tài, địa vị cũng không mua được. Đó chính là sức khỏe, niềm vui và tình yêu” (Nữ, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Có thể thấy, mỗi người đều có những đánh giá của riêng mình về những giá trị tạo nên cuộc sống mà mình mong ước. Trên cơ sở đó, họ sẽ xác định cho mình những giá trị quan trọng nhất để phấn đấu, định hướng những hành động và cách ứng xử phù hợp để hàn thiện bản thân, rèn luyện những phẩm chất quan trọng để trở thành một người hoàn thiện. Cho dù, giá trị đó là gì, như thế nào thì nó vẫn phù hợp với những quy tắc, chuẩn mực và giá trị truyền thống của người Việt Nam.

Bảng 2. 13: Các phẩm chất quan trọng với mỗi cá nhân trong xã hội hiện đại Stt Số % Các phẩm chất STT Số % Stt Số % Các phẩm chất STT Số %

1 87,0 Tự tin Khiêm tốn 9 69,4

2 85,2 Tự lập Tự kiềm chế 10 67,0

3 83,7 Kiên trì Dũng cảm 11 52,3

4 81,0 Trung thực Yêu nước 12 51,2

5 79,8 Lạc quan Chia sẻ 13 49,7

6 75,3 Tự trọng Tự ti 14 1,4

7 75,1 Khả năng làm việc nhóm Tự ái 15 1,2

8 71,8 Có trách nhiệm Tự mãn 16 0,0

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Như vậy, để tồn tại và phát triển trong một xã hội hiện đại, thế hệ trẻ ngày này cần rèn luyện cho mình những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống. Hầu hết, những người được hỏi đều xác định: “Sự tự tin” là yếu tố quan trọng hàng đầu trong những phẩm chất ấy chiếm 87,0%. Tự tin là tin và bản thân mình, sẵn sàng vượt lên trên khó khăn, thử thách. Có sự tự tin, con người dám nghĩ, dám làm, dám tin và khả năng thành công của mình. Bên cạnh đó, để đạt được thành công, con người cần phải có sự “tự lập” và đức tính “kiên trì”. Đó chính là lý do vì sao hai phẩm chất này được đa số các bạn sinh viên lựa chọn và xếp vị trí thứ hai và thứ ba trong bảng những phẩm chất cần thiết trong cuộc sống hiện đại lần lượt là 85,2%và 83,7%. “Trung thực” với chính mình, với những người xung quanh và “lạc quan” tin tưởng và tương lai, và bản thân là những phẩm chất mà mỗi một sinh viên, một cá nhân trong xã hội hiện đại cần phải hướng tới.

“Tự trọng” là coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình, là một trong những yếu tố nền tảng quan trọng nhất để làm nên giá trị của một con người chân chính, là giá trị đảm bảo cho tất cả các giá trị của nhân cách mỗi con người. Chính vì vậy, 75,3% những người được hỏi đánh giá tầm quan trọng của yếu tố này với mỗi con người, với chính mình. “Khả năng làm việc nhóm”, tinh thần làm việc “có trách nhiệm” và “khiêm tốn” là một trong những yêu cầu cơ bản của nhà tuyển dụng với nguồn nhân lực trẻ của mình. Đây cũng chính là lý do tại sao, sinh viên hiện nay đang tích cực rèn luyện cho mình những phẩm chất đó ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Bên cạnh đó, mỗi người cần phải biết phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp được truyền từ đời này sang đời khác của dân tộc ta, đó chính là “lòng dũng cảm”, “tinh thần yêu nước” và sự “chia sẻ”, giúp đỡ lẫn nhau. Những người được hỏi xác định rằng: “Dù trong thời chiến hay thời bình, những phẩm chất này vẫn vô cùng quan trọng bởi nó chính là tinh thần, là vũ khí để xây dựng và bả vệ, đất nước” (Nữ, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

“Tự ti”, “tự ái” và “tự mãn” là những điều mà một con người trong xã hội hiện đại không nên có. Những tính cách đó sẽ kìm hãm sự phát triển năng lực cá nhân, sự hòa nhập xã hội của mỗi người. Có như vậy, con người mới trở nên hoàn thiện hơn và trở thành người có ích cho xã hội.

2.4.2. Thái độ đối với cộng đồng, cuộc sống xung quanh mình

Cuộc sống của con người là sự dung hòa và cân bằng của nhiều yếu tố. Thông qua cách ứng xử của mỗi người với những sự việc, với người xung quanh, chúng ta có thể phần nào đánh giá được tính cách, bản chất của con người đó. Qua câu trả lời của những sinh viên được hỏi về những vấn đề xảy ra trong cuộc sống của họ, chúng tôi có thể phần nà đánh giá được những thay đổi trong nhận thức, trong thái độ và hành vi của sinh viên ngày nay.

Biểu đồ 2. 8: Hành động của sinh viên khi gặp ngƣời bị nạn trên đƣờng

29,0%

20,0% 39,0%

4,0%

8,0%

Cứu giúp ngay

Hỏi thăm

Giúp đỡ khi được yêu cầu

Phớt lờ, thờ ơ

Khi gặp người bị nạn trên đường có 29,0% số sinh viên trả lời rằng, họ sẽ không ngần ngại mà giúp đỡ ngay, 20,0% số người được hỏi sẽ hỏi thăm và giúp đỡ

khi được yêu cầu chiếm tỷ lệ nhiều nhất 39,0%.

“Nhiều lúc thấy người bị tai nạn trên đường, em cũng muốn giúp đỡ họ ngay. Nhưng nói thật em không biết làm thế nào cả. Với những người bị nạn còn tỉnh táo, ý thức được em có thể hỏi xem họ ở đâu, muốn làm gì rồi mình làm cho họ. Còn với những người bất tỉnh thì em phải chờ người có kiến thức về sơ cấp cứu giúp trước, sau đó quan sát xem họ cần những gì rồi giúp chứ không dám động và người bị nạn ngay. Em sợ em làm không đúng, có khi lại hại người ta đó” (Nữ, sinh viên trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

“Tùy từng trường hợp mà em sẽ xem xét phải xử lý như thế nà. Với những người bị lạc đường thì em có thể chỉ đường, thậm chí dẫn và đồn công an gần nhất để nhờ người giúp đỡ. Còn với những người bị tai nạn thì em sẽ hỏi xem họ có cần giúp đỡ gì? Với những trường hợp bị nhẹ thì em sẽ đi ngay để tránh gây ách tắc gia thông” (Nam, sinh viên trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn).

Tuy nhiên, trong số đó có 4,0% số người trả lời rằng họ sẽ thờ ơ, phớt lờ. Lý giải cho hành động đó, họ trả lời rằng:

Không phải là em không muốn giúp đỡ những người bị nạn. Có những lần, em còn đưa người ta và tận bệnh viện, trả tiền taxi và tiền viện phí ban đầu nhưng khi người nhà họ đến, tưởng em là người gây tai nạn rồi hôi của, nên báo công an. Hôm đó em bị tra hỏi cả ngày, phải bỏ mất buổi học, đến khi người bị nạn tỉnh lại, em mới được về nhà. Từ lần đó, em không muốn giúp đỡ người khác nữa” (Nam, sinh viên trường Khoa học xã hội và Nhân văn).

“Em thấy mình có giúp cũng chẳng biết giúp được gì, có khi còn làm vướng chân, vướng tay người ta ra. Khi gặp người bị nạn, em thấy có người giúp rồi thì em không giúp nữa. Nói thật, em chỉ cần nhìn thấy máu là có thể ngất ngay” (Nữ, sinh viên trường Khoa học Tự nhiên).

Như vậy, đa số các sinh viên đều có những hành động giúp đỡ khi gặp người bị nạn trên đường. Điều đó chứng tỏ lòng nhân ái và tình yêu thương con người, sẵn

sàng giúp đỡ khi người khác cần. Tuy nhiên, cũng tùy và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà họ có những hành động phù hợp. Đôi khi, hành động đó đơn giản chỉ là sự quan tâm, chia sẻ và đồng cảm với người bị nạn. Điều đó thể hiện sự nhạy bén, linh hoạt trong cách ứng xử của sinh viên hiện nay. Thông qua cách ứng xử của họ, chúng tôi khẳng định rằng: Sinh viên ngày nay đã có những hành động thể hiện sự có học thức của bản thân, xứng đáng là thế hệ trẻ tương lai của đất nước.

Biểu đồ 2. 9: Thái độ của sinh viên khi làm sai

57,6% 38,4%

2,1% 1,9%

Ân hận, xấu hổ Hơi ngượng ngùng Xem như không có gì Ý kiến khác

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Tính cách của con người không chỉ được biểu hiện qua những hành động tốt đẹp, nhân văn mà đôi khi, qua những hành động lầm lỗi, chúng ta cũng có thể đánh giá được con người đó. Khi được hỏi về thái độ của sinh viên khi nói sai hặc làm sai điều gì đó trước mặt mọi người.

Để kiểm chứng những điều đó, chúng tôi đưa ra một hành động sai phạm cụ thể mà sinh viên thường mắc phải, đó chính là hành động gian lận trong thi cử. Kết quả thu được như sau:

Biểu đồ 2. 10: Hành động của sinh viên sau khi bị phát hiện gian lận trong thi cử 78,0% 14,5% 4,6% 2,9% 76,2% 16,0% 3,0% 4,8% 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Nhận lỗi và chịu kỷ luật Im lặng Biện hộ để

thoát tội Ý kiến khác

Sinh viên Nhân văn Sinh viên Tự nhiên

(Nguồn: Dữ liệu khảo sát về định hướng của sinh viên, 2014)

Như vậy, “ân hận, xấu hổ” là biểu hiện chiếm tỷ lệ cao nhất trong những hành động của sinh viên chiếm 57,6%. Đi kèm với nó là cảm giác ngượng ngùng chiếm 38,4%. Đây chính là hành động, tâm lý phổ biến của mỗi người trong chúng ta khi mắc sai lầm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, một bộ phận sinh viên cho rằng, mắc sai lầm là điều bình thường và xem đó như không có chuyện gì chiếm 2,1%. Điều này, có thể chấp nhận được nếu đó là những hành động nhỏ, không gây hậu quả nghiêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) định hướng giá trị của sinh viên hiện nay (nghiên cứu tại trường đại học khoa học xã hội và nhân văn và trường đại học khoa học tự nhiên, hà nội) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)